Hà nội: Nghề nặn tò hè truyền thống làng Xuân La
Trước đây, nghề nặn tò he còn được gọi là nghề nặn chim cò (bánh chim cò). Bởi người dân làng Xuân La lúc bấy giờ chỉ nặn chim, cò, và các con vật dùng để cúng lễ như: công, gà, trâu, bò, lợn cá… Sau đó mỗi chiếc bánh chim cò đều được gắn thêm một chiếc còi. Khi thổi phát ra tiếng “tò te”, nên được đọc chệch là tò he.
Nguyên liệu chính để làm tò he là bột gạo tẻ và bột gạo nếp, pha theo tỉ lệ 10:1. Nếu thời tiết nóng, hanh khô thì tỷ lệ bột nếp sẽ nhiều hơn để giữ được độ dẻo của sản phẩm. Sau khi luộc chín, người ta nắm bột lại thành từng vắt và nhuộm màu riêng cho từng vắt. Bốn màu cơ bản là vàng, đỏ, xanh, đen, màu vàng làm từ hoa hòe hoặc củ nghệ, màu đỏ từ quả gấc, màu đen từ cây nhọ nồi, màu xanh lấy từ lá chàm hoặc lá riềng. Các màu sắc trung gian khác đều được tạo từ bốn màu này.
Những cục bột đa màu sắc này muốn “có hồn” phải nhờ vào bàn tay tài hoa, đầu óc sáng tạo và một trí tưởng tượng phong phú của các nghệ nhân tò he Xuân La. Kết hợp với những đồ nghề đơn giản là một chiếc lược có chuôi, một nắm que tre, mảnh sáp ong… chỉ sau vài phút, với vài động tác véo bột, vê bột, các nghệ nhân Xuân La đã tạo ra những con tò he trong sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng và khâm phục của các khách hàng.
Ngày nay các nghệ nhân Xuân La đã biết cập nhật sở thích, thị hiếu của các khách hàng trẻ và đáp ứng nhu cầu thị trường. Rất nhiều những hình tò he lạ mắt, phong phú như những nhân vật trong truyện cổ tích, truyện tranh được nặn ra như: Aladin, Người nhện, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới,..
Nghệ nhân đường phố của làng tò he Xuân La được coi như những nghệ sỹ biểu diễn nghệ thuật. Ngoài ra họ còn được tham gia vào công tác giảng dạy nghề trong các trường học. Đây là một tín hiệu phát triển đáng mừng của một nghề truyền thống mang tính địa phương. Cùng với thăng trầm của đất nước, tò he cũng có giai đoạn tưởng chừng bị mai một trước đồ chơi nước ngoài, đặc biệt là những “cơn bão” hàng Trung Quốc. Tuy nhiên, nhờ niềm đam mê với những khối bột, tinh thần gìn giữ và phát huy những thành quả lao động sáng tạo của cha ông, những giá trị văn hóa dân gian của dân tộc, người dân làng nghề Xuân La đã và đang gìn giữ, phát huy loại hình nghệ thuật đặc sắc này.
Hiện nay, UBND xã Phượng Dực đã coi tò he Xuân La là một điểm nhấn để xã bắt tay vào xây dựng quy hoạch du lịch và dịch vụ làng nghề. Một số cơ sở hạ tầng quan trọng như giao thông, chợ đang được đầu tư nâng cấp. Đây sẽ là cơ hội để những giá trị văn hóa truyền thống qua bàn tay người thợ tài hoa Xuân La ngày càng được khẳng định và tôn vinh. Hy vọng Xuân La sẽ trở thành điểm trong chuỗi điểm du lịch làng nghề nổi tiếng ở Hà Nội.
Bài và ảnh Quân Bảo
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP