Tuyên Quang: Nghề nuôi ong mật thu nhập cao
Anh Tiến (áo xanh) chuẩn bị quay mật đàn ong của gia đình
Điển hình như gia đình ông Phùng Thanh Tiến tại thôn Nà Mu. Đây là một trong những hộ nuôi ong lâu năm nhất tại địa phương, tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có anh đã chọn nuôi ong lấy mật làm kế sinh nhai và phát triển kinh tế cho gia đình. Thời gian đầu, gia đình anh chỉ nuôi 4 đến 5 đàn ong rừng phục vụ nhu cầu gia đình nhưng khi mật ong của gia đình anh được nhiều người ưa chuộng, đặt mua, anh nghĩ cách nuôi ong lấy mật để bán.
Để theo đuổi nghề nuôi ong, anh Phùng Thanh Tiến, cũng đã trải qua biết bao thăng trầm, biến cố, ban đầu do chưa có kinh nghiệm, đầu ra không ổn định nên ong hao hụt, thua lỗ, tách đàn, bệnh tật. Sau khi được tham gia tập huấn và đúc rút được kinh nghiệm nuôi ong qua những lần thất bại trước đó, sau hơn 20 năm gắn bó với nghề, đến nay gia đình anh đã duy trì nuôi gần 30 đàn.
Anh Phùng Thanh Tiến còn tham gia Hợp tác xã nuôi ong trong xã và thu mua, đóng chai sản phẩm mật ong Sơn Phú cho các hộ dân trong thôn. Từ đầu năm đến nay, anh đã tiêu thụ cho bà con trong thôn với trên 200 lít mật được đóng chai thể tích 500ml có giá bán 250.000 đồng/chai. Ngoài ra, nhiều hộ nuôi ong có trên 20 đàn như: anh Chúc Càn Sai, thôn Nà Mu; Anh Đặng Văn Dấu, thôn Phia Chang; Phùng Văn Cường, thôn Nà Lạ… Đến nay, đã cho thu nhập khoảng từ 10 đến 20 lít/năm.
Theo chia sẻ của anh Tiến, nghề nuôi ong lấy mật không khó, nhưng đòi hỏi người nuôi phải có sự cẩn thận, tỉ mỉ và am hiểu về các đặc tính của chúng. Nuôi ong đã mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình anh do không tốn diện tích đất, chi phí đầu tư ban đầu thấp và đặc biệt không tốn nhiều công chăm sóc.
Tận dụng lợi thế vùng rừng tự nhiên rộng lớn, được bảo vệ với nhiều loại cây rừng, hoa rừng, xã Sơn Phú đã khuyến khích bà con nhân đàn, kết hợp với trồng rừng để tạo nguồn thức ăn dồi dào cho ong. Đồng chí Nông Văn Ngân, Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú cho biết: Hiện nay toàn xã có 26 hộ nuôi ong với trên 238 đàn ong, bình quân mỗi năm cho trên 1.000 lít mật. Nghề nuôi ong được người dân địa phương đầu tư vốn, nhân lực không nhiều, nhưng đem lại nguồn thu nhập ổn định. Đặc biệt, tạo chuỗi liên kết hiệu quả giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, phát triển các hộ nuôi ong theo hướng sản xuất hàng hóa.
Nhờ nuôi ong lấy mật, nhiều hộ dân ở xã Sơn Phú đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Để có được sản phẩm mật ong chất lượng, sản lượng tăng lên theo hàng năm, người tiêu dùng đánh giá tốt thì vấn đề cốt lõi nhất là phải giữ rừng. Mật ong ở Sơn Phú khác hơn so với mật ong ở những nơi khác là hoàn toàn nuôi theo tự nhiên, như được kết tinh từ những loại hoa rừng, tạo nên một sản phẩm không lẫn vào đâu được, nhờ đó thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo ra sản phẩm, thương hiệu ổn định vừa tăng hiệu quả giá trị kinh tế của mật ong địa phương.
Vũ Ngọc Tuyên
Trung tâm Khuyến nông Tuyên Quang
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội
10:44 Văn hóa - Xã hội

Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm
10:42 Kinh tế

Hà Nội chính thức cho phép khai thác đất bãi sông phục vụ nông nghiệp, du lịch
10:39 Du lịch làng nghề

Hà Nội lắp đặt, huy động 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9
10:36 Tin tức

Du lịch Gia Lai có lợi thế rừng vàng biển bạc, hệ sinh thái du lịch đa dạng
09:45 Du lịch làng nghề