Hà Nội: 27°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 27°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 30°C Thừa Thiên Huế

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ

LNV - Các làng nghề gỗ truyền thống có danh tiếng lâu đời dường như đang bị chính di sản tinh hoa làng nghề cha ông truyền lại giữ chân trong cuộc đua thích nghi với những biến đổi của thị trường. Do đó, cần "mặc áo mới" cho sản phẩm, phải chuyển đổi nguồn gỗ nguyên liệu từ các loại gỗ rừng quý hiếm, sang các loại gỗ rừng trồng…

Cuối tuần qua, đại diện của 10 làng nghề mộc lớn nhất ở phía Bắc đã tập trung tại làng nghề La Xuyên, xã Yên Ninh, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định để giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm duy trì và phát triển nghề mộc trong bối cảnh nền kinh tế đang có nhiều biến động.

Đại diện các làng nghề gỗ đến tham quan và trao đổi tại  Làng nghề La Xuyên, Ý Yên, Nam Định.
Đại diện các làng nghề gỗ đến tham quan và trao đổi tại Làng nghề La Xuyên, Ý Yên, Nam Định.

Khó vươn ra thị trường thế giới

Chia sẻ tại tại buổi tọa đàm, ông Ninh Xuân Phong, Bí thư Đảng ủy xã Yên Ninh, huyện Ý Yên, cho biết trên địa bàn xã có 2 làng nghề mộc là La Xuyên và Ninh Xá. Trong đó, La Xuyên là làng nghề lâu đời với nhiều thế hệ nghệ nhân đã làm ra những sản phẩm đồ gỗ chạm trổ tinh xảo, nổi tiếng khắp trong và ngoài nước như sập gụ, tủ chè, đồ thờ…

Tuy nhiên, theo ông Phong, làng nghề mộc La Xuyên và Ninh Xá đã trải qua nhiều khó khăn trong những năm gần đây do hàng bán chậm, các hộ bị đọng vốn nhiều. Khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm của làng nghề là rào cản chính trong việc đầu tư mở rộng phát triển sản xuất trên địa bàn.

Ông Phạm Ngọc Tuấn, Chủ tịch Hội doanh nghiệp La Xuyên, chia sẻ rằng làng nghề La Xuyên tuy có lịch sử gần 1000 năm phát triển và thương hiệu lâu đời vẫn chưa bị mai một cho đến tận ngày nay. Thế nhưng so với làng nghề Đồng Kỵ (Bắc Ninh) – một làng nghề trẻ tuổi hơn, thì La Xuyên chưa có độ nhanh nhạy trong việc nắm bắt và thích nghi với các thay đổi của thị trường.

Tuy cùng xuất phát điểm là các làng nghề nổi tiếng với sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ gỗ tự nhiên, khi tín hiệu thị trường trở nên kém khả quan trong những năm gần đây do việc xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc không còn thuận lợi, một số hộ và doanh nghiệp ở Đồng Kỵ đã đầu tư chuyển dịch sang sản xuất, kinh doanh các sản phẩm có mẫu mã hiện đại, ít chạm trổ hơn và sử dụng thêm các nguyên liệu mới từ gỗ rừng trồng như gỗ sồi, óc chó, tần bì, các loại ván nhân tạo… để giảm giá thành và phù hợp với thị hiếu đương thời.

“Ngược lại, các hộ ở La Xuyên vẫn trung thành với mẫu mã sản phẩm quen thuộc và lối sản xuất tiểu thủ công nghiệp từ xưa, nên dù sản phẩm được chế tác tinh xảo, giá thành cạnh tranh nhưng vẫn ngày càng kén người dùng hơn”, ông Tuấn nêu thực tế của làng nghề La Xuyên.

Ông Tuấn cho rằng các làng nghề có truyền thống với danh tiếng lâu đời dường như lại bị chính di sản tinh hoa làng nghề cha ông truyền lại giữ chân trong cuộc đua thích nghi với những biến đổi của thị trường. Do đó, cần mặc áo mới cho sản phẩm, phải chuyển đổi nguồn gỗ nguyên liệu tại các làng nghề truyền thống.

Theo đánh giá của đại diện Công ty Cổ phần Lâm sản Nam Định (NAFOCO) – một trong số các doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất ở miền Bắc, tại NAFOCO sử dụng 100% gỗ rừng trồng như keo, bạch đàn, cao su… Trong khi đó, sản xuất tại các làng nghề gỗ thường sử dụng gỗ nguyên liệu đầu vào đắt gấp nhiều lần so với nhà máy của NAFOCO.

Quá trình chế biến gỗ tại các làng nghề rất lãng phí và ô nhiễm vì hầu như không tận dụng được nguồn phế phẩm từ chế biến, tiêu tốn vật tư, phụ liệu như keo, sơn, tốn công lao động do sản xuất thủ công manh mún, không trang bị nhà xưởng, máy móc tiêu chuẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe của chính hộ sản xuất và người dân trong làng về lâu dài. Việc các hộ còn e ngại về đầu ra của các sản phẩm chuyển đổi cũng như chi phí đầu tư ban đầu vào máy móc, lò sấy gỗ… là rào cản chính khiến nhiều hộ vẫn tiếp tục sản xuất theo mô hình thâm dụng nguyên liệu và nhân công như hiện tại dù đầu ra không ổn định.

Do đó, cần có sự hỗ trợ của chính quyền, hiệp hội và doanh nghiệp để kết nối, giúp hộ tìm được đầu ra ổn định, tạo động lực cho hộ nghiên cứu, đầu tư chuyển đổi.

Cần thiết kế mẫu mã theo nhu cầu thị trường

Trong bối cảnh thị trường quốc tế có nhiều biến động như vài năm trở lại đây, các hộ còn phải đối mặt với khó khăn từ nguồn gỗ đầu vào. Gỗ tròn và gỗ xẻ nhập khẩu từ Lào và châu Phi là nguồn nguyên liệu chính của nhiều làng nghề như La Xuyên (Nam Định), Vạn Điểm, Canh Nậu, Chàng Sơn (Hà Nội), Thụy Lân (Hưng Yên)…. để sản xuất đồ nội thất, đồ thờ và công trình xây dựng.

Ngoài việc giá mua gỗ không ổn định do biến động về tỷ giá USD và EUR, nhóm gỗ này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về nguồn gốc và tính hợp pháp, có thể ảnh hưởng đến uy tín của làng nghề khi người tiêu dùng ngày càng có nhận thức cao hơn về tính bền vững và thân thiện với môi trường của sản phẩm.

Nghệ nhân Nguyễn Phúc Điệp – một hộ sản xuất ở làng nghề Vạn Điểm (Thường Tín, Hà Nội), cho biết anh đã cảm nhận được xu hướng chuyển dịch của thị trường từ hơn 10 năm trước ngay cả khi các sản phẩm đồ gỗ truyền thống chưa rơi vào giai đoạn thoái trào như hiện tại. Các thế hệ khách hàng trẻ tuổi hơn đã không còn ưa thích các sản phẩm này như ông bà, cha mẹ mình. Họ sáng tạo và thích các thiết kế hiện đại, có phong cách riêng, thậm chí có thể kết hợp với nhiều vật liệu khác như kim loại, nhựa, đá… để tối đa hóa công năng sử dụng.

Theo anh Điệp, hiện nay, xu hướng thiết kế may đo đồng bộ cả nhà và nội thất ngày càng phổ biến, mở ra cơ hội tiếp cận nhóm khách hàng trẻ cho làng nghề thông qua việc kết hợp với các đơn vị thiết kế, thi công. Một số hộ tiên phong đã đi đầu xu hướng này, sản xuất thử nghiệm các sản phẩm mới bằng gỗ rừng trồng trong nước và nhập khẩu, tìm kiếm khách hàng thông qua hình thức liên kết với công ty hoặc các kênh bán hàng trực tuyến, qua đó thành công duy trì hoạt động của mình bất chấp tình hình thị trường không khả quan.

“Về lâu dài, cần chuyển đổi mô hình của làng nghề từ sản xuất số lượng lớn, giá rẻ làm thị trường bão hòa như hiện nay sang sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, sử dụng nguyên liệu mới, thân thiện với môi trường”, anh Điệp nhấn mạnh.

“Khác biệt về thẩm mỹ và tư duy tiêu dùng khiến các sản phẩm gỗ quý bền bỉ nhưng nặng nề, khó kết hợp với nội thất hiện đại trở nên kém hấp dẫn và mất đi giá trị vốn có. Mặt khác, những tranh cãi về nguồn gốc gỗ và tác động của việc phá rừng tự nhiên cũng khiến các sản phẩm sử dụng gỗ tự nhiên của làng nghề gắn liền với hình ảnh tiêu cực, lạc hậu trong mắt người tiêu dùng”.

Nghệ nhân Nguyễn Phúc Điệp – hộ sản xuất ở làng nghề Vạn Điểm, Thường Tín, Hà Nội.

Chu Khôi

Tin liên quan

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng

LNV - Hơn 160 năm tồn tại, lò lu Đại Hưng (tỉnh Bình Dương) không chỉ là nơi lưu giữ tinh hoa gốm Việt mà còn minh chứng cho bề dày lịch sử và giá trị văn hóa của một làng nghề truyền thống lâu đời. Dưới bàn tay tài hoa và tâm huyết của người thợ lành nghề, từng sản phẩm độc đáo chứa đựng hơi thở của thời gian đã được giới thiệu rộng rãi đến với người yêu gốm sứ.
Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên

LNV - Nước mắm Long Thủy, xã An Phú, TP Tuy Hòa mang trong mình toàn bộ tất cả những tinh hoa của vùng biển Phú Yên. Đó là sự kết hợp hài hòa và độc đáo giữa dòng cá cơm than tươi ngon và muối biển tinh khiết Sông Cầu không lẫn tạp chất, tạo ra vị nước mắm thơm ngon, nhẹ nhàng và ấm áp.
Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong

LNV - Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đến nay Làng nghề trồng dâu nuôi tằm thôn Mỹ Thạnh Tây, xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên vẫn tồn tại và phát triển bền vững, góp phần đưa xã Hòa Phong đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về sản xuất năm 2024.

Tin mới hơn

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ

LNV - Các làng nghề gỗ truyền thống có danh tiếng lâu đời dường như đang bị chính di sản tinh hoa làng nghề cha ông truyền lại giữ chân trong cuộc đua thích nghi với những biến đổi của thị trường. Do đó, cần "mặc áo mới" cho sản phẩm, phải chuyển đổi nguồn gỗ nguyên liệu từ các loại gỗ rừng quý hiếm, sang các loại gỗ rừng trồng…
Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá

LNV - Giữa nhịp sống hiện đại, nhiều người trẻ chọn rời làng nghề, từ bỏ những công việc thủ công cần mẫn để mưu sinh nơi phố thị, khu công nghiệp… Nhưng anh Trần Văn Việt (ở xã Thọ An, huyện Đan Phượng, Hà Nội ) vẫn lặng lẽ bám nghề, “ôm đá” để sống. Với bàn tay khéo léo, sự sáng tạo và tâm huyết với nghề, anh là Trần Văn Việt đã trở thành nghệ nhân, được mệnh danh là “người thổi hồn vào đá quý” và hiện anh trở thành ông chủ của cơ sở điêu khắc chế tác đá mỹ nghệ Việt Trang, khởi nghiệp thành công ngay tại quê nhà.
10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang

LNV - Bắc Giang là tỉnh có nhiều làng nghề, là một trong những cái nôi của các làng nghề thủ công truyền thống ở nước ta. Các làng nghề ở Bắc Giang được hình thành từ xa xưa, xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân với những bí quyết cổ truyền đã được đúc kết qua nhiều thế hệ, sản xuất ra một số sản phẩm nổi tiếng trong khắp cả nước như: rượu làng Vân, bánh đa Thổ Hà, mây tre đan Tăng Tiến, bánh đa Kế, bún Đa Mai, mỳ Chũ Lục Ngạn, Hương ngát Linh Sơn…

Tin khác

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu

LNV - Tuần Văn hóa - Du lịch và Chương trình giới thiệu du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam, kết nối doanh nghiệp nhân Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 tại thị trường châu Âu sẽ diễn ra từ ngày 3/5 đến 14/5.
5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời

LNV - Miền Tây được biết đến với nhiều địa danh nổi tiếng, những món ăn ngon độc đáo, bên cạnh đó Làng nghề thủ công là nét đẹp văn hóa không thể thiếu của người dân nơi đây.
Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ

LNV - Giữa lòng thành phố tấp nập, những dòng nhạc cụ dân tộc như đàn bầu, đàn kìm, đàn tranh,... vẫn tồn tại len lỏi và vang vọng như một phần nghệ thuật không thể thiếu của mảnh đất trải qua hơn 300 năm lịch sử. Đó là câu chuyện về xưởng chế tác đàn thủ công của ông Huỳnh Văn Sắn, một người thợ đã gắn bó với công việc “thổi hồn” vào từng thớ gỗ, dây đàn truyền thống suốt gần 20 năm.
Nghề làm dưa bồn bồn

Nghề làm dưa bồn bồn

LNV - Chế biến dưa bồn bồn là nghề truyền thống ở Cà Mau, nghề rất phổ biến tại xứ Mũi. Dưa bồn bồn được biết đến như một trong những món ăn dân dã nhưng lại là đặc sản thơm ngon khiến nhiều người yêu thích khi về miền Tây sông nước.
Làng nghề thúng chai với

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm

LNV - Làng nghề thúng chai Phú Mỹ xã An Dân, huyện Tuy An, (Phú Yên) vẫn còn giữ cách làm truyền thống từ vật liệu thô đến các công đoạn chế tạo. Nhiều khu du lịch, các công ty nước ngoài rất yêu thích mặt hàng này.
Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền

LNV - Nón lá cọ (tiếng Tày là chúp cọ) là vật dụng quen thuộc, nét văn hoá độc đáo của người Tày xã Bản Liền, huyện Bắc Hà (Lào Cai). Nón theo chân các bà, các mẹ, các chị em lên nương hái chè, trong những buổi lao động sản xuất. Nón không chỉ là một vật che mưa, che nắng mà đã trở thành nét văn hóa truyền thống của người Tày.
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề

LNV - Tối 11/4, Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội năm 2025 với chủ đề “Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới” đã khai mạc. Sự kiện do Sở Du lịch thành phố Hà Nội tổ chức, tại Không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh

LNV - 11 làng nghề truyền thống, hơn 400 hộ sản xuất nhỏ lẻ, nhưng tỷ lệ vi phạm gây ô nhiễm môi trường tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hiện nay gần như bằng 0. Từ khi triển khai mô hình làng nghề xanh - sạch - đẹp, từng con ngõ, từng bãi tập kết rác, từng hầm xử lý nước thải đều được người dân tự quản chặt chẽ. Làng nghề không chỉ làm ra sản phẩm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, mà đang đặt ra cả những chuẩn mực mới cho mục tiêu phát triển bền vững.
Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành

Chổi đót của Làng nghề bó chổi Mỹ Thành, thôn Mỹ Thành, xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên được làm ra từ đôi bàn tay khéo léo và lành nghề của chính người dân địa phương. Những năm gần đây, sản phẩm chổi đót được tiêu thụ mạnh trong tỉnh Phú Yên và một số tỉnh khác trên cả nước.
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề

LNV - Ngày 18/04/2025, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 phố Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội), Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã trang trọng tổ chức Lễ phong tặng nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề Việt Nam đợt 2, lần thứ XI năm 2024. Sự kiện nhằm tôn vinh những cá nhân và dòng họ có đóng góp xuất sắc trong việc bảo tồn và phát triển các nghề thủ công truyền thống của dân tộc.
100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"

LNV - Tối 11/4, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam long trọng tổ chức lễ tôn vinh 100 hợp tác xã (HTX) tiêu biểu, trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025", chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống

LNV - Tốt nghiệp thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh (Đại học Đà Nẵng), khi ra trường, Phạm Văn Bình (SN 1987, ở thôn An Lương, xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) đã dễ dàng tìm được công việc ổn định tại TP Đà Nẵng. Tuy nhiên, chứng kiến cơ sở nước mắm hơn 40 năm của gia đình đang gặp khó khăn trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, anh Bình đã ấp ủ ý định phục hồi và phát triển nghề truyền thống.
“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề

LNV - Cục Sở hữu trí tuệ vừa ban hành Quyết định về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 533047 cho NHCN “Lát Càng Long”.
Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi

Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi

LNV - Ngay từ 7h30 sáng ngày 10 tháng 4, tại khu chợ cổ làng Ước Lễ - ngôi làng nổi tiếng 500 năm với nghề giò chả truyền thống, hàng chục tay thợ đã sẵn sàng giã những mẻ giò đầu tiên cùng với cối, chày. Với những người thợ, nghề truyền thống đã ăn sâu vào tim, dù lâu lâu mới được thể hiện, họ vẫn say sưa vào cuộc nhiệt tình.
Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải

Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải

LNV - Ông Nguyễn Dư (SN 1948) hay còn gọi là "ông Dư Bài chòi" ở thôn Hải Đông, xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn được xem là một di sản sống của nghệ thuật Bài chòi dân gian và văn hóa làng biển Nhơn Hải.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới

Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới

LNV - Tháng Công nhân 2025, với chủ đề "Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới" vừa được Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phát động, nhằm khơi dậy khát vọng vươn lên, tinh thần làm chủ khoa học công nghệ và ý chí cống hiến của người lao động.
Nhiều hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nhiều hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

LNV - UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch tổng thể Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành và các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào

LNV - Đoàn kiều bào gồm 50 đại biểu từ hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Phạm Thị Kim Hoa dẫn đầu, đã có một số hoạt động tại Tuyên Quang.
“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ

LNV - Các làng nghề gỗ truyền thống có danh tiếng lâu đời dường như đang bị chính di sản tinh hoa làng nghề cha ông truyền lại giữ chân trong cuộc đua thích nghi với những biến đổi của thị trường. Do đó, cần "mặc áo mới" cho sản phẩm, phải chuyển đổi nguồn gỗ nguyên liệu từ các loại gỗ rừng quý hiếm, sang các loại gỗ rừng trồng…
Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá

LNV - Giữa nhịp sống hiện đại, nhiều người trẻ chọn rời làng nghề, từ bỏ những công việc thủ công cần mẫn để mưu sinh nơi phố thị, khu công nghiệp… Nhưng anh Trần Văn Việt (ở xã Thọ An, huyện Đan Phượng, Hà Nội ) vẫn lặng lẽ bám nghề, “ôm đá” để sống. Với bàn tay khéo léo, sự sáng tạo và tâm huyết với nghề, anh là Trần Văn Việt đã trở thành nghệ nhân, được mệnh danh là “người thổi hồn vào đá quý” và hiện anh trở thành ông chủ của cơ sở điêu khắc chế tác đá mỹ nghệ Việt Trang, khởi nghiệp thành công ngay tại quê nhà.
Giao diện di động