Làng nghề Xuân Hội phát triển bền vững
Nghề mây tre đan ở Xuân Hội có từ bao giờ và do ai truyền lại đến nay vẫn chưa có tài liệu nào ghi chép lại. Theo các cụ cao niên trong làng, từ trước cách mạng tháng Tám năm 1945, người dân nơi đây đã có nghề đan các loại từ mây tre, nứa mai, vầu và song mây để sản xuất ra các loại quạt nan và ấm tích… phục vụ đời sống của nhân dân trong vùng. Đã từng có thời kỳ nghề mây tre đan bị mai một, nhưng với sự nỗ lực của Đảng ủy, chính quyền và người dân địa phương, những năm gần đây, hoạt động sản xuất kinh doanh ở Xuân Hội phát triển và có nhiều khởi sắc. Hiện toàn thôn có hơn 900 hộ, hơn 60% số hộ sản xuất mây tre đan kết làm làm chổi.
Với chất lượng cao, sản phẩm mây tre đan Xuân Hội đang được thị trường ưa chuộng |
Để đáp ứng nhu cầu thị trường, bên cạnh những sản phẩm đơn giản như: chổi, tăm tre, quạt nan… người dân địa phương cải tiến phát triển các mặt hàng như: túi xách, lẵng hoa, làn hoa, ấm đựng tích nước, bình hoa, khay đựng chén trà…Nhiều hộ mạnh dạn đầu tư vốn, xây dựng cơ sở chuyên sản xuất đồ mây tre đan không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu sang các nước: Nhật Bản, Đài Loan, Nga. Mỗi ngày, làng nghề sử dụng khoảng hơn10 tấn nguyên liệu, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động ở nhiều lứa tuổi lúc nông nhàn với thu nhập bình quân khoảng 3-4 triệu đồng/người/tháng.
Điển hình như cơ sở sản xuất và thu mua sản phẩm mây tre đan của gia đình bà Nguyễn Thị Dung đầu tư 5 máy chẻ nan, lạt thay thế làm thủ công trước kia, giải quyết việc làm thường xuyên cho 30-40 lao động. Mỗi tháng gia đình bà xuất 20.000 sản phẩm. Ngoài việc đan lát bằng mây tre đan, người dân trong thôn kết hợp cả làm chổi nan, chổi đót mang lại thu nhập khá. Kể về việc ăn nên làm ra từ việc đan lát kết hợp làm chổi ở Xuân Hội, ai cũng khâm phục sự chịu khó, năng động của vợ chồng anh Đặng Ngọc Hùng, chị Nguyễn Thị Lan dù còn trẻ, nhưng họ là những người tiên phong trong việc phát triển cây chổi đót, chổi nan ở địa phương. Trung bình mỗi tuần gia đình anh xuất khoảng 3.000 sản phẩm cho các doanh nghiệp ở Bắc Giang, Thái Nguyên, Thái Bình, Hưng Yên. Tổng doanh thu mỗi tháng khoảng 200 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 10 lao động với mức thu nhập từ 200-400 nghìn đồng/ngày.
Ngoài hộ kinh doanh, nhiều người mạnh dạn thành lập Công ty, HTX chủ động trong việc bao tiêu sản phẩm. Ông Đặng Ngọc Phùng, nghệ nhân bàn tay vàng ngành thủ công mỹ nghệ, Giám đốc HTX mây tre đan xuất khẩu Phùng Hưng chia sẻ: Năm vừa qua, HTX có 3 sản phẩm được chứng nhận đạt chuẩn OCOOP 3 sao là làn mây, lộc bình, tráp. HTX xuất khẩu 7 đơn hàng, hơn 10 vạn sản phẩm mây tre đan sang các nước Đài Loan, Nhật Bản…. Để nâng cao tay nghề và nhân rộng nghề HTX phối hợp với đơn vị liên quan tổ chức nhiều khoá đào tạo nghề thu hút đông đảo người dân tham gia, vừa tạo việc làm, tăng thêm thu nhập. Nghề đan mây tre không kén lao động, từ người già đến con trẻ nếu chăm chỉ cũng có thể học và đan được sản phẩm. Tuy nhiên, để sản phẩm đủ điều kiện xuất khẩu sang các thị trường quốc tế, tạo được sự tín nhiệm và ưa thích của người tiêu dùng thì đòi hỏi người thợ thủ công ngoài tay nghề khéo léo, kỹ thuật cao, họ còn phải luôn sáng tạo được những mẫu mã riêng biệt”.
Sản phẩm lộc bình của HTX mây tre đan Phùng Hưng đạt OCOP 3 sao. |
Theo ông Nguyễn Quang Huế, Phó Chủ tịch UBND xã Lạc Vệ: Hiện thôn Xuân Hội có hơn 500 hộ làm nghề mây tre đan, kết hợp làm chổi chít, chổi nan. Trong đó có 2 người đã được phong tặng nghệ nhân và chính quyền địa phương đang hoàn tất thủ tục để nghị các cấp công nhân hơn 10 thợ giỏi của làng nghề. Nghề mây tre đan không chỉ tạo việc làm cho người trong độ tuổi lao động mà cả người già, học sinh cũng có thể tham gia làm nghề, tranh thủ thời gian nông nhàn làm tại nhà. Các sản phẩm thô được sản xuất tại các hộ, sau đó được chuyển đến các HTX và Công ty để làm các công đoạn hoàn thiện đòi hỏi kỹ thuật cao như giũ keo, quét dầu bóng… Làng nghề Xuân Hội đang khởi sắc, phát triển mạnh mẽ, đóng góp một phần không nhỏ vào công cuộc phát triển kinh tế chung của địa phương. Những chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển sản xuất như: Hỗ trợ vốn, đào tạo nghề, mua sắm trang thiết bị công nghệ tiên tiến vào sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhất là thị trường quốc tế, tạo điều kiện cho các hộ yên tâm sản xuất và phát triển làng nghề theo hướng bền vững.
Tin liên quan
200 doanh nghiệp hội tụ tại TP.HCM cùng “tinh hoa làng nghề” và OCOP
09:19 | 17/12/2024 Tin tức
Bình Định: Huyện Phù Mỹ có 44 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận
05:00 | 02/12/2024 OCOP
Phú Yên: OCOP góp phần phát triển kinh tế nông thôn
10:45 | 04/12/2024 OCOP
Tin mới hơn
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề trồng nấm ở An Giang
10:25 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:20 | 17/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa
19:35 | 16/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 | 12/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 | 11/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Rèn Đa Sỹ - Top 10 thương hiệu quốc gia
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân
15:00 | 02/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá
23:50 | 01/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn
22:00 Tin tức
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
15:59 Tin tức
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 Tin tức
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
22:25 Kinh tế
Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long
09:54 Môi trường