Lướt ván cả tiếng “săn” con khều, chưa kịp lên bờ lái đã ào tới mua
Theo chân những người “thợ săn” con khều xã Đa Lộc (huyện Hậu Lộc) đi tìm con khều đặc sản, với quảng đường dài gần 2 km, lội bì bõm dưới lớp bùn sâu 40-50cm. Phóng viên mới thấy được nghề săn khều cũng vất vả như bao nghề khác. Nhưng bù lại sự khổ cực đó là niềm vui, giá bán con khều cũng ổn định, người bắt khều vừa đặt chân lên bờ đã có thương lái ào tới thu mua.
Phải bỏ rất nhiều công sức mới "thu phục" được con khều. Ảnh: Vũ Thượng
Con khều là con gì? Con khều là loài gì? Nhiều người xem dân Đa Lộc bắt con khều đều hỏi vậy. Con khều giống y hệt như con cua, con còng, cũng có tám cẳng 2 càng, chân có lông, thuộc lớp giáp xác sống chủ yếu ở cửa sông, biển, nơi có mực nước không cao, lên xuống hằng ngày.
Đây là một loài tựa con cua thường đào hang, lỗ để sinh sống, ẩn nấp, khi có thủy triều rút xuống thì chúng bắt đầu bò lên mặt bùn kiếm ăn và phơi nắng, chỉ cần có tiếng động nhẹ là lập tức lao ngay xuống hang.
Dấu hiện để nhận biết con khều là hai càng nhỏ màu trắng bạc, các chân có lông bám. Ảnh: Vũ Thượng
Qua quan sát, con khều giống với các loại cua, cáy khác nhưng có một số đặc điểm để nhận biết như: Thân hình con khều hơi thon dài, các chân có lông bám, phía cuối chân sắc nhọn, màu vàng, hai càng nhỏ có màu trắng bạc…
Đặc biệt, thịt khều ăn rất thơm ngon, có thể chế biến được nhiều món khác nhau như: Nấu canh, luộc, nướng…tùy vào sở thích từng người.
Dùng cần câu không cần mồi để "thu phục" con khều. Ảnh: Vũ Thượng
Để “thu phục” con khều, người dân xã Đa Lộc đã “chế tạo” loại cần bằng thân cây trúc với chiều dài từ 1,5-2 mét, cước chọn là loại cước đúc sợi nhỏ màu sáng, các lưỡi câu buộc chùm vào nhau. Với hình thức bắt này, người dân không cần chuẩn bị mồi câu, chỉ cần thuộc một số bước như: Học cách đứng “bất động”, quan sát, ngắm vung cần câu về phía con khều thật nhanh. Ngoài ra, có thể bắt khều bằng cách đặt lưới, túm để dụ khều tới…
Dùng hai cánh tay để bắt lần tới hang kều đang ẩn nấp. Ảnh: Vũ Thượng
Nhưng theo quan sát của phóng viên, cách bắt khều được số đông người dân xã Đa Lộc thực hiện là dùng cánh tay phải, trái lần theo hang, hách mà khều đang chốn dưới lớp bùn sâu 40-50cm để “thu phục” là hiệu quả nhất.
Ván lướt là phương tiện giúp người dân di chuyển trên những đám bùn lầy được thoải mái hơn. Ảnh: Vũ Thượng
Đang lần theo vết chân con khều để lại trên mặt bùn, bà Trần Thị Hà (thôn Ninh Phú, xã Đa Lộc) nói với phóng viên: “Phải đi thật nhẹ nhàng, coi lún xuống hố bùn sâu đấy. Nghề bắt khều ở đây đã có từ lâu đời, chúng tôi phải bỏ rất nhiều công sức mới bắt được chúng. Đặc biệt, khoảng đường di chuyển tới vị trí con khều hay sinh sống, phải lội bộ giữa các đám bùn lầy và còn dựa vào kinh nghiệm phán đoán mới bắt được nhiều”.
Để bắt con khều, người dân xã Đa Lộc phải lướt ván ra bãi, lội bùn sâu, có đoạn bùn sâu đến 40-50cm. Ảnh: Vũ Thượng
Cũng theo bà Trần Thị Hà chia sẻ với phóng viên: “Nếu muốn bắt được nhiều con khều, ngoài sức bền, nhanh tay, nhanh mắt thì cần có sự phán đoán theo hướng đi của khều. Nhiều người lội cả tiếng đồng hồ bì bõm dưới lớp bùn chỉ bắt được vài con. Nhưng tôi dùng cách phân tích “vùng đất mới” khi ở đó chưa có người nào lội tới, dấu chân khều còn in mới trên mặt bùn thì ở đó khều lỗ nào cũng có. Tôi mới đi bắt 2 tiếng đã được khoảng 3-4 kg khều rồi”.
Ngoài bắt con khều, người dân xã Đa Lộc còn bắt thêm con sò lông, cá nác...Ảnh: Vũ Thượng
Chưa lên tới bờ thương lái đã gọi mua
Nghề bắt con khều ở Đa Lộc đã có từ nhiều đời nay, khu vực bắt khều chủ yếu tại các bãi bồi thuộc xã Đa Lộc, Minh Lộc, Hải Lộc (huyện Hậu Lộc). Thông thường, khều có nhiều nhất vào tháng Giêng đến tháng 9 (âm lịch) hằng năm.
Giá khều được bán cho thương lái từ 30.000-40.000 đồng/kg. Ảnh: Vũ Thượng
Trò chuyện với phóng viên, bà Vũ Thị Sơn (thôn Đông Thành, xã Đa Lộc) cho biết: “Muốn bắt được con khều phải tính được từng con nước, khi thủy triều xuống ngày cách ngày sau 1 tiếng đồng hồ là có thể xuống biển. Mỗi ngày có hàng trăm người đi bắt khều, phụ nữ chủ yếu bắt bằng cách đào hang, còn đàn ông thì dùng cần câu với lưỡi chùm câu những con khều đang “mải chơi” trên mặt bùn".
Mỗi con nước (từng tháng) người dân xuống biển đánh bắt khều được 15-20 ngày. Ảnh: Vũ Thượng
“Thời gian bắt khều tranh thủ khoảng 4-5 tiếng đồng hồ là thủy triều lên, có thương lái túc trực và thu mua với giá 30.000-40.000 đồng/kg. Có ngày tôi cũng bắt được 6-7 kg khều, bán cũng được 150.000-200.000 đồng”, bà Vũ Thị Sơn nói thêm.
Người "săn" khều vừa lên tới bờ là có thương lái thu ngay. Ảnh: Vũ Thượng
Được biết, mỗi con nước (từng tháng) thì người dân nơi đây có thể xuống biển bắt khều khoảng 15-20 ngày là nước sinh (nước không lên cũng không rút). Thường đầu con nước, thời gian đi “săn” khều đặc sản dưới lớp bùn sâu kéo dài hơn, người bắt cũng đút túi từ 200.000-300.000 đồng/ngày. Khi càng về cuối con nước, nước biển bắt đầu lên nhanh nên số lượng người dân đi bắt khều cũng giảm.
Thành quả sau nhiều giờ đầm bùn có người bắt được 6-7 kg con khều. Ảnh: Vũ Thượng
Chia sẻ với với phóng viên cô Liên một thương lái thu mua khều lâu năm nói: “Năm nay lượng khều giảm hơn so các năm trước, giá chúng tôi mua thường từ 30.000-40.000 đồng/kg, tùy vào từng thời điểm. Để có nguồn khều nhập cho khác hàng, tôi phải đợi cả tiếng đồng hồ trên bờ mới thu mua được ít. Thị trường bán khều chủ yếu trong tỉnh, nhiều gia đình, nhà hàng ăn quen thấy ngon nên cứ phải đặt trước mới có”.
Con khều được người dân nhốt vào túi cưới nhằm thông thoáng, khều sống được lâu hơn. Ảnh: Vũ Thượng
Trò chuyện nhanh với phóng viên, sau nhiều tiếng đầm bùn để theo vết chân con khều, cô Cam (thôn Đông Thành, xã Đa Lộc) tâm sự: “Hôm nay tôi mới đi buổi đầu tiên nhưng cũng được 4-5 kg khều. Con khều là tên gọi mà người đi biển chúng tôi đã gọi bao đời nay, có lẽ chỉ ở vùng biển quê Đa Lộc mới có con này. Nhìn chân con khều hay hoạt động co lại liên tục, giống đang khều một vật gì đó nên mọi người gọi là con khều”.
Con khều có sắn ở tự nhiên và người dân xã Đa Lộc đã tự ý thức được việc đánh bắt, khai thác không tận diệt, nên hằng năm khi bước vào mùa vụ, người dân nơi đâu lại có những bữa ăn ngon được chế biến từ con khều. Đồng thời, từ nghề “săn” khều, mà nhiều gia đình ở đây có thêm nguồn thu nhập, có tiền lo cho con cái được ăn học đầy đủ hơn.
Vũ Thượng
Theo Dân Việt
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP