Thứ tư, 15-03-2023 | 12:35GMT+7
Tranh lá thốt nốt Thoại Sơn
LNV - Từ lâu đời các nhà sư ở các chùa Khmer Nam Bộ đã biết dùng lá thốt nốt để viết và lưu giữ những pho kinh cổ. Nhưng dùng lá thốt nốt non để “vẽ” tranh thì chỉ mới xuất hiện cách đây khoảng 20 năm ( từ năm 2003 đến nay) và người thực hiện những bức tranh ghép trên chất liệu lá thốt nốt đầu tiên chính là nghệ nhân Võ Văn Tạng ở thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Nghệ nhân Võ Văn Tạng nguyên là Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Bức tranh đầu tiên do ông Tạng vẽ trên lá thốt nốt là tranh đàn hạc đậu trên cành cây, hoàn thành năm 1998 làm mọi người sửng sốt, vì không ngờ với lá thốt nốt tầm thường có thể làm tranh đẹp như vậy. Thế nhưng mãi đến năm 2004, khi nghỉ hưu, ông Tạng mới có thể toàn tâm mở ra một phòng tranh chuyên vẽ tranh bằng lá thốt nốt, cũng là nơi tạo công ăn việc làm cho một số thanh thiếu niên ở Núi Sập.

Nhiều tác phẩm của nghệ nhân Võ Văn Tạng được nhiều người ưa thích
Ông Tạng cho biết: "Khi đến viếng chùa Skvong (Tịnh Biên) được chiêm ngưỡng những bộ kinh xưa mà người Khmer qua kinh nghiệm dân gian đã dùng lá này để viết kinh, đến nay có tuổi đời hàng trăm năm vẫn còn nguyên vẹn, tôi thấy mê lắm. Tôi cũng mua lá thốt nốt về, trước khi làm tranh, thử nghiệm hai năm thì đặc biệt lá này ngoài màu sắc đẹp, lá dày, dẻo còn có độ bền và ít bị mối mọt".
Vậy là người họa sĩ nghiệp dư Võ Văn Tạng đã quyết định dùng lá thốt nốt làm chất liệu cho tranh. Sáu năm qua nhiều, bức tranh mang dáng dấp quê hương được ông tạo tác ra hầu hết dành để tặng bạn bè, thân quen. Đặc biệt là những bức tranh về miền sông nước Cửu Long, về vùng đất Thất Sơn, Bảy Núi quê ông...
Lá thốt nốt (lá non) được mua về phơi khô rồi phân loại theo màu: vàng, vàng đậm, trắng... và tách nhỏ ra. Nghệ nhân sẽ phác họa bức tranh trên nền ván ép rồi ghép từng sợi nhỏ được tách ra từ lá thốt nốt lên nền đó.
Giai đoạn đòi hỏi tính mỹ thuật là chấm phá tạo hình cho bức tranh. Không dùng cọ, không dùng sơn, chỉ với mỏ hàn điện ông Tạng đã thổi hồn cho tranh lá. Tùy theo độ nóng mà chỗ đốt có sắc độ khác nhau: đen, nâu, vàng... để tạo thành bức tranh sống động.
Hiện nay phòng tranh của ông Tạng nhận được rất nhiều đơn đặt hàng mua tranh. Đó thường là các mẫu tranh phong cảnh - nhất là phong cảnh An Giang - được khách du lịch mua làm quà lưu niệm, như: Cảnh nông thôn, Mã đáo thành công, thuyền buồm, thư pháp… và đặc biệt là: tranh vẽ chân dung Bác Hồ, Bác Tôn, đền thờ Bác Tôn… Ngoài ra bạn có thể gửi ảnh chân dung của mình đến để các nghệ nhân vẽ lại trên lá thốt nốt.
Ông đã sáng tạo hàng ngàn bức tranh theo nhiều chủ đề, kích cỡ và đa dạng mẫu mã khiến nhiều người yêu thích.

Nghệ nhân Võ Văn Tạng đang thả hồn sáng tác tranh
Để làm thành một bức tranh lá thốt nốt cũng thật kỳ công và qua nhiều công đoạn. Các hoạ tiết của tranh phải dùng bút lửa (giống như mỏ hàn điện), tỉ mỉ nhấn nhá độ đậm nhạt một cách công phu. Hầu hết những bức tranh ông thể hiện trên lá thốt nốt là chép từ những bức ảnh phong cành, chân dung và những bức tranh nổi tiếng từ cổ chí kim của hội hoạ trong nước và thế giới.
Sự công phu làm nên nét độc đáo của tranh ghép trên lá thốt nốt là ở chỗ không dùng sơn màu, mà chỉ phối hợp giữa những hoạ tiết với 4 màu cơ bản là nâu, đen, vàng sẫm và trắng bằng cách nhấn nhá đường nét lúc đậm, khi nhạt của bút điện (bút lửa). Tranh vẽ xong được đánh bóng bằng loại dầu bảo vệ lá rồi đóng khung.
Để làm thành một bức tranh lá thốt nốt, nghệ nhân phải tỉ mỉ, kỳ công thao tác qua nhiều công đoạn. Đó cũng chính là nét riêng làm nên giá trị nghệ thuật của dòng tranh này. Ưu điểm nổi bật tiếp theo phải kể đến là tuổi thọ của tranh lá thốt nốt phải đến hàng trăm năm. Đó cũng là một trong những lý do khiến cho nhiều người mê tranh lá thốt nốt.

Nghệ nhân Võ Văn Tạng đang hướng dẫn thanh niên tại địa phương làm tranh lá thốt nốt
Hiện nay, cơ sở tranh lá thốt nốt của nghệ nhân Võ Văn Tạng tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 15 lao động tại địa phương. Tâm huyết về dòng tranh lá thốt nốt, nghệ nhân Võ Văn Tạng đang truyền nghề, truyền lửa đam mê cho thế hệ trẻ tại địa phương để lưu giữ những nét đẹp của quê hương, đất nước và con người Việt Nam cũng như trên thế giới. Cơ sở tranh lá thốt nốt của nghệ nhân Võ Văn Tạng được Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang công nhận sản phẩm OCOP 4 sao của tỉnh.
Thùy Dương

Nhiều tác phẩm của nghệ nhân Võ Văn Tạng được nhiều người ưa thích
Ông Tạng cho biết: "Khi đến viếng chùa Skvong (Tịnh Biên) được chiêm ngưỡng những bộ kinh xưa mà người Khmer qua kinh nghiệm dân gian đã dùng lá này để viết kinh, đến nay có tuổi đời hàng trăm năm vẫn còn nguyên vẹn, tôi thấy mê lắm. Tôi cũng mua lá thốt nốt về, trước khi làm tranh, thử nghiệm hai năm thì đặc biệt lá này ngoài màu sắc đẹp, lá dày, dẻo còn có độ bền và ít bị mối mọt".
Vậy là người họa sĩ nghiệp dư Võ Văn Tạng đã quyết định dùng lá thốt nốt làm chất liệu cho tranh. Sáu năm qua nhiều, bức tranh mang dáng dấp quê hương được ông tạo tác ra hầu hết dành để tặng bạn bè, thân quen. Đặc biệt là những bức tranh về miền sông nước Cửu Long, về vùng đất Thất Sơn, Bảy Núi quê ông...
Lá thốt nốt (lá non) được mua về phơi khô rồi phân loại theo màu: vàng, vàng đậm, trắng... và tách nhỏ ra. Nghệ nhân sẽ phác họa bức tranh trên nền ván ép rồi ghép từng sợi nhỏ được tách ra từ lá thốt nốt lên nền đó.
Giai đoạn đòi hỏi tính mỹ thuật là chấm phá tạo hình cho bức tranh. Không dùng cọ, không dùng sơn, chỉ với mỏ hàn điện ông Tạng đã thổi hồn cho tranh lá. Tùy theo độ nóng mà chỗ đốt có sắc độ khác nhau: đen, nâu, vàng... để tạo thành bức tranh sống động.
Hiện nay phòng tranh của ông Tạng nhận được rất nhiều đơn đặt hàng mua tranh. Đó thường là các mẫu tranh phong cảnh - nhất là phong cảnh An Giang - được khách du lịch mua làm quà lưu niệm, như: Cảnh nông thôn, Mã đáo thành công, thuyền buồm, thư pháp… và đặc biệt là: tranh vẽ chân dung Bác Hồ, Bác Tôn, đền thờ Bác Tôn… Ngoài ra bạn có thể gửi ảnh chân dung của mình đến để các nghệ nhân vẽ lại trên lá thốt nốt.
Ông đã sáng tạo hàng ngàn bức tranh theo nhiều chủ đề, kích cỡ và đa dạng mẫu mã khiến nhiều người yêu thích.

Nghệ nhân Võ Văn Tạng đang thả hồn sáng tác tranh
Để làm thành một bức tranh lá thốt nốt cũng thật kỳ công và qua nhiều công đoạn. Các hoạ tiết của tranh phải dùng bút lửa (giống như mỏ hàn điện), tỉ mỉ nhấn nhá độ đậm nhạt một cách công phu. Hầu hết những bức tranh ông thể hiện trên lá thốt nốt là chép từ những bức ảnh phong cành, chân dung và những bức tranh nổi tiếng từ cổ chí kim của hội hoạ trong nước và thế giới.
Sự công phu làm nên nét độc đáo của tranh ghép trên lá thốt nốt là ở chỗ không dùng sơn màu, mà chỉ phối hợp giữa những hoạ tiết với 4 màu cơ bản là nâu, đen, vàng sẫm và trắng bằng cách nhấn nhá đường nét lúc đậm, khi nhạt của bút điện (bút lửa). Tranh vẽ xong được đánh bóng bằng loại dầu bảo vệ lá rồi đóng khung.
Để làm thành một bức tranh lá thốt nốt, nghệ nhân phải tỉ mỉ, kỳ công thao tác qua nhiều công đoạn. Đó cũng chính là nét riêng làm nên giá trị nghệ thuật của dòng tranh này. Ưu điểm nổi bật tiếp theo phải kể đến là tuổi thọ của tranh lá thốt nốt phải đến hàng trăm năm. Đó cũng là một trong những lý do khiến cho nhiều người mê tranh lá thốt nốt.

Nghệ nhân Võ Văn Tạng đang hướng dẫn thanh niên tại địa phương làm tranh lá thốt nốt
Hiện nay, cơ sở tranh lá thốt nốt của nghệ nhân Võ Văn Tạng tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 15 lao động tại địa phương. Tâm huyết về dòng tranh lá thốt nốt, nghệ nhân Võ Văn Tạng đang truyền nghề, truyền lửa đam mê cho thế hệ trẻ tại địa phương để lưu giữ những nét đẹp của quê hương, đất nước và con người Việt Nam cũng như trên thế giới. Cơ sở tranh lá thốt nốt của nghệ nhân Võ Văn Tạng được Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang công nhận sản phẩm OCOP 4 sao của tỉnh.
Thùy Dương
Tag :