Hà Nội: 23°C Hà Nội
Đà Nẵng: 22°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 30°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 22°C Thừa Thiên Huế

Làng nghề nước mắm Nam Ô

LNV - Cứ mỗi dịp gần Tết, người dân làng nước mắm Nam Ô lại tất bật chuẩn bị đủ sản lượng nước mắm phục vụ cho khách hàng trong và ngoài thành phố đến mua làm quà biếu và tiêu dùng. Từ đầu ngõ, nghe thoang thoảng hương vị mắm đặc trưng, quyện trong không gian thân thuộc giữa làng chài cổ.

Làng nghề truyền thống nước mắm Nam Ô là một trong số ít làng nghề còn tồn tại và phát triển ở Đà Nẵng hiện nay có tuổi đời hơn 700 năm, nằm trên địa bàn hai phường Hòa Hiệp Nam và Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu). Theo Hội Làng nghề nước mắm Nam Ô, hiện nay làng nghề có khoảng 100 hộ dân làm nước mắm, hằng năm cung cấp 200 - 300 nghìn lít nước mắm cho thị trường trong nước. Đặc biệt, vào những ngày cận Tết, mỗi hộ dân tăng sản lượng nước mắm 20-40% so với ngày thường.

Làng nghề nước mắm Nam Ô

Với truyền thống 4 đời làm nghề nước mắm, ông Bùi Thanh Phú, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Làng nghề truyền thống nước mắm Nam Ô cho biết, để phục vụ Tết, năm nay thương hiệu mắm Hương Làng Cổ của gia đình ông dự kiến tăng sản lượng hơn 20% so với ngày thường, tương đương khoảng 8.000-10.000 lít nước mắm. Hiện nước mắm Hương Làng Cổ có hai loại chính là loại đặc biệt và loại nước mắm nhĩ. “Đối với nước mắm loại đặc biệt, cá cơm than phải được ủ trên 24 tháng, còn nước mắm nhĩ thì ủ trên 12 tháng theo quy trình sản xuất truyền thống và được kiểm soát nghiêm ngặt, nhất là khâu chọn cá và muối. Tất cả đều được ủ trong lu sành. Cá làm mắm là loại cá cơm than được ủ với muối Sa Huỳnh. Trước khi sử dụng chưng cất làm mắm, muối được ủ trước 6 tháng để bớt vị chát, sau đó lựa cá cơm than đúng kích thước, bảo đảm độ tươi ngon và ủ trên 12 tháng mới cho ra sản phẩm”, ông Phú giải thích.

Làng nghề nước mắm Nam Ô

Tuy không còn con cháu theo nghề như trước đây, bà Bùi Thị Hoa, chủ cơ sở nước mắm Bà Hoa (tổ 49 Nam Ô 2, phường Hòa Hiệp Nam) vẫn thuê người làm thêm để cung cấp đủ số lượng mắm phục vụ Tết. Bà Hoa cho biết, Tết năm nay bà làm nhiều hơn 300-400 lít so với ngày thường. Nước mắm được làm từ cá cơm than mua ở biển Sơn Trà và ủ muối Sa Huỳnh của tỉnh Quảng Ngãi. Để có đủ số lượng mắm nhĩ ngon bán Tết, bà bắt đầu ủ cá từ tháng Giêng cho đến tháng 11, 12 thì bắt đầu lọc mắm. Không chỉ có khách ở Đà Nẵng, bà còn gửi cho khách ở tận Hà Nội và Điện Biên.

“Dù kinh tế khó khăn nhưng giá cả vẫn không thay đổi, mỗi lít nước mắm nhĩ chỉ dao động trên dưới 70.000 đồng. Giờ con cháu không còn theo nghề, trong khi tôi tuổi già sức yếu nên phải thuê người làm công vì bưng chum quá nặng. Ở đây, ai cũng làm mắm theo quy trình như nhau nên sản phẩm làm ra chất lượng khá đồng đều. Chỉ khác là cách quảng bá và tìm nguồn khách”, bà Hoa cho biết thêm.

Làng nghề nước mắm Nam Ô

Ngoài thương hiệu nước mắm Hương Làng Cổ, nước mắm Bà Hoa, làng mắm Nam Ô có nhiều cơ sở nước mắm nổi tiếng như: Dì Sáu, Dì Nhứt, Bình Minh, Ô Long, Trần Ngọc Vinh, Bà Cử, Bà Siêng, Bà Lự, Bảy Tri, Hải Hiệp, Hai Liên, Bảy Ngưng, Hồng Hương...

Với quy trình sản xuất nghiêm ngặt theo phương pháp truyền thống, nước mắm Nam Ô đang từng bước chiếm lĩnh thị trường các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, sau khi được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận nghề làm nước mắm Nam Ô là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, những người làm mắm ở Nam Ô càng có ý thức hơn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Đây cũng là động lực để người dân làng nghề tiếp tục phát huy danh tiếng, giá trị lịch sử của sản phẩm “Nước mắm Nam Ô” theo hướng vừa phát huy giá trị di sản, vừa bảo tồn nghề làm mắm truyền thống và phát triển du lịch theo hướng bền vững.

Lương Đoàn

Tin liên quan

Quảng bá sản phẩm nước mắm Nam Ô, sản phẩm OCOP, đặc trưng – Liên Chiểu 2023

Quảng bá sản phẩm nước mắm Nam Ô, sản phẩm OCOP, đặc trưng – Liên Chiểu 2023

OVN - Tối 11-8 tại đường Nguyễn Tất Thành (khu vực phường Hòa Hiệp Nam) đã khai mạc Chương trình quảng bá sản phẩm thương hiệu nước mắm Nam Ô, sản phẩm OCOP, đặc trưng - Liên Chiểu 2023.
Đậm đà nước mắm Nam Ô - Cá rô Xuân Thiều

Đậm đà nước mắm Nam Ô - Cá rô Xuân Thiều

LNV - Trên con đường ‘thiên lý” Bắc- Nam, chúng tôi rất ấn tượng khi dừng chân ghé thăm làng nghề chài cổ Nam Ô (thuộc phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng) bởi nơi đây có nhiều món đặc sản trứ danh như nước mắm Nam Ô, gỏi cá Nam Ô, cá rô Xuân Thiều mà từ lâu đã nức tiếng gần xa qua những câu ca quen thuộc “Nước mắm Nam Ô, cá rô Xuân Thiều”.

Tin mới hơn

"Bàn tay vàng" Người thợ mộc

"Bàn tay vàng" Người thợ mộc

LNV - Người dân làng nghề sản xuất đồ mộc Vạn An, xã Sơn Đông, TX Sơn Tây, Hà Nội vô cùng phấn khởi khi đón nhận Bằng công nhận danh hiệu "Làng nghề Hà Nội". Một sự kiện ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực không mệt mỏi, vượt mọi khó khăn của người dân Vạn An, đóng góp tích cực vào quá trình xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh trên địa bàn thị xã.
Nghệ nhân đánh thức làng nghề Trạch Xá

Nghệ nhân đánh thức làng nghề Trạch Xá

LNV - Đàn ông Trạch Xá khéo may - Tay đo, tay thước suốt ngày chỉ kim. Quả thực, hiếm có làng quê nào như làng Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa - nơi hầu hết đàn ông trong làng đều làm nghề may áo.
Làng nghề nước mắm Nam Ô

Làng nghề nước mắm Nam Ô

LNV - Cứ mỗi dịp gần Tết, người dân làng nước mắm Nam Ô lại tất bật chuẩn bị đủ sản lượng nước mắm phục vụ cho khách hàng trong và ngoài thành phố đến mua làm quà biếu và tiêu dùng. Từ đầu ngõ, nghe thoang thoảng hương vị mắm đặc trưng, quyện trong không gian thân thuộc giữa làng chài cổ.
Nữ nghệ nhân giữ lửa nghề rối nước

Nữ nghệ nhân giữ lửa nghề rối nước

LNV - Nữ Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT) duy nhất của phường rối nước hơn 300 năm tuổi, bà Nguyễn Thị Thỏa (sinh năm 1965 ở thôn Đào Thục, xã Thục Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội) luôn giữ trong mình ngọn lửa đam mê với nghề và nỗ lực để bảo tồn, phát huy di sản văn hóa đặc sắc của quê hương.

Tin khác

Làng nghề bánh nổ Điền Trang

Làng nghề bánh nổ Điền Trang

LNV - Bánh nổ, món ăn dân dã chỉ có ở Quảng Ngãi này từ lâu đã thành đặc sản. Khi tiếng búa đóng vào chày vang khắp cả làng Điền Trang, xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa chính là chuông báo, Tết sắp đến.
Giữ gìn và phát triển nghề dệt truyền thống lâu đời Na Sang

Giữ gìn và phát triển nghề dệt truyền thống lâu đời Na Sang

LNV - Bản Na Sang, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên, (tỉnh Điện Biên) là nơi người dân tộc Lào sinh sống lâu đời. Từ xưa, người Lào quan niệm phụ nữ phải biết dệt vải, “biết dệt vải mới lấy được chồng!”. Bởi vậy nghề dệt vải truyền thống người Lào Na Sang được lưu giữ, truyền dạy và phát triển cho tới ngày nay.
Làng quất cảnh lớn nhất miền Trung vào vụ Tết

Làng quất cảnh lớn nhất miền Trung vào vụ Tết

LNV - Với truyền thống hơn 100 năm trồng quất cảnh, nông dân xã Cẩm Hà, TP Hội An đã chuẩn bị 71.000 chậu quất phục vụ Tết Ất Tỵ.
Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân - Ninh Bình

Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân - Ninh Bình

LNV - Nhiều năm trở lại đây, làng đá mỹ nghệ Ninh Vân, thuộc huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, đã ghi dấu ấn mạnh mẽ như một trong những làng nghề truyền thống có bước phát triển vượt bậc. Kế thừa những giá trị tinh hoa do cha ông để lại, các nghệ nhân chạm khắc đá nơi đây, qua bao thế hệ, không ngừng sáng tạo và hoàn thiện tay nghề. Chính nhờ sự đam mê và tài năng đó, họ đã tạo ra những tuyệt tác độc đáo, góp phần đưa thương hiệu nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân không chỉ vang danh trong nước mà còn vươn xa ra thế giới.
Bài viết đầy cảm xúc của Bộ trưởng Lê Minh Hoan về Làng nghề gốm Phù Lãng

Bài viết đầy cảm xúc của Bộ trưởng Lê Minh Hoan về Làng nghề gốm Phù Lãng

LNV - Hồn đất thăng hoa qua bàn tay người thợ
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình

Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình

LNV - Làng nghề bánh tráng Long Bình, ở khu phố Long Bình, thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân là một trong ba làng nghề truyền thống được UBND tỉnh Phú Yên hỗ trợ về vốn đầu tư, đào tạo nghề, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tạo điều kiện cho làng nghề được phục hồi và phát triển.
Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết

Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết

LNV - Những ngày này, làng nghề đèn lồng truyền thống Hội An (Quảng Nam) đang bước vào giai đoạn nhộn nhịp nhất trong năm. Nhiều cơ sở tất bật ngày đêm sản xuất những chiếc đèn lồng để phục vụ Tết Nguyên đán 2025.
Thách thức bảo tồn nghề nón Huế

Thách thức bảo tồn nghề nón Huế

LNV - Hai câu thơ: "Ai ra xứ Huế mộng mơ / Mua về chiếc nón bài thơ làm quà" của tác giả Nguyễn Khoa Điềm là một trong những câu thơ nổi bật trong thơ ca dân tộc, phản ánh một cách tinh tế về vẻ đẹp và bản sắc văn hóa của vùng đất Huế. Những từ ngữ giản dị nhưng đầy sức gợi, "xứ Huế mộng mơ" đã khắc họa được hình ảnh của một mảnh đất yên bình, thơ mộng, nơi có những giá trị văn hóa lâu đời, đặc biệt là những làng nghề truyền thống như nghề làm nón lá.
Kết nối nghề xưa với văn hóa truyền thống

Kết nối nghề xưa với văn hóa truyền thống

LNV - Làng nghề vùng Bắc Bộ từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong di sản văn hóa dân tộc Việt Nam, gắn liền với quá trình truyền nghề qua nhiều thế hệ. Những tinh hoa từ nghề xưa không chỉ là sản phẩm thủ công mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa truyền thống, góp phần quan trọng trong sự phát triển bền vững của các làng nghề trong thời đại ngày nay.
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên

Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên

LNV - Ngày 20/12/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Làng nghề Việt Nam – Cơ quan của Trung ương Hiệp Hội Làng nghề Việt Nam tổ chức kỉ niệm 13 năm Ngày xuất bản số báo đầu tiên (22/12/2011 – 22/12/2024). Tổng kết công tác năm 2024 – Triển khai công tác năm 2025.
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn

Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn

LNV - Năm Căn, vùng đất tận cùng của Tổ quốc, không chỉ nổi tiếng với những cánh rừng ngập mặn xanh mướt mà còn được biết đến với nghề làm than đước. Nghề thủ công này đã gắn liền với cuộc sống của người dân địa phương, góp phần tạo nên một nét đẹp riêng biệt của vùng đất này.
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững

Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững

LNV - Làng nghề đan lưới Vân Trình, với hơn 500 năm lịch sử, không chỉ là nguồn sinh kế bền vững cho hơn 800 lao động mà còn là niềm tự hào văn hóa, gắn liền với linh hồn và bản sắc của người dân Thừa Thiên Huế.
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội

Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội

LNV - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6275/QĐ-UBND về công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống, Làng nghề truyền thống” Hà Nội.
Nghề trồng nấm ở An Giang

Nghề trồng nấm ở An Giang

LNV - Những năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở tỉnh An Giang, các mô hình sản xuất hữu cơ, tuần hoàn được đẩy mạnh, trong đó có mô hình trồng nấm vừa tận dụng nguồn rơm sau thu hoạch không phải đốt gây ô nhiễm môi trường khói bụi, vừa phù hợp với nông hộ có ít đất sản xuất mang lại thu nhập cao cho người nông dân, giải quyết việc làm cho người nghèo.
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 3983 công nhận Nghề thủ công truyền thống nghề làm muối Sa Huỳnh thuộc phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Thêm 3 huyện của Bến Tre, Sóc Trăng và Bà Rịa-Vũng Tàu đạt chuẩn nông thôn mới

Thêm 3 huyện của Bến Tre, Sóc Trăng và Bà Rịa-Vũng Tàu đạt chuẩn nông thôn mới

LNV - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký các quyết định công nhận huyện Mỏ Cày Nam (tỉnh Bến Tre); huyện Châu Thành (tỉnh Sóc Trăng); huyện Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) đạt chuẩn nông thôn mới.
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

LNV - Với những giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) trên mọi phương diện từ những giá trị của văn hóa dân tộc, mỹ thuật, sáng tạo, trí tuệ, tri thức và kinh tế… có thể thấy đây là một hàng hóa có nhiều giá trị lớn đối với cuộc sống con người và tiềm năng góp phần làm giàu mạnh đất nước.
"Bàn tay vàng" Người thợ mộc

"Bàn tay vàng" Người thợ mộc

LNV - Người dân làng nghề sản xuất đồ mộc Vạn An, xã Sơn Đông, TX Sơn Tây, Hà Nội vô cùng phấn khởi khi đón nhận Bằng công nhận danh hiệu "Làng nghề Hà Nội". Một sự kiện ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực không mệt mỏi, vượt mọi khó khăn của người dân Vạn An, đóng góp tích cực vào quá trình xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh trên địa bàn thị xã.
Hà Nội tổ chức phiên chợ nông sản tiêu biểu và sản phẩm OCOP chào Xuân Ất Tỵ 2025

Hà Nội tổ chức phiên chợ nông sản tiêu biểu và sản phẩm OCOP chào Xuân Ất Tỵ 2025

LNV - Từ ngày 22 đến 27-12, tại 33 Nguyễn Chí Thanh (quận Ba Đình, Hà Nội), Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức "Phiên chợ nông sản tiêu biểu, chất lượng cao và sản phẩm OCOP" mừng Xuân Ất Tỵ 2025.
Nghệ nhân đánh thức làng nghề Trạch Xá

Nghệ nhân đánh thức làng nghề Trạch Xá

LNV - Đàn ông Trạch Xá khéo may - Tay đo, tay thước suốt ngày chỉ kim. Quả thực, hiếm có làng quê nào như làng Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa - nơi hầu hết đàn ông trong làng đều làm nghề may áo.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
Giao diện di động