Mành tre Làng Cuông - Nét văn hóa làng quê
Tre là nguyên liệu của không ít các đồ dùng trong sinh hoạt của người dân Việt Nam nói chung và đặc biệt là với người dân nông thôn nói riêng, từ các đồ dùng trong nhà như: Đũa, chõng, ghế, thúng, mủng, nong, nia…đến các đồ dùng cho công việc đồng áng như: Cán cuốc, răng bừa, sọt, …
Mỗi chiếc mành tre là sự kết tinh mồ hôi, công sức, tinh thần hăng say lao động của người dân.
Theo các bậc cao niên ở làng Cuông, nghề làm mành tre xuất hiện ở đây từ năm nào thì không ai còn nhớ. Tuy nhiên, nó cũng đã có tuổi đời hàng trăm năm và gắn liền với câu ca “Mành Cuông, chiếu Hới”.
Những năm 80 của thế kỷ trước chính là “thời kỳ huy hoàng” vì cả làng làm nghề và không khí lao động lúc nào cũng đông vui, náo nhiệt. Từ trẻ nhỏ tới người già không ai là không biết nghề. Thậm chí, người dân ở các thôn lân cận cũng tìm đến để học hỏi.
Đã có thời điểm, mành làng Cuông làm ra đến đâu bán hết đến đó. Sau này, với sự tiến bộ của xã hội, chiếc mành tre dần bị mất đi để thay vào đó là những loại cửa được thiết kế theo kiểu hiện đại nên chỉ còn lác đác một số ngôi nhà hay quán nhỏ ven đường là còn dùng loại mành tre này.
Nghề làm mành tre Làng Cuông – Gìn giữ nét văn hóa làng quê Việt
Thế nhưng, gần đây, xu hướng bài trí nhà cửa theo nếp xưa dần được khôi phục và chiếc mành tre lại được ưa chuộng, tạo ra cơ hội để người dân làng Cuông trở lại với nghề.
Chiếc mành tre là sự hợp thành của rất nhiều chiếc nan tre được chẻ nhỏ, vót trơn, được ghép vào nhau bởi những loại dây rất bền, chắc như dây dù, dây mây…được treo ở trước cửa ra vào, ở cửa sổ; hay được buông rủ nơi bàn thờ tổ tiên, nơi cửa đình, cửa đền…
Ngoài tác dụng che chắn nắng, gió, bụi bặm, các côn trùng( ruồi, muỗi... ) nó còn như một sản phẩm thể hiện nét văn hóa của người dân Việt. Thường ngày ở mỗi gia đình, chiếc mành được vén lên để trong nhà được thoáng khí, sáng sủa nhưng đến mỗi bữa ăn hay những lúc nghỉ trưa, những khi có việc bàn bạc trong gia đình, nó được hạ xuống tạo ra sự kín đáo, tránh sự phô trương, ầm ĩ...
Với đôi bàn tay nhanh thoăn thoắt, ông Nguyễn Thành Luân, một người làm nghề chia sẻ: "Ưu điểm nổi bật của nghề làm mành tre là, kỹ thuật sản xuất đơn giản, chỉ cần nhìn thoáng qua là ai cũng có thể hành nghề được, việc làm tại nhà, không vất vả, không phải dãi nắng dầm mưa như nhiều ngành nghề khác. Mọi lứa tuổi đều có thể tham gia sản xuất, vốn đầu tư lại khá thấp, những hộ kinh tế khó khăn có thể mua nguyên liệu trả chậm từ thương lái để làm nghề".
Mỗi chiếc mành tre được làm ra là sự kết tinh mồ hôi, công sức, tinh thần hăng say lao động, lòng nhiệt huyết của những người dân chân chất chốn thôn quê.
Theo thống kê của UBND xã Dị Chế: Toàn thôn Đa Quang có hơn 700 lao động tham gia sản xuất mành tre theo hướng thủ công truyền thống. Cuối năm 2016, tỉnh Hưng Yên đã công nhận làng nghề làm mành thôn Đa Quang là làng nghề truyền thống của tỉnh.
Ngày nay, thời đại 4.0, với sự phát triển khoa học công nghệ, hình ảnh những chiếc mành tre dần bị mai một, thay vào đó là những thiết kế hiện đại, sang trọng. Tuy nhiên, nghề làm mành tre làng Cuông vẫn đang được bảo tồn, sản phẩm ngày càng được làm tỉ mỉ, tinh tế đáp ứng nhu cầu thị trường khó tính của xã hội hiện đại. Một số sản phẩm của làng không những chỉ tiêu thụ trong tỉnh mà còn được bán sang các tỉnh lân cận ở trong Nam, ngoài Bắc.
Với những lợi thế đó, nghề làm mành làng Cuông đã có những bước phát triển mới, nâng cao hiệu quả kinh tế từ làm nghề, góp phần tôn vinh giá trị của sản phẩm, là tiền để để xây dựng thương hiệu, vươn ra thị trường.
Bài, ảnh: Minh Lý
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng
09:04 | 14/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề chuối khô Cà Mau
09:00 | 14/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

An Giang: Sức sống mới ở làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer
09:57 | 13/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hải Dương: Đưa bánh đa Lộ Cương vươn xa
09:49 | 13/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ An: Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái
09:45 | 13/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Làng nghề truyền thống đan đát Trung Chánh mang sắc thái, hình dáng đặc trưng riêng
08:52 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Lễ hội Đình Hậu: Sắc màu truyền thống và tinh hoa Cốm Làng Vòng
08:51 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Vĩnh Phúc: Phát triển và bảo tồn các làng nghề truyền thống: Thực trạng và giải pháp
08:50 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hải Phòng: Phát huy bản sắc, giá trị làng nghề
08:49 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề đan lát ở Vĩnh Long
13:43 | 07/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Điện Biên: Giữ lửa cho nghề rèn của người Mông
09:56 | 07/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cà Mau: Những người tâm huyết giữ nghề truyền thống lờ, lọp
09:55 | 07/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Đòn bẩy” để Hà Nội bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề
09:55 | 07/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm ngói Âm Dương ở Lũng Rì
10:00 | 06/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Trù phú làng nghề
14:36 | 05/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Làng nghề đan đát Phú Hiệp tạo ra sản phẩm mang bản sắc văn hóa
08:29 | 04/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bắc Ninh: Các cơ sở sản xuất giấy ở làng nghề Phong Khê dừng hoạt động
11:39 | 01/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thái Bình: Đưa nghề dệt đũi vươn xa
11:39 | 01/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng hương Cao Thôn
11:38 | 01/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đồng Tháp: Lai Vung bảo tồn, phát triển nghề truyền thống
11:24 | 28/02/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Nghệ nhân Thanh Đa đam mê hát dân ca, bài chòi
11:24 | 28/02/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng
09:04 Làng nghề, nghệ nhân

Chuỗi hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Hoa Ban 2025
09:01 Văn hóa - Xã hội

Làng nghề chuối khô Cà Mau
09:00 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Bình Định phải đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá
09:00 Tin tức

Lễ hội đền Hai Bà Trưng: Bảo tồn, gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc
08:59 Văn hóa - Xã hội









