Hà Nội: 18°C Hà Nội
Đà Nẵng: 21°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 27°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 19°C Thừa Thiên Huế

Đậm đà nước mắm Nam Ô - Cá rô Xuân Thiều

LNV - Trên con đường ‘thiên lý” Bắc- Nam, chúng tôi rất ấn tượng khi dừng chân ghé thăm làng nghề chài cổ Nam Ô (thuộc phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng) bởi nơi đây có nhiều món đặc sản trứ danh như nước mắm Nam Ô, gỏi cá Nam Ô, cá rô Xuân Thiều mà từ lâu đã nức tiếng gần xa qua những câu ca quen thuộc “Nước mắm Nam Ô, cá rô Xuân Thiều”.
Đậm đà nước mắm Nam Ô - Cá rô Xuân Thiều

Nước mắm Nam Ô nổi tiếng thơm ngon

Nước mắm Nam Ô có một mùi vị khác hẳn nước mắm ở các nơi khác là do nguyên liệu độc đáo - con cá cơm than được đánh bắt vào tháng Ba đến tháng Tám (ÂL) trên vùng biển Đà Nẵng.

Để chế biến ra loại nước mắm nổi tiếng thơm ngon, người dân Nam Ô chuẩn bị công phu từ muối đến hũ, rồi cá. Dụng cụ muối cá cơm là hũ, vại, chum với nhiều kích cỡ khác nhau, mỗi chum có thể chứa được 200-300 kg cá ướp muối. Khi nào lớp vỉ chèn xuất hiện lớp men màu trắng thì tháo vỉ, vớt lớp men ấy ra. Cá muối vào tháng Ba, gần Tết cổ truyền là bắt đầu lọc mắm.

Đậm đà nước mắm Nam Ô - Cá rô Xuân Thiều
Công đoạn lọc nước mắm nhĩ Nam Ô.

Người ta gọi là nước mắm “nhĩ” là bởi vì phải lọc hết sức công phu, bằng những cái “phểu đan” bằng tre có hình nón, bên trong phễu là lớp vải để nước mắm nhĩ “nhĩ” ra từng giọt, từng giọt mắm thơm nồng. Theo những gia đình có truyền thống chế nước mắm Nam Ô thì việc chế biến phải có bí quyết và đòi hỏi công phu, tỉ mẩn, chỉ sơ ý là nước mắm hư, trở màu hoặc mất ngon.

Người dân Đà Nẵng và các vùng phụ cận này vẫn lưu truyền câu ca: "Nước mắm Nam Ô/ Cá rô Xuân Thiều". Theo các cụ ngày xưa diễn giải rằng cá rô sinh sống ở bàu Tràm (Xuân Thiều) mẩy hình, thơm thịt, xương mềm mà nướng sém sém trên lửa than, dầm với nước mắm Nam Ô pha ớt, gừng thì chỉ có hai từ diễn tả, đó là "tuyệt vời", ngon đến nhức chân răng!

Cá rô Xuân Thiều thơm bùi

Cá rô Xuân Thiều bao đời sinh sống ở bàu Tràm, là một cái bàu lớn của làng Xuân Thiều xưa (Q.Liên Chiểu). Ngày trước, ngoài nuôi trồng thủy sản, cư dân ven bờ còn làm nghề đánh bắt cá thiên nhiên ở trong bàu. Hồ bàu Tràm nổi tiếng với giống cá rô rất ngon, ăn béo ngậy và thơm bùi.

Thời điểm sau mưa, cá rô bàu Tràm bắt đầu béo vàng, xương vây đều rất mềm. Bắt được cá về, người ta dùng xiên tre xâu thành từng xâu đem nướng trên bếp than hồng. Con cá chín vàng ươm, bóng nhẫy tỏa mùi thơm lừng khiến người lịch lãm nhất cũng không thể giấu nổi sự thèm thuồng đến cồn cào cả gan ruột. Sau một ngày lao động vất vả, tối về xúm xít quanh bếp lửa hồng ấm áp, thưởng thức hương vị món rô đồng nướng chấm nước mắm nhĩ Nam Ô pha với gừng, tỏi, ớt để “đưa cay” hay ăn với cơm nóng thì trên cả tuyệt vời.

Đậm đà nước mắm Nam Ô - Cá rô Xuân Thiều

Các món ăn được chế biến từ cá rô Xuân Thiều có khá nhiều và đều rất ngon như cá rô: Kho rim, kho lá nghệ, kho tộ; cá rô nấu canh cải, canh mướp đắng, canh bầu, canh rau; Cá rô om chuối, cá rô nướng chấm nước mắm gừng, cá rô chiên xù… Sau đây là một số món ăn đặc trưng từ cá rô Xuân Thiều:

Cá rô kho lá nghệ: Cá rô sau khi cắt vây, đánh vảy rồi cẩn thận xếp cá vào nồi đất đã được lót sẵn lớp lá nghệ đã xắt vào kho cùng. Nếu dùng lá non quá khi kho cá sẽ không có thơm đượm, còn lá già quá thì ăn sẽ bị dai, xơ. Chỉ có lá nghệ bánh tẻ khi kho với cá rô ăn mới có mùi thơm đặc trưng, vị bùi bùi.

Cá rô chiên: Cá rô câu về là sạch để ráo nước, thấm khô hoàn toàn để khi chiên không bị văng dầu. Bắt chảo lên bếp, đun lửa vừa cho chảo nóng đều, rồi mới cho dầu ăn vào đun tiếp. Chia cá thành từng mẻ dàn đều ra, giữ nguyên một mặt cho tới khi vàng giòn mới lật trở, chiên mặt còn lại. Khi cá chín thơm, giòn thì vớt ra bày lên đĩa thưởng thức.Từng con cá rô chiên vàng ươm, giòn rụm, chấm nước mắm nhĩ Nam Ô, ăn kèm rau luộc, cơm trắng đã trở thành nỗi nhớ của không ít người xa quê.

Cá rô nấu canh với rau cải: Cá rô sau khi làm sạch thì cho vào luộc chín tới cùng với chút gừng, hành đập dập cho thơm. Vớt cá ra, ngâm vào âu nước cho nguội rồi nhẹ nhàng gỡ xương vây bụng, xương lưng, vây bên rồi lẩy lấy thịt cá ướp với chút mắm, muối, hạt nêm, hạt tiêu rồi xào sơ cho thơm. Phần xương và đầu cá đem ninh tiếp cho ngọt nước, lọc lấy nước đun sôi. Cho rau cải xanh vào đun chín, nêm nếm lại cho vừa vị rồi múc ra thưởng thức nóng.

Cá rô nướng dầm nước mắm Nam Ô: Cá rô làm sạch ruột, rửa sạch nhớt. Sau đó, lấy que tre xiên thành từng trụi rồi nướng bằng lửa than khoảng mươi phút, những con cá rô chín vàng da cháy sém tỏa mùi thơm đầy quyến rũ là thưởng thức được.

Không có gì thú vị bằng bữa cơm chiều, cả gia đình háo hức chờ đợi món cá rô nướng mộc “lên mâm” với cá rô thịt ngọt, dai, da và xương giòn, mềm bùi, đậm đà quyện hòa cùng vị béo tạo thành hương vị món ăn lôi cuốn, hấp dẫn. Bí quyết mang đến sức hấp dẫn của món “cá rô dầm nước mắm Nam Ô”, đó là nước mắm nhĩ Nam Ô. Nước mắm được cư dân ủ từ cá cơm than tươi, ăn đến đâu thì lắng lọc đến đó nên mùi thơm nồng pha thêm với tỏi, ớt, gừng để chấm cá rô nướng thì trên cả tuyệt vời.

Những năm gần đây, quê hương Nam Ô đã chuyển dần lên phố thị và cá rô Xuân Thiều ngày càng vắng bóng trong các bữa cơm gia đình của cư dân khu vực làng chài cổ. Song, về làng chài cổ Nam Ô, du khách có thể nghe những câu ca “gan ruột” của cư dân “ngâm” về 2 món đặc sản trứ danh này đã gắn bó, thủy chung, duyên nợ với nhau đến nổi có lúc nước mắm Nam Ô không hỏng do nguyên liệu và tay nghề mà chỉ “trở màu” khi nhớ cá rô Xuân Thiều !

“Đậm đà, nước mắm Nam Ô

Trở màu vì nhớ cá rô Xuân Thiều

Bàu Tràm, núi Cấm tịch liêu

Còn đâu thấy nữa những chiều câu rô

Giờ đây em ở nơi mô

Có thương “mắm nhĩ, cá rô Xuân Thiều”

Đồng quê, phố mọc lên nhiều

Diếc, rô... bỏ xứ, dắt dìu đi đâu?

Cơm chiều, ngơ ngẩn... đĩa rau

Vắng rô, mắm cũng ngả màu… tương tư…”

Tiên Sa

Tin liên quan

Quảng bá sản phẩm nước mắm Nam Ô, sản phẩm OCOP, đặc trưng – Liên Chiểu 2023

Quảng bá sản phẩm nước mắm Nam Ô, sản phẩm OCOP, đặc trưng – Liên Chiểu 2023

OVN - Tối 11-8 tại đường Nguyễn Tất Thành (khu vực phường Hòa Hiệp Nam) đã khai mạc Chương trình quảng bá sản phẩm thương hiệu nước mắm Nam Ô, sản phẩm OCOP, đặc trưng - Liên Chiểu 2023.

Tin mới hơn

Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình

Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình

LNV - Làng nghề bánh tráng Long Bình, ở khu phố Long Bình, thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân là một trong ba làng nghề truyền thống được UBND tỉnh Phú Yên hỗ trợ về vốn đầu tư, đào tạo nghề, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tạo điều kiện cho làng nghề được phục hồi và phát triển.
Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết

Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết

LNV - Những ngày này, làng nghề đèn lồng truyền thống Hội An (Quảng Nam) đang bước vào giai đoạn nhộn nhịp nhất trong năm. Nhiều cơ sở tất bật ngày đêm sản xuất những chiếc đèn lồng để phục vụ Tết Nguyên đán 2025.
Thách thức bảo tồn nghề nón Huế

Thách thức bảo tồn nghề nón Huế

LNV - Hai câu thơ: "Ai ra xứ Huế mộng mơ / Mua về chiếc nón bài thơ làm quà" của tác giả Nguyễn Khoa Điềm là một trong những câu thơ nổi bật trong thơ ca dân tộc, phản ánh một cách tinh tế về vẻ đẹp và bản sắc văn hóa của vùng đất Huế. Những từ ngữ giản dị nhưng đầy sức gợi, "xứ Huế mộng mơ" đã khắc họa được hình ảnh của một mảnh đất yên bình, thơ mộng, nơi có những giá trị văn hóa lâu đời, đặc biệt là những làng nghề truyền thống như nghề làm nón lá.
Kết nối nghề xưa với văn hóa truyền thống

Kết nối nghề xưa với văn hóa truyền thống

LNV - Làng nghề vùng Bắc Bộ từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong di sản văn hóa dân tộc Việt Nam, gắn liền với quá trình truyền nghề qua nhiều thế hệ. Những tinh hoa từ nghề xưa không chỉ là sản phẩm thủ công mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa truyền thống, góp phần quan trọng trong sự phát triển bền vững của các làng nghề trong thời đại ngày nay.
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên

Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên

LNV - Ngày 20/12/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Làng nghề Việt Nam – Cơ quan của Trung ương Hiệp Hội Làng nghề Việt Nam tổ chức kỉ niệm 13 năm Ngày xuất bản số báo đầu tiên (22/12/2011 – 22/12/2024). Tổng kết công tác năm 2024 – Triển khai công tác năm 2025.
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn

Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn

LNV - Năm Căn, vùng đất tận cùng của Tổ quốc, không chỉ nổi tiếng với những cánh rừng ngập mặn xanh mướt mà còn được biết đến với nghề làm than đước. Nghề thủ công này đã gắn liền với cuộc sống của người dân địa phương, góp phần tạo nên một nét đẹp riêng biệt của vùng đất này.

Tin khác

Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững

Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững

LNV - Làng nghề đan lưới Vân Trình, với hơn 500 năm lịch sử, không chỉ là nguồn sinh kế bền vững cho hơn 800 lao động mà còn là niềm tự hào văn hóa, gắn liền với linh hồn và bản sắc của người dân Thừa Thiên Huế.
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội

Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội

LNV - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6275/QĐ-UBND về công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống, Làng nghề truyền thống” Hà Nội.
Nghề trồng nấm ở An Giang

Nghề trồng nấm ở An Giang

LNV - Những năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở tỉnh An Giang, các mô hình sản xuất hữu cơ, tuần hoàn được đẩy mạnh, trong đó có mô hình trồng nấm vừa tận dụng nguồn rơm sau thu hoạch không phải đốt gây ô nhiễm môi trường khói bụi, vừa phù hợp với nông hộ có ít đất sản xuất mang lại thu nhập cao cho người nông dân, giải quyết việc làm cho người nghèo.
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 3983 công nhận Nghề thủ công truyền thống nghề làm muối Sa Huỳnh thuộc phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa

Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa

LNV - Nghề thêu truyền thống có mặt ở nhiều nơi, nhưng để đạt đến mức độ tinh xảo, điêu luyện, không thể không nhắc đến làng nghề thêu ở Mỹ Đức (Hà Nội) – nơi được coi là ‘cái nôi’ của nghệ thuật thêu. Với sự kết hợp độc đáo giữa hội hoạ và thêu, nghệ nhân Nguyễn Thị Hằng, cùng chồng là một hoạ sĩ, đã sáng tạo ra một phương pháp thêu mới lạ. Để có được thành công này, bà đã trải qua hàng năm trời nghiên cứu, cải tiến, và không ngần ngại từ bỏ hàng trăm bức tranh thêu tay tỉ mỉ.
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ

Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ

LNV - Từ những hạt lạc tròn mẩy, mật mía ngọt ngào, gừng tươi cay nồng, những người nghệ nhân đã khéo léo đem nấu và kết hợp cùng bánh đa tạo nên món Cu đơ Ông bà Thư Viện thơm ngon nức tiếng – xứng tầm là đặc sản xứ Nghệ.
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo

Đan quyện tinh hoa và sáng tạo

LNV - Hà Nội đang từng bước nâng tầm sản phẩm thủ công, kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa truyền thống và sáng tạo hiện đại
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết

Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết

LNV - Thời gian này, các Làng nghề trồng mai cảnh ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định đang tất bật cho việc chăm sóc mai cảnh để giữ lá xanh tốt chờ đến ngày lặt lá. Bởi, cuối tháng 11 âm lịch là thời điểm cây mai cảnh bắt đầu bước vào giai đoạn lặt lá để chuẩn bị đơm hoa đón Tết chào Xuân mới Ất Tỵ năm 2025.
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024

Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024

LNV - Sáng ngày 8/12, tại Hải Phòng, UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024.
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết

Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết

LNV - Khoảng 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Thời điểm này, các làng nghề trong tỉnh có sản phẩm đặc trưng phục vụ Tết như: Hàng thủ công mỹ nghệ, làm hương, trồng hoa, cây cảnh, chế biến nông sản… trở nên nhộn nhịp. Các cơ sở sản xuất, nhà vườn hối hả chạy đua với thời gian để cung ứng những sản phẩm có chất lượng, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thị trường.
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội

Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội

LNV - Còn vài chục ngày nữa là tới lễ Giáng sinh, thời điểm này, phố hàng Mã đã lung linh màu sắc của ngày Noel. Bên cạnh cây thông, vòng nguyệt quế, trái châu... một món đồ được nhiều người săn đón là mô hình người tuyết xốp.
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân

Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân

LNV - Xã Hồng Vân thuộc huyện Thường Tín từ lâu được biết đến là làng nghề sinh vật cảnh vô cùng độc đáo. Tại vùng quê trù phú này, mỗi cây cảnh đều là một tác phẩm nghệ thuật mang trong mình hơi thở của thiên nhiên và dấu ấn sáng tạo của các nghệ nhân.
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết

Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết

LNV - Gần hai tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các cơ sở sản xuất miến của làng nghề truyền thống xã Bình Lư (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) lại hối hả vào vụ mới, chuẩn bị hàng Tết đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop

Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop

LNV - Ngày 2/12/2024, tại Nhà khách Chính phủ, Viện Nghiên cứu Phát triển Doanh nhân Việt Nam -Asean (EDRI) đã trang trọng công bố “Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường”, một chương trình mang tầm Quốc gia dân tộc nhằm đoàn kết, phát triển doanh nhân các dòng họ Việt Nam và mục tiêu xây dựng nền kinh tế xanh bền vững đưa Việt Nam vươn tầm thế giới.
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới

Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới

LNV - Năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tiếp tục tham dự cùng Trung tâm Xúc tiến Thương mại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Không gian trưng bày, quảng bá sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ, nông sản thực phẩm Việt Nam gồm 16 doanh nghiệp của Hà Nội và các tỉnh thành Việt Nam tại Hội chợ Thủ công mỹ nghệ quốc tế Artigiano lần thứ 28 diễn ra tại Trung tâm triển lãm ở thành phố Milan, Italia.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”

Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”

LNV - Thực hiện Quyết định số 897, ngày 26/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp” giai đoạn 2022 - 2030, UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệ
Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao

Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao

LNV - Ngày 25/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền chủ trì cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP có tiềm năng đạt 4, 5 sao năm 2024.
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình

Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình

LNV - Làng nghề bánh tráng Long Bình, ở khu phố Long Bình, thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân là một trong ba làng nghề truyền thống được UBND tỉnh Phú Yên hỗ trợ về vốn đầu tư, đào tạo nghề, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tạo điều kiện cho Làng nghề đ
Hội Nhà văn Hà Nội: Tổng kết công tác năm, trao giải thưởng văn học và kết nạp hội viên mới 2024

Hội Nhà văn Hà Nội: Tổng kết công tác năm, trao giải thưởng văn học và kết nạp hội viên mới 2024

LNV - Sáng 25/12/2024, tại Nhà Văn hóa quận Đống Đa, Hội Nhà văn Hà Nội long trọng tổ chức Lễ tổng kết công tác năm và trao giải thưởng văn học Thủ đô; trao quyết định kết nạp hội viên mới của Hội Nhà văn Hà Nội năm 2024.
Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình trong kỷ nguyên mới

Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình trong kỷ nguyên mới

LNV - Năm 2024, quận Cầu Giấy tiếp tục ghi nhận những bước phát triển đồng bộ và toàn diện trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, tài chính - ngân sách, văn minh đô thị. Vượt qua khó khăn, quận Cầu Giấy khẳng định vai trò là một trong
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
Giao diện di động