Làng nghề thi hành Hiệp định EVFTA
Hiệp định EVFTA gồm 17 Chương, 8 Phụ lục, 2 Nghị định thư, 2 Biên bản ghi nhớ và 4 Tuyên bố chung. Hiệp định điều chỉnh nhiều vấn đề bao gồm: Thương mại hàng hóa (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm, các hàng rào kỹ thuật trong thương mại, thương mại dịch vụ (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp Nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, pháp lý - thể chế. EVFTA được coi là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cũng như đã lưu ý đến chênh lệch về trình độ phát triển giữa hai bên.
Theo Bộ Công thương, EVFTA được cho là sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm ở mức bình quân từ 2,18 đến 3,25% (cho giai đoạn 5 năm đầu thực hiện), 4,57-5,30% (cho giai đoạn 05 năm tiếp theo) và 7,07-7,72% (cho giai đoạn 05 năm sau đó).
Đối với chúng ta, trong quá trình thi hành EVFTA, cơ hội, thuận lợi là rất lớn, song thách thức cũng không nhỏ. Đó là hàng hóa của 27 thành viên EU cũng vào VN với mức thuế giảm dần, cạnh tranh gay gắt là không tránh khỏi. Tuy nhiên, việc thực hiện EVFTA cũng là một dịp để chúng ta tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh, tạo điều kiện để VN tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. phát triển bền vững hơn. Các làng nghề nước ta, chủ yếu là hộ kinh doanh cá thể với quy mô nhỏ và vừa, thậm chí siêu nhỏ cũng đứng trước những cơ hội mới, song đồng thời cũng gặp những thách thức gay gắt về sức cạnh tranh, vốn liếng, trình độ nhân lực, tiếp cận thị trường, v.v… như mọi người đã biết, do đó, càng cần phải nỗ lực hơn nhiều để có thể nâng cao đồng bộ, toàn diện chất lượng hoạt động với sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn, đạt hiệu quả cao trong thi hành Hiệp định.
YÊU CẦU ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC
Việc thực hiện EVFTA đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn trước hết là từ phía các doanh nghiệp, trong đó có các cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề chúng ta. Tuy nhiên, như kinh nghiệm đã chỉ rõ, vai trò của Nhà nước là rất quan trọng, nhất là trong khi dịch Covid-19 đang lây lan, ảnh hưởng xấu đến kinh tế và đời sống nhân dân. Yêu cầu đặt ra là phải khai thác tối đa các lợi thế, tận dụng mọi cơ hội để giành thắng lợi cho đất nước, cho mỗi doanh nghiệp. Chỉ có sự nỗ lực của cả hai phía doanh nghiệp và Nhà nước mới có thể đạt hiệu quả cao như mong muốn.
Về phía Nhà nước, xin đề nghị:
Một là, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế, trước mắt là xây dựng các văn bản trình Đại hội lần thứ XIII của Đảng, tiếp tục hoàn thiệm và nâng cao chất lượng hoạt động của một “Nhà nước kiến tạo” hiện đại, hoàn chỉnh hệ thống thể chế, chính sách nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho mỗi người dân thực hiện quyền tự do kinh doanh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; khuyến khích làm giàu hợp pháp, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo; Đặc biệt chú trọng văn hóa, đạo đức trong phát triển; bảo vệ môi trường, v.v…
CGCC Vũ Quốc Tuấn.
Đáng chú ý là thời gian gần đây, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật đã được thành lập, với nhiệm vụ xóa bỏ những văn bản mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp thực tiễn, gây khó khăn, kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội, qua đó tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, giải phóng các năng lực sản xuất, khuyến khích sáng tạo của dân và doanh nghiệp. Mặt khác rất quan trọng là tiếp tục cải cách hành chính, xóa bỏ những hành vi tham nhũng, gây khó khăn, phiền hà doanh nghiệp.
Hai là, dối với Hiệp định EVFTA, Nhà nước tăng cường các hoạt động phổ biến, giải thích và hướng dẫn thực hiện các điều khoản của hiệp định đến từng doanh nghiệp, từng cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề; không chỉ là những phương hướng chung mà cần rất cụ thể đến từng ngành nghề, từng mặt hàng cụ thể. Hơn nữa, các cơ quan nhà nước còn cần phổ biến cho doanh nghiệp và làng nghề nắm vững các đặc điểm, yêu cầu của mỗi thị trường trong EU, nhất là văn hóa kinh doanh, văn hóa tiêu dùng của từng nước. Đồng thời, để bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp, họ có thể thực hiện các rào cản kỹ thuật phi thuế quan; chúng ta cần kịp thời nắm vững các biện pháp họ sẽ thực hiện để chuẩn bị các biện pháp đối phó..
Ba là, hiện nay, đang có ba hiệp định thương mại tự do thế hệ mói có nội dung rất quan trọng và phạm vi rất rộng (EVFTA, RCEP và CPTPP) đều đang có hiệu lực thi hành và liên quan đến làng nghề, song lại có những điều khoản giống nhau và khác nhau, vì vậy, xin đề nghị các cơ quan nhà nước tích hợp các điều khoản của các hiệp định này (cả về nội dung, phạm vi và thời hạn thi hành, cùng dự báo những rào cản kỹ thuật mà các nước có thể thực hiện để bảo vệ hàng hóa của họ) vào trong một văn bản dễ đọc, dễ hiểu, để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề nắm được, từ đó có giải pháp thi hành các hiệp định có hiệu quả, tránh thiệt hại.
YÊU CẦU ĐỐI VỚI HIỆP HỘI LÀNG NGHỀ VIỆT NAM
Với chức năng là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp gắn bó với cộng đồng làng nghề trong cả nước, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam (HHLN) càng cần phát huy trách nhiệm của mình trong việc thực hiện các biện pháp để mỗi làng nghề, mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề tận dụng mọi cơ hội cũng như khắc phục những thách thức trong thi hành các hiệp định EVFTA và EVIPA. Xin kiến nghị một số biện pháp như sau.
Một là, góp phần cùng cơ quan nhà nước trong việc tuyên truyền, phổ biến, giải thích và hướng dẫn thực hiện các điều khoản của hiệp định, nhất là những điều khoản liên quan trực tiếp đến làng nghề. Điều này rất cần thiết bởi vì HHLN hiểu rõ hơn các cơ quan nhà nước về đặc điểm của từng nhóm ngành nghề, từng ngành nghề, thậm chí từng làng nghề ở các vùng đất nước. Vì thế, việc HHLN giải thích, phổ biến các điều khoản của hiệp định càng chi tiết, cụ thể, thật cặn kẽ, thiết thực, sát sườn, sẽ giúp cho mỗi cơ sở, mỗi làng nghề biết rõ những việc phái làm, những giải pháp cần thực hiện và thực hiện sao cho có hiệu quả cao nhất.
Hai là, HHLN có thể góp ý kiến về giải pháp và trực tiếp thực hiện các dịch vụ phục vụ cơ sở làng nghề. Đó là những công việc nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa, nâng cao sức cạnh tranh của mỗi sản phẩm, những biện pháp đã được áp dụng lâu nay, song giờ đây cần được thực hiện một cách chủ động, cụ thể hơn, sát hợp hơn với từng sản phẩm hàng hóa, đáp ứng trúng yêu cầu của từng thị trường trong EU. Những giải pháp như ứng dụng khoa học, công nghệ; Cải tiến tổ chức quản lý, chú ý xuất xứ nguyên vật liệu, hàng hóa; Bồi dưỡng và đào tạo nhân lực, quan tâm phát huy nghệ nhân, thợ giỏi, thực hiện quan hệ lao động theo cam kết mới; khắc phục ô nhiễm môi trường, v.v… cần được thực hiện thiết thực hơn. Trong điều kiện hiện nay, xin nhấn mạnh việc liên kết, liên doanh giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh, giữa các cơ sở sản xuất nhỏ với các doanh nghiệp lớn, với các tổ chức nghiên cứu, các trường, viện, … đặc biệt là gắn kết chuỗi giá trị giữa các khâu của sản xuất và thị trường, coi đây là một biện pháp rất cơ bản để nâng cao sức cạnh tranh trong hội nhập, thực hiện EVFTA đạt hiệu quả cao.
Ba là, để thực hiện các nhiệm vụ trên đây, xin đề nghị HHLN phát huy hơn nữa hoạt động của các tổ chức trực thuộc, như các trung tâm, các ban, văn phòng đại diện, v.v… hướng hoạt động của các tổ chức này về cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề, tập trung vào các dịch vụ thông tin, tư vấn, đào tạo, quan trọng nhất là các dịch vụ khoa học công nghệ; tư vấn chính sách, tư vấn pháp luật; Dịch vụ xây dựng thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ, phát triển thị trường, v.v… Cần coi cơ sở là trung tâm của mọi hoạt động; cơ sở mạnh, thực hiện EVFTA thành công thì HHLN sẽ vững mạnh, càng được sự tín nhiệm của cộng đồng làng nghề.
Trên đây chỉ là những gợi ý ban đầu, còn rất sơ sài, góp với các làng nghề trong việc thi hành EVFTA. Hy vọng rằng rằng các cơ sở sản xuất làng nghề, cộng đồng làng nghề nước ta, với ý chí vươn lên mạnh mẽ cùng đội ngũ nghệ nhân giàu sức sáng tạo phong phú, sẽ chủ động tìm ra nhiều giải pháp hữu hiệu để tranh thủ cơ hội, vượt qua thách thức, đạt nhiều thành tựu trong thực hiện Hiệp định này, góp phần bảo tồn và phát triển bền vững làng nghề nước ta.
Tháng 12 năm 2020
CGCC Vũ Quốc Tuấn
Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Hiệp hội Làng nghề Việt Nam
Tin liên quan
Tin mới hơn
Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu
13:43 | 07/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
08:50 | 04/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Marketing, xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
09:26 | 25/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng - Tầm nhìn tương lai
13:48 | 11/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu
09:55 | 30/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước
11:18 | 16/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch
17:27 | 13/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc
11:04 | 11/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực
11:21 | 10/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống miền Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng (Kỳ I)
10:44 | 01/08/2024 Nghiên cứu trao đổi
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề
15:14 | 26/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại
07:36 | 25/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Gốm cổ Quảng Đức di sản văn hóa tiêu biểu
14:26 | 11/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tìm giải pháp phát triển làng nghề gắn với văn hóa, du lịch
09:11 | 05/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cuốn sách của tư duy, tầm nhìn và sự tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam
09:54 | 24/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dát vàng bạc quì làng Kiêu Kỵ
09:10 | 18/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Khai thác nguồn lực phát triển kinh tế làng nghề tại Thủ đô
09:28 | 13/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cần nâng tầm các sản phẩm làng nghề, lưu giữ giá trị văn hóa - lịch sử
10:45 | 07/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Marketing bán hàng online cho sản phẩm gốm bát tràng
10:07 | 30/05/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề và Làng nghề truyền thống
09:22 | 16/05/2024 Nghiên cứu trao đổi
Vai trò, vị thế của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, trong sự nghiệp bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống Việt Nam
10:08 | 10/05/2024 Nghiên cứu trao đổi
Sài Sơn (huyện Quốc Oai): Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu
20:56 Nông thôn mới
Huyện Đất Đỏ đạt nông thôn mới nâng cao
20:55 Nông thôn mới
Ninh Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án khuyến công
09:58 Khuyến công
Quảng Bình: Thêm 11 sản phẩm được công nhận sản phẩm CNNT tiêu biểu
09:56 Khuyến công
Trường THPT Bất Bạt - Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua năm học 2023-2024
09:56 Văn hóa - Xã hội