Làng nghề Vĩnh Phúc: Bứt phá nhờ chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo
![]() |
Ứng dụng công nghệ, trang thiết bị máy móc hiện đại vào sản xuất giúp các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ của Cơ sở sản xuất đồ gỗ Tươi Thuấn (Yên Lạc) luôn đứng vững trên thị trường. |
Là vùng đất cổ, nơi tụ cư của người Việt cổ, Vĩnh Phúc từ lâu đã nổi tiếng với nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và hệ thống làng nghề phong phú, đa dạng. Toàn tỉnh hiện có 29 làng nghề, trong đó 20 làng nghề truyền thống đã được UBND tỉnh công nhận. Với hơn 8.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh, tập trung ở các nhóm ngành như: thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, cơ khí nhỏ, sinh vật cảnh..., các làng nghề đã tạo việc làm cho khoảng 55.000 lao động khu vực nông thôn, góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Nhằm thúc đẩy phát triển và giữ gìn giá trị các làng nghề, thời gian qua, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ thiết thực về đất đai, tài chính, xúc tiến thương mại. Tỉnh cũng tích cực khuyến khích các cơ sở đầu tư thiết bị, máy móc hiện đại, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất – kinh doanh, từ đó đổi mới mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo nên sức sống mới cho các làng nghề truyền thống.
Tại xã Yên Phương (huyện Yên Lạc), nghề mộc Lũng Hạ – sau bao biến cố, thăng trầm – vẫn giữ vững được vị thế nhờ sự mạnh dạn đổi mới công nghệ. Việc đầu tư máy móc hiện đại, tăng cường ứng dụng công nghệ số trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đã giúp các cơ sở tại đây không ngừng phát triển, tạo dấu ấn trên thị trường với nhiều sản phẩm mộc mỹ nghệ đặc sắc.
Riêng năm 2023, các sản phẩm làng nghề Yên Phương đã ghi dấu ấn tại Cuộc thi tay nghề giỏi cấp tỉnh với 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 2 giải Ba và 1 giải Khuyến khích. Sang năm 2024, ba sản phẩm tiêu biểu của Cơ sở sản xuất đồ gỗ Tươi Thuấn gồm: cuốn thư gỗ mít, ngai thờ gỗ mít và tranh tứ quý gỗ hương đá đã vinh dự đạt chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh. Đây không chỉ là minh chứng cho chất lượng và uy tín của thương hiệu mà còn mở ra cơ hội quảng bá sản phẩm làng nghề ra thị trường trong nước và quốc tế.
Chị Nguyễn Thị Thuấn – chủ cơ sở Tươi Thuấn chia sẻ: “Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ các cấp, ngành, chính quyền địa phương, cơ sở luôn đặt yếu tố chất lượng và uy tín lên hàng đầu. Bắt nhịp xu thế chuyển đổi số, chúng tôi tích cực đổi mới thiết bị, nâng cao trình độ kỹ thuật và ứng dụng công nghệ vào mọi khâu sản xuất, quảng bá sản phẩm. Nhờ đó, thương hiệu ngày càng được khẳng định trên thị trường”.
Không riêng Yên Phương, xã An Nhân (huyện Vĩnh Tường) cũng đang là điểm sáng trong việc đưa công nghệ vào sản xuất làng nghề. Nhiều năm trở lại đây, các hộ dân, cơ sở sản xuất – kinh doanh tại đây đã chủ động nắm bắt xu hướng thị trường, ứng dụng công nghệ cao và công nghệ số để nâng cao chất lượng, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh và bảo vệ môi trường.
Hiện An Nhân có 5 làng nghề truyền thống gồm làng rèn Bàn Mạch, các làng mộc Vân Giang, Văn Hà, Thủ Độ và Bích Chu với gần 2.000 hộ, cơ sở sản xuất. Các làng nghề này đang tạo việc làm ổn định cho hơn 3.700 lao động, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế tại địa phương.
Đặc biệt, Hợp tác xã Rèn Thanh niên là một trong những đơn vị tiên phong trong ứng dụng công nghệ số vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Việc đầu tư các loại máy móc hiện đại như lò nung cao tần, máy LRam... đã giúp HTX tối ưu hóa chi phí sản xuất và giảm thiểu tác động đến môi trường. Ngay từ năm 2020, khi đại dịch Covid-19 bùng phát, HTX đã nhanh chóng thích ứng bằng cách kết hợp bán hàng trực tuyến và trực tiếp, triển khai các hình thức livestream, chốt đơn trên nền tảng mạng xã hội như Facebook, Shopee, TikTok... mang lại hiệu quả rõ rệt.
Ông Phùng Văn Đô – Giám đốc HTX Rèn Thanh niên – khẳng định: “Khoa học công nghệ không chỉ giúp nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ mà còn là yếu tố quan trọng để gìn giữ tinh hoa làng nghề. Bộ dao nhà bếp 8 sản phẩm của HTX đã lần lượt được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh (2021), cấp khu vực phía Bắc (2022) và cấp Quốc gia (2023)”. Hiện HTX tạo việc làm ổn định cho 10 lao động địa phương với thu nhập khá.
Trong thời gian tới, để bảo tồn và phát triển các làng nghề bền vững, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục tăng cường hỗ trợ vốn, chuyển giao công nghệ, và phát triển mô hình làng nghề gắn với du lịch. Đặc biệt, tỉnh khuyến khích các hộ sản xuất, cơ sở kinh doanh tiếp tục đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường tiêu thụ bằng các giải pháp số, đưa sản phẩm truyền thống vươn xa, hội nhập sâu rộng hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Tin liên quan

Khai thác hiệu quả mô hình du lịch - làng nghề ở vùng cao
11:03 | 18/06/2025 Du lịch làng nghề

Nâng tầm giá trị thương hiệu khô cá lóc
15:42 | 13/06/2025 Kinh tế

Bình Định: Hơn 34.600 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng nâng cao về chuyển đổi số, kỹ năng số
09:18 | 12/06/2025 Đào tạo nghề
Tin mới hơn

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương “di sản sống” giữa đại ngàn Vĩnh Sơn
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Nhóm yêu thích nghề làm men lá” giữ gìn và phát triển nghề truyền thống
09:41 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề bánh pía Vũng Thơm
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cao Bằng: Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng An
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Lê Mạnh Tuấn – Người giữ hồn đất, thổi hồn cho “đất nở hoa”
22:13 | 07/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Nguyễn Văn Lưu: Người đưa gốm sứ Chu Đậu trở về từ đáy biển
11:03 | 06/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Gắn kết chương trình OCOP với du lịch làng nghề – Hướng đi bền vững cho kinh tế nông thôn
09:06 | 04/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới 2024
19:09 Tin tức

Làng nghề - “mắt xích” cho công nghiệp văn hóa
10:50 Nghiên cứu trao đổi

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 Làng nghề, nghệ nhân

Thủ tướng Chính phủ công nhận Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới
10:36 Nông thôn mới

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 Làng nghề, nghệ nhân