Làng nghề truyền thống khó trăm bề giữa "bão" Covid-19

LNV - Gần 2 năm qua, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động của các làng nghề. Để tồn tại, bài toán đặt ra là các làng nghề phải có cách làm mới để thích nghi, tiếp tục sản xuất kinh doanh, đồng thời chuẩn bị cho bước phát triển trong thời tương lai.
Làng nghề lao đao

Cũng như các ngành nghề khác, do tác động của dịch Covid-19, thời gian qua, các hộ kinh doanh làng nghề gặp khó khăn chồng chất. Người dân thắt chặt chi tiêu trong bối cảnh khó khăn của đại dịch nên thị trường trong nước bị co lại, sức mua hàng thủ công giảm sút. Về xuất khẩu, mặt hàng thủ công mỹ nghệ cũng giảm mạnh, gặp khó khăn về nguyên liệu (như gỗ) hoặc cước phí vận tải tăng cao. Cũng do dịch bệnh, khách du lịch nước ngoài giảm mạnh; những điểm du lịch làng nghề vắng khách hẳn. Do thị trường bị thu hẹp, hàng làm ra không bán được, khiến các làng nghề lao đao, khá nhiều hộ phải thu hẹp hoặc tạm ngừng sản xuất kinh doanh.

Theo khảo sát nhanh của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam với trên 100 DN bằng hình thức online cho thấy, trong đợt tái dịch Covid-19 lần thứ 4 này, có đến 84% DN nhỏ và vừa gặp khó khăn. Trong đó, 40% thiếu vốn kinh doanh; thị trường bị ảnh hưởng, thu hẹp chiếm 80%; phải cắt giảm lao động chiếm 52%; bị đứt chuỗi cung ứng nguyên liệu chiếm 14%; bị cản trở hoạt động kinh doanh do biện pháp cách ly xã hội phòng dịch chiếm trên 50%.

Làng nghề mây tre đan Chương Mỹ


Chia sẻ về những khó khăn đang gặp phải, Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và Làng nghề Hà Hội Hà Thị Vinh cho biết: Các hộ kinh doanh tại khu chợ gốm sứ Bát Tràng hiện nay không bán được hàng, nhiều hộ phải đóng cửa vì không có khách. Đối với DN xuất khẩu chính ngạch thì giảm 40-50%; DN xuất khẩu theo đường tiểu ngạch thì giảm đến 90 - 95%. Do đó, nhiều DN, cơ sở sản xuất của làng nghề phải sản xuất cầm chừng, còn các xưởng nhỏ dừng sản xuất và đóng cửa.

Cũng đang lao đao vì dịch, hàng trăm lao động tại làng nghề thêu Quất Động (Thường Tín) đang đang rơi vào cảnh thất nghiệp. Bởi sản phẩm thêu là mặt hàng quà tặng bán cho khách tại các khu du lịch… Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh kéo dài các khu du lịch đóng cửa dẫn đến nhiều DN tại làng nghề không bán được và còn tồn rất nhiều hàng. Nghệ nhân Nguyễn Thúy Đào – chủ DN tranh thêu tay Thúy Đào chia sẻ: “Hàng làm ra không bán được nên nhiều lao động của làng nghề đang không có việc làm. Như DN của tôi trước kia vào mùa có tới 50 thợ, nhưng nay chỉ còn giữ lại 2 thợ”.
Thay đổi để thích ứng

Theo Chủ tịch Hội đồng Tư vấn – Hiệp hội Làng nghề Việt Nam Vũ Quốc Tuấn, trước những tác động mới từ đại dịch, đòi hỏi các chủ DN, lao động của làng nghề phải tìm ra những giải pháp để thích nghi, khắc phục khó khăn duy trì sản xuất, chuẩn bị cho bước phát triển mới khi dịch đi qua. Chủ hộ cần có đột phá mới, hình thành lớp doanh nhân 4.0, khắc phục tâm lý kinh doanh nhỏ lẻ, tự ti về vốn liếng, trình độ.

Bên cạnh đó, các DN, cơ sở sản xuất cần rà soát môi trường bên trong và bên ngoài để hiểu rõ hơn năng lực của mình. Từ đó có những chiến lược phù hợp với cơ hội hoặc thách thức trong bối cảnh mới. Tập trung vào mục tiêu ngắn hạn, sản xuất các sản phẩm bán được ngay để sớm thu hồi vốn, cắt bỏ những chi phí không cần thiết để tinh gọn hơn.

Sản phẩm gốm Bát Tràng


Ông Vũ Quốc Tuấn cho rằng, với sự bùng nổ của CMCN 4.0, các hộ đang có thời cơ rất thuận lợi để ứng dụng, thực hiện số hóa, bảo đảm giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động, tăng lợi nhuận. Thực tế cho thấy, từ khâu thiết kế, sáng tạo mẫu mã sản phẩm, cho đến quản trị, điều hành sản xuất, xây dựng thương hiệu, ứng dụng thương mại điện tử, vận chuyển hàng hóa… tất cả đều có thể ứng dụng công nghệ mới một cách linh hoạt, thích hợp từ thấp đến cao.

Trên thực tế, thời gian qua một số làng nghề đã nhanh nhạy, linh hoạt chuyển đổi mô hình hinh doanh phù hợp với tình hình mới. Chủ tịch Hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc chia sẻ, trong tình hình thị trường tiêu thụ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều DN và cơ sở sản xuất của làng nghề đã đưa sản phẩm của mình lên trang thương mại điện tử, bước đầu thu được kết quả đang khích lệ.

Cần thêm đòn bẩy từ chính sách

Để hỗ trợ các làng nghề vượt qua khó khăn, thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều biện pháp như cấp các gói tiền trợ giúp những hộ hoặc người lao động mất việc làm; miễn, giảm, giãn, hoãn nộp các loại thuế, phí; hoãn đóng bảo hiểm xã hội; giảm phí giao thông, phí kho, bãi, tổ chức lại logistics… Ngân hàng cũng đã tiến hành cơ cấu lại các khoản dư nợ, thực hiện miễn, giảm lãi suất, khoan, giãn nợ, tăng tín dụng…Trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam đã ký kết đã đề ra những ưu đãi, chủ yếu là về thuế.

Tuy nhiên, theo Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam Lưu Duy Dần, các hộ được hưởng những ưu đãi nói trên không nhiều, có phần do thủ tục để được hưởng còn rườm rà, khó thực hiện; cũng có phần do nhiều hộ không kịp thời tiếp cận các ưu đãi ấy. Trong khi nội lực có hạn, vốn liếng bị bào mòn qua thời gian chống chọi với dịch bệnh, nhiều khó khăn chồng chất vẫn đè nặng các hộ kinh doanh trong làng nghề nước ta. Trên cơ sở đó, ông Lưu Duy Dần kiến nghị, cần triển khai nhanh các gói hỗ trợ Chính phủ ban hành theo nghị định 52/2021/NĐ-CP. Mặt khác, các gói hỗ trợ an sinh xã hội do Bộ LĐTB&XH ban hành cần khắc phục các rào cản mà lần hỗ trợ thứ nhất các doanh nghiệp gặp phải. Đặc biệt, ngân hàng tiếp tục xem xét nới lỏng thêm các điều kiện khoanh nợ, giãn nợ, điều chỉnh giảm lãi suất nợ cũ và xem xét cho vay mới theo lãi suất ưu đãi (thấp hơn) giúp cho DN sản xuất bớt khó khăn. “Trong tình hình hiện nay, Hiệp hội hỗ trợ trợ bằng cách tư vấn cho hội viên tập trung vào thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu mã bao bì mới; đào tạo nâng cao kỹ năng nghề, năng lục quản lý; áp dụng khoa học công nghệ 4.0” – ông Lưu Duy Dần cho hay.

Ở góc độ làng nghề, Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và Làng nghề Hà Hội Hà Thị Vinh kiến nghị, Chính phủ cần có cơ chế, kế hoạch và lộ trình thật cụ thể về chương trình tiêm vaccine phòng dịch Covid-19 cho công nhân, người lao động tại các làng nghề trong thời gian sớm nhất có thể. Đưa đối tượng các doanh nhân, công nhân, người lao động vào đối tượng ưu tiên tiếp cận vaccine vì sự phát triển kinh tế. Đồng thời tạo điều kiện và hướng dẫn các DN làng nghề có điều kiện có thể chủ động mua sớm vaccine tiêm phòng cho công nhân của mình.

Phương Nga/Theo KTĐT

Tin liên quan

Tin mới hơn

Nghề đan lát tre nứa thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo

Nghề đan lát tre nứa thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo

LNV - Dưới đôi bàn tay khéo léo, kỳ công và sáng tạo của các nghệ nhân ở làng nghề đan lát Đỗ Xuyên tre nứa đã trở thành những tác phẩm thủ công mỹ nghệ vô cùng độc đáo, đặc sắc gắn liền với miền quê Đất Tổ.
Người đảng viên tâm huyết xây dựng làng nghề trên đảo xa

Người đảng viên tâm huyết xây dựng làng nghề trên đảo xa

LNV - Thời gian qua, xã đảo Song Tử Tây (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) đã thu hút một số lượng lớn cư dân đến sinh sống, lập nghiệp. Xuất phát từ mong muốn tạo thêm công ăn việc làm cho người dân, đảng viên Cao Văn Giáp thực nghiệm ý tưởng phát triển làng nghề gắn với kinh tế biển. Do nhiều năm công tác liên tục trên quần đảo, đồng chí có nhiều vốn sống để chăm lo, giúp đỡ cư dân đảo và ngư dân.
Sơn La: Làng nghề chế biến long nhãn từng bước khẳng định thương hiệu

Sơn La: Làng nghề chế biến long nhãn từng bước khẳng định thương hiệu

LNV - Vụ nhãn năm nay, bản Hải Sơn và Hồng Nam của xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La vinh dự được công nhận là Làng nghề chế biến long nhãn. Việc thành lập làng nghề không chỉ là điều kiện quan trọng về tư cách pháp nhân để đẩy mạnh, mở rộng hoạt động sản xuất, mà còn tạo điều kiện liên kết hợp tác với các doanh nghiệp trong quảng bá, giới thiệu bao tiêu sản phẩm, đưa thương hiệu long nhãn đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Sóc Trăng

Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Sóc Trăng

LNV - Tỉnh Sóc Trăng là địa phương có nhiều nghề và làng nghề thủ công truyền thống với lịch sử hình thành lâu đời, như: Vẽ tranh trên kiếng, đâm cốm dẹp, đan đát, làm bánh pía…
Tìm giải pháp bảo tồn và phát triển phố nghề Lãn Ông trong khu  Phố cổ Hà Nội

Tìm giải pháp bảo tồn và phát triển phố nghề Lãn Ông trong khu Phố cổ Hà Nội

Sáng ngày 20/4, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Nghề Đông y Hoàn Kiếm - gắn với phố nghề Lãn Ông” do Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội kết hợp với Hội Đông y quận Hoàn Kiếm tổ chức.
Khai mạc hoạt động văn hóa

Khai mạc hoạt động văn hóa 'Giữ nghề xưa trên phố' năm 2024

Nhân kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024 ) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), hướng đến kỷ niệm 300 năm Ngày sinh của danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Từ ngày 19/4 -12/5, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với các đơn vị, cá nhân tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa với chủ đề “Giữ nghề xưa trên phố”.

Tin khác

Nét đẹp văn hóa của Lễ giỗ tổ nghề Yến Cù Lao Chàm

Nét đẹp văn hóa của Lễ giỗ tổ nghề Yến Cù Lao Chàm

LNV - Giỗ tổ nghề Yến là sự kiện thường niên do Ban quản lý và khai thác yến Cù Lao Chàm tổ chức ở Bãi Hương, xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đây là nơi thờ phụng miếu tổ nghề, được xây dựng và hoàn thiện vào thế kỷ XIX.
Làng nghề Xuân Hội phát triển bền vững

Làng nghề Xuân Hội phát triển bền vững

LNV - Thôn Xuân Hội, xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh) từ lâu đời nổi tiếng với nghề làm mây tre đan, trải qua thăng trầm lịch sử, bằng sự năng động, sáng tạo, bắt nhịp với xu hướng thị trường người dân nơi đây tiếp tục duy trì, phát triển làng nghề, góp phần thay đổi diện mạo cho quê hương.
Xã Yên Bài (Hà Nội): Làng nghề Phú Yên nỗ lực vượt khó

Xã Yên Bài (Hà Nội): Làng nghề Phú Yên nỗ lực vượt khó

LNV - Hàng chục năm qua người dân thôn Phú Yên xã Yên Bài, huyện Ba Vì (Hà Nội): vốn là những gia đình công nhân của Nông trường Ba Vì chuyển về xã. Đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó cây chè là cây rất phù hợp với thổ nhưỡng tại đây, đem lại giá trị kinh tế cao, trở thành cây chủ lực của địa phương.
Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

LNV - Sáng ngày 16.4 tại Bắc Ninh, doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ của NNƯT Nguyễn Đăng Chế đã tổ chức khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ của chính nghệ nhân. Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đăng Chế hiện là bảo tàng tư nhân duy nhất về dòng tranh dân gian tại Việt Nam, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị nghề làm tranh dân gian Đông Hồ.
Gia Lai: Nỗ lực gìn giữ, bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người đồng bào

Gia Lai: Nỗ lực gìn giữ, bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người đồng bào

LNV - Đến với Gia Lai, ngoài trải nghiệm thú vị với các hình thức du lịch cộng đồng, homestay, với ẩm thực đa dạng và phong phú, du khách còn được khám phá nét nguyên bản trong các nghề thủ công. Trong đó, nghề dệt thổ cẩm của người tộc thiểu số Rajai, Bana với bộ trang phục, khăn áo… đã từ lâu trở thành một nét văn hoá đặc trưng của người đồng bào nơi đây.
Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Nón ngựa Phú Gia là món hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo, ẩn chứa nét văn hóa Bình Định. Từ chiếc nón ngựa, ta có thể cảm nhận được một quãng lịch sử tái hiện với nhiều nét văn hóa trong đời sống xã hội Việt Nam xưa.
Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

OVN - Chiều tối 15/4 tại quảng trường thành phố Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước), Hội Nông dân tỉnh Bình Phước phối hợp cùng Hiệp hội Yến sào Việt Nam tổ chức “Ngày hội yến sào và trưng bày, quảng bá nông sản, thương mại, dịch vụ hỗ trợ nông dân”. Đây là sự kiện đặc biệt nhất của ngành yến sào trong tỉnh khi lần đầu tiên tổ chức một ngày hội riêng biệt nhằm thúc đẩy phát triển bền vững cho ngành này.
Hà Nội: Khai trương tuyến du lịch “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội”

Hà Nội: Khai trương tuyến du lịch “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội”

LNV - Ngày 12/4/2024, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức Chương trình khảo sát trải nghiệm và công bố tuyến du lịch Trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Ứng Hòa - Mỹ Đức với chủ đề “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội”. Với các điểm đến, đó là: Đình Đền Nội Bình Đà (xã Bình Minh, huyện Thanh Oai); Làng nghề tăm hương (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa); Làng nghề dệt Phùng Xá (Xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức).
Độc đáo làng nghề làm tương Mông Phụ

Độc đáo làng nghề làm tương Mông Phụ

LNV - Khi đến Làng cổ Đường Lâm du khách không chỉ được biết đến với những ngôi nhà cổ xây bằng đá ong hàng trăm năm tuổi mà còn nức tiếng với nhiều món ăn dân dã như chè lam, kẹo lạc,… đặc biệt hơn cả vẫn là món tương nếp nổi tiếng ở làng Mông Phụ.
Thăng trầm nghề đúc lư đồng An Hội ở thành phố hồ chí minh

Thăng trầm nghề đúc lư đồng An Hội ở thành phố hồ chí minh

LNV - Từng nức tiếng với nghề đúc lư đồng truyền thống. Làng nghề đúc lư đồng An Hội nằm trên con đường Nguyễn Duy Cung, thuộc phường 12, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh giờ đây chỉ còn vài hộ gia đình gắng gượng giữ nghề truyền thống. Nghề đúc lư đồng An Hội đang đứng trước nguy cơ mai một. Làm sao có thể giữ nghiệp của cha ông đang là trăn trở của những người còn gắn bó với nghề?
Làng Châm Khê - Nơi giữ hồn quan họ cổ

Làng Châm Khê - Nơi giữ hồn quan họ cổ

LNV - Làng Châm Khê, thuộc phường Phong Khê, thành phố Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) từ lâu đã nổi tiếng là một trong những cái nôi của di sản văn hóa phi vật thể Quan họ Bắc Ninh. Nơi đây được xem như một "bảo tàng sống" lưu giữ những giá trị tinh hoa độc đáo của loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc Quan họ Bắc Ninh.
Nguồn gốc lịch sử về nghề sơn mài

Nguồn gốc lịch sử về nghề sơn mài

LNV - Sơn mài xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới cách đây hơn 4000 năm, nhiều cổ vật được tìm thấy tại các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Miến Điện…
Niềm trăn trở của Nghệ nhân ưu tú Y Sim Ê ban

Niềm trăn trở của Nghệ nhân ưu tú Y Sim Ê ban

LNV - Ở Đắk Nông không thể không nhắc tới nghệ nhân ưu tú Y Sim Ê Ban (sinh năm 1959), dân tộc Ê đê, buôn Nui, xã Tâm Thắng (Cư Jút). Không những biết đánh cồng chiêng, chỉnh chiêng, ông Y Sim còn sử dụng thuần thục và chế tác nhiều loại nhạc cụ của đồng bào Ê đê như đàn gung, đàn bruốt, đinh năm, đinh tuốt, tù và, trống...
Nghề nuôi vẹm xanh

Nghề nuôi vẹm xanh

LNV - Vẹm xanh là một loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe, được liệt vào danh sách những loại hải sản hỗ trợ và điều trị được rất nhiều loại bệnh. Ngoài ra, vẹm xanh còn là loài thủy sản có giá trị kinh tế cao.
Độc đáo "may nóng" ở phố cổ Hội An

Độc đáo "may nóng" ở phố cổ Hội An

LNV - Hội An từ lâu đã nổi tiếng với những giá trị văn hóa và lịch sử độc đáo. Nơi đây không chỉ thu hút du khách bởi những ngôi nhà cổ kính, những con đường đèn lồng lung linh huyền ảo mà còn bởi dịch vụ may đo áo dài lấy ngay tinh tế và ấn tượng.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Nghề đan lát tre nứa thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo

Nghề đan lát tre nứa thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo

LNV - Dưới đôi bàn tay khéo léo, kỳ công và sáng tạo của các nghệ nhân ở làng nghề đan lát Đỗ Xuyên tre nứa đã trở thành những tác phẩm thủ công mỹ nghệ vô cùng độc đáo, đặc sắc gắn liền với miền quê Đất Tổ.
Tướng Hoàng Đan kể về buổi chiều 30/4/1975

Tướng Hoàng Đan kể về buổi chiều 30/4/1975

LNV - Kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024)
Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam

Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam

LNV - Vừa qua, tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức Hội thảo khoa học chủ đề “Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam”. Nhân dịp kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024).
Thanh Hóa: Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng trong dịp Lễ 30/4, 01/5 và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Thanh Hóa: Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng trong dịp Lễ 30/4, 01/5 và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

LNV – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm vừa ký Công văn số 5653/UBND-CNTT về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng trong dịp Lễ 30/4, 01/5 và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN

LNV - Sáng 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN với chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm".
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động