Lễ công bố quyết định và gắn biển điểm du lịch làng nghề gốm Chu Ðậu
Công bố điểm du lịch làng nghề gốm Chu Ðậu.
Ông Lê Quang Thụ - Chủ tịch UBND Nam Sách cho biết: Theo nhiều tư liệu để lại cho rằng, nữ doanh nhân đầu tiên trong lịch sử Việt Nam là bà Bùi Thị Hý – bà tổ nghề gốm Chu Đậu. Từ việc thấy bút ký của bà được lưu lại trên chiếc bình gốm Hoa Lam trưng bày tại bảo tàng Topaki Saray, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, gốm cổ Chu Đậu đã được phát hiện vào những năm 80 của thế kỷ XX.
Đến tháng 4/1986, Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Hải Hưng tiến hành khai quật di tích tại đây. Qua tám lần khai quật trên diện tích 70 nghìn m2 tại làng Chu Đậu, xã Thái Tân và xã Minh Tân, các nhà khảo cổ đã phát hiện rất nhiều hiện vật gốm cổ, cùng hơn 100 đáy lò gốm dưới lòng đất. Qua đó, đã xác định Chu Đậu từng là nơi sản xuất gốm cao cấp từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 17.
Lãnh đạo UBND huyện Nam Sách và Công ty CP Gốm Chu Đậu đón nhận quyết định của UBND tỉnh Hải Dương.
Tại buổi Lễ Công bố Ông Nguyễn Dương Thái – Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương nhấn mạnh: Được công nhận là “Điểm du lịch làng nghề Gốm Chu Đậu” là nguồn động viên to lớn đối với những người làm nghề trong việc phục hưng dòng gốm cổ, xây dựng làng nghề gốm Chu Đậu; đồng thời cũng đẩy mạnh sự quan tâm của khách du lịch, thu hút đầu tư của các tổ chức, cá nhân vào hoạt động du lịch của Chu Đậu nói riêng và huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương nói chung.
Để tiếp tục giữ gìn, phát huy Điểm du lịch làng nghề Gốm Chu Đậu Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đề nghị Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tổ chức hướng dẫn, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc huyện Nam Sách thực hiện tốt công tác quản lý, khai thác phát triển Điểm du lịch theo quy định của Nhà nước. Đồng thời đẩy mạnh nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến du lịch, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quảng bá tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch địa phương…
Ông Nguyễn Dương Thái - Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương phát biểu tại Lễ công bố.
Ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho biết: Muốn làng nghề gốm trở thành điểm đến hấp dẫn trong tuyến du lịch khu vực Ðông Bắc Bộ và các tỉnh đồng bằng sông Hồng, thời gian tới, Công ty cổ phần gốm Chu Ðậu cần tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân, nghệ nhân để đáp ứng nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Không ngừng cải tiến kỹ thuật công nghệ để ngày càng nâng cao chất lượng hàng hóa sản phẩm, dịch vụ. Tiếp tục nghiên cứu cho ra đời nhiều sản phẩm mới mang tính nghệ thuật độc đáo, có giá trị kinh tế cao. Tăng cường liên kết với các công ty lữ hành tổ chức các chương trình trải nghiệm tại làng nghề cho du khách, nhất là khách du lịch nước ngoài, kết nối điểm du lịch này với các điểm du lịch khác tại Hải Dương, cũng như trong vùng Ðông Bắc Bộ.
Ông Vũ Thanh Sơn - Tổng giám đốc Tổng Công ty thương mại Hà Nội (Hapro) phát biểu tại buổi lễ.
Tuy nhiên, đây cũng là nhiệm vụ đặt ra đối với sự nghiệp phát triển du lịch của tỉnh hết sức nặng nề, đòi hỏi sự vào cuộc tích cực, hiệu quả của các sở, ban, ngành và sự nỗ lực, quyết tâm mạnh mẽ của các cấp ủy đảng, chính quyền và cộng đồng trong toàn tỉnh.
Ông Vũ Thanh Sơn – Tổng Giám đốc Tổng công ty Thương mại Hà Nội cho rằng: Cùng với việc tập trung khôi phục và nỗ lực phát triển dòng gốm cổ ở thời kỳ hiện đại, Công ty CP Gốm Chu Đậu còn có những đóng góp không nhỏ trong việc xây dựng làng nghề gốm Chu Đậu. Từ ngôi làng Chu Đậu không ai biết đã từng có một nghề gốm nổi tiếng, trải qua gần 20 năm hình thành và phát triển, Công ty CP Gốm Chu Đậu đã phục hưng được hàng trăm mẫu mã cổ đồng thời nghiên cứu thành công nhiều dòng sản phẩm mới có giá trị và được khách hàng ưa chuộng. Đến nay cùng với mạng lưới kinh doanh thương mại nội địa rộng khắp, các sản phẩm gốm gia dụng, tâm linh, quà tặng của Chu Đậu được người tiêu dùng tin tưởng và dần khẳng định được thương hiệu của mình trong lòng người tiêu dùng Việt.
Ngoài các tác phẩm gốm Chu Đậu đang được trân trọng bảo quản và trưng bày tại 46 viện bảo tàng nổi tiếng trên thế giới như Tokyo – Nhật Bản, thành phố Istanbul - Thổ Nhĩ Kỳ,... các sản phẩm Gốm Chu Đậu cũng đã được xuất khẩu tới hơn 30 nước và thị trường. Bên cạnh đó, các sản phẩm gốm Chu Đậu còn được chọn làm quà tặng cho các nguyên thủ quốc gia trong một số sự kiện ngoại giao lớn của đất nước, góp phần mang bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới.
Ông Lưu Duy Dần - Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam (người thứ 2 từ trái sang) tặng hoa chúc mừng.
Tổng giám đốc Công ty CP gốm Chu Ðậu Nguyễn Hữu Thức cho biết, gốm Chu Ðậu là sản phẩm quý, có mầu men và hoa văn, họa tiết đẹp, nhưng do bị thất truyền từ lâu, cho nên quá trình phục hưng nghề gốm gặp nhiều khó khăn. Cách đây 20 năm, hầu hết người dân xã Thái Tân nói riêng, huyện Nam Sách nói chung, đều sinh sống bằng nghề nông và nghề dệt chiếu cói. Không ai biết làm gốm.
Cũng không ai biết chính trên mảnh đất quê mình từng có một nghề gốm phát triển rực rỡ. Với quyết tâm phục hồi dòng gốm cổ, doanh nghiệp đã tuyển chọn hàng trăm công nhân, chủ yếu là người địa phương, cử đi học nghề tại các làng gốm nổi tiếng trong cả nước. Ðơn vị mời giảng viên của các trường đại học: Mỹ thuật, Mỹ thuật Công nghiệp, các nghệ nhân nghiên cứu những nét đặc sắc của gốm Chu Ðậu, rồi truyền dạy cho công nhân. Khâu khó nhất là tìm ra các bài phối liệu xương gốm, bài phối liệu men mầu sao cho đúng với chất men, xương gốm của gốm Chu Ðậu. Sau hàng trăm mẻ lò với biết bao mồ hôi, công sức, cuối cùng các chuyên gia, nghệ nhân, các thế hệ lãnh đạo doanh nghiệp đã có được công thức chuẩn để làm ra sản phẩm gốm Chu Ðậu. Ðến nay, công ty đã làm chủ hoàn toàn công nghệ làm men truyền thống của gốm Chu Ðậu, được tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục độc bản rất nhiều sản phẩm. Công ty đã phục hưng hàng trăm mẫu bình cổ được khai quật, lưu trữ tại các bảo tàng trong nước và thế giới, nhiều tiêu bản có giá trị đặc biệt như: Bình hoa lam, bình tỳ bà, bình thiên nga, bình phượng hoàng…
Những năm trở lại đây, phòng trưng bày và giới thiệu sản phẩm, các xưởng sản xuất của Công ty trở thành điểm tham quan, trải nghiệm quy trình làm gốm hấp dẫn đối với khách du lịch. Đặc biệt, việc được UBND tỉnh Hải Dương ban hành Quyết định số 3009/QĐ-UBND công nhận làng nghề gốm Chu Đậu là điểm du lịch.
Tin và ảnh: Nguyễn Vân
Tin liên quan
Tin mới hơn

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã
14:33 Tin tức

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững
14:01 Nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới
14:01 Nông thôn mới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
14:00 Tin tức