Thứ tư, 08-02-2023 | 10:44GMT+7
Làng nghề trống da trâu ở Tống Xá gần 300 năm tuổi
LNV - Làng nghề trống da trâu ở Tống Xá, thuộc thôn Tống Xá, thị trấn Lâm, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định nổi tiếng từ lâu đời với nghề đúc đồng truyền thống mà tiêu biểu là nghề trống da trâu của dòng họ Nguyễn Văn.
Theo các cụ trong làng kể lại hai cụ tổ nghề của dòng họ Nguyễn Văn là người Ý Yên đã dạy và truyền nghề cho con cháu. Trải qua nhiều khó khăn nghề làm trống họ làng Tống Xá đã trải qua 14 đời với gần 300 năm làm nghề.
Nghề làm trống làng Tống Xá hoàn toàn thủ công, để làm được một chiếc trống đòi hỏi sự kỳ công, khéo léo và am tường nghề của người thợ. Để hoàn thành xong một cái trống theo đúng yêu cầu, người làm nghề trống cần trải qua các giai đoạn làm da, làm tang và bưng trống (hay còn gọi là căng mặt trống).
Trống làng Tống Xá phong phú nhiều thể loại như: trống chèo, trống trường, trống trung thu, trống con, trống cóc, trống chùa, trống cơm... đường kính bé nhất 10 phân, 20 phân, 30 phân đến lớn nhất là 1,3m đến 1,5m. Sản phẩm truyền thống nơi đây được mang đi tiêu thụ khắp các tỉnh, thành phố và các nước lân cận.
Làng nghề cũng có nhiều giai đoạn thăng trầm và phải cạnh tranh với sản phẩm nhập ngoại, các loại trống phẩm chế tác bằng chất liệu công nghiệp như nhựa, mêka hay inox… khiến làng nghề có nguy cơ mai một. Hiện nay, chỉ còn ít hộ dân vẫn giữ gìn nghề truyền thống cha ông.
Những năm trở lại đây, nhu cầu văn hóa của người dân được nâng cao, các lễ hội văn hoá dân gian, hoạt động tín ngưỡng, mỹ tục được khôi phục... nên nhu cầu sử dụng trống cũng tăng cao.
Nắm bắt cơ hội phát triển nghề truyền thống người làm trống làng Tống Xá tranh thủ ưu thế các làng nghề lân cận ngay trong huyện để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.
Để gìn giữ và phát triển nghề truyền thống và nâng cao chất lượng sản phẩm, hiện nay làng nghề đã chú ý đổi mới cách tổ chức dịch vụ, tiếp thị sản phẩm, ứng dụng công nghệ thông tin qua các website, hiệp hội du lịch làng nghề…từ đó góp phần bảo tồn, vực dậy làng nghề vượt qua khó khăn, giữ gìn nét đẹp truyền thống của địa phương.
Nghề làm trống làng Tống Xá hoàn toàn thủ công, để làm được một chiếc trống đòi hỏi sự kỳ công, khéo léo và am tường nghề của người thợ. Để hoàn thành xong một cái trống theo đúng yêu cầu, người làm nghề trống cần trải qua các giai đoạn làm da, làm tang và bưng trống (hay còn gọi là căng mặt trống).
Trống làng Tống Xá phong phú nhiều thể loại như: trống chèo, trống trường, trống trung thu, trống con, trống cóc, trống chùa, trống cơm... đường kính bé nhất 10 phân, 20 phân, 30 phân đến lớn nhất là 1,3m đến 1,5m. Sản phẩm truyền thống nơi đây được mang đi tiêu thụ khắp các tỉnh, thành phố và các nước lân cận.
Làng nghề cũng có nhiều giai đoạn thăng trầm và phải cạnh tranh với sản phẩm nhập ngoại, các loại trống phẩm chế tác bằng chất liệu công nghiệp như nhựa, mêka hay inox… khiến làng nghề có nguy cơ mai một. Hiện nay, chỉ còn ít hộ dân vẫn giữ gìn nghề truyền thống cha ông.
Những năm trở lại đây, nhu cầu văn hóa của người dân được nâng cao, các lễ hội văn hoá dân gian, hoạt động tín ngưỡng, mỹ tục được khôi phục... nên nhu cầu sử dụng trống cũng tăng cao.
Nắm bắt cơ hội phát triển nghề truyền thống người làm trống làng Tống Xá tranh thủ ưu thế các làng nghề lân cận ngay trong huyện để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.
Để gìn giữ và phát triển nghề truyền thống và nâng cao chất lượng sản phẩm, hiện nay làng nghề đã chú ý đổi mới cách tổ chức dịch vụ, tiếp thị sản phẩm, ứng dụng công nghệ thông tin qua các website, hiệp hội du lịch làng nghề…từ đó góp phần bảo tồn, vực dậy làng nghề vượt qua khó khăn, giữ gìn nét đẹp truyền thống của địa phương.
Thảo Nguyên TH
Tag :