Thứ năm, 02-02-2023 | 14:23GMT+7

“Diện mạo mới” cho sản phẩm cỏ bàng xứ Huế

LNV - Cây Cỏ Bàng, thuộc họ cói, sinh sống nhiều tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được làm từ cây Cỏ Bàng rất đa dạng và phong phú. Ở Huế cũng có làng nghề đan lát cỏ bàng, đó là làng đệm bàng Phò Trạch (xã Phong Bình, Phong Điền, Thừa Thiên Huế). Sản phẩm làm ra đa phần là túi xách,mũ, nón và một số vật dụng phục vụ nhu cầu hằng ngày của người dân.
Vì là những sản phẩm được làm thủ công hoàn toàn nên tốn rất nhiều công sức và thời gian. Tuy nhiên giá thành bán ra lại thấp, mẫu mã lại đơn giản, chưa đa dạng, nên vẫn còn rất hạn chế người mua. Nhiều gia đình trong làng không sống được với nghề truyền thống, phải làm công việc khác để mưu sinh.

Các nghệ nhân khoác “diện mạo mới” cho  sản phẩm Cỏ Bàng xứ Huế  

Khác với cây cói ở miền Bắc hay cây cỏ bàng miền Tây, cỏ bàng xứ Huế có thân nhỏ, rỗng ruột và không có phần xốp bên trong. Chính vì vậy mà giúp các sản phẩm làm từ cỏ bàng xứ Huế có nét độc đáo riêng, khó ẩm mốc hơn và đường nét sản phẩm tinh tế hơn. Với tình yêu đối với cộng đồng và thiên nhiên cũng như các sản phẩm thủ công truyền thống, các nghệ nhân đã nung nấu khát khao muốn duy trì và phát triển các sản phẩm cỏ bàng. Không chỉ là sản phẩm truyền thống với giá cả bình dân, còn muốn phát triển thành các sản phẩm thủ công cao cấp, đáp ứng nhu cầu của khách hàng hiện đại.
 

 
Vì vậy có thể nói, các nghệ nhân đã khoác “diện mạo mới” cho các sản phẩm cỏ bàng xứ Huế, nâng tầm các sản phẩm làng nghề truyền thống thành các sản phẩm thủ công cao cấp. Các nghệ nhân xem đây như là một sứ mệnh của mình trong việc tạo ra giá trị cho xã hội, đặc biệt là hỗ trợ phụ nữ nông thôn làng nghề của Huế.

Các nghệ nhân đã mang đến “diện mạo mới” cho các sản phẩm Cỏ Bàng xứ Huế.
 

Vẽ họa tiết cho sản phẩm Cỏ Bàng Xứ Huế

Đây có thể nói là công đoạn thể hiện rõ nhất quá trình “khoác áo mới” cho sản phẩm cỏ bàng xứ Huế. Đội ngũ họa sĩ là những họa sĩ được đào tạo chuyên nghiệp, có tay nghề và tính sáng tạo cao.
 

Ban đầu, các họa sĩ e ngại bởi họ chỉ quen vẽ trên vải, giấy, chưa bao giờ vẽ trên nên chất liệu cỏ bàng. Tuy nhiên dần dần những họa sĩ đã được truyền cảm hứng và thấy rất hứng thú khi sáng tác trên chất liệu mới là cỏ bàng.
 

Mỗi công đoạn của việc “khoác áo mới” đều có công đoạn riêng. Cuối cùng sau khi hoàn thiện sản phẩm, lần cuối trước khi đóng gói sản phẩm chuyển cho khách hàng phải kiểm tra rất kỹ, đảm bảo là sản phẩm hoàn hảo. Việc đóng gói sản phẩm cũng rất cẩn thận, đảm bảo sản phẩm không bị hư hỏng, móp méo khi đến tay khách hàng. Mỗi sản phẩm khi đóng gói còn kèm theo hướng dẫn sử dụng, cách bảo quản và tặng kèm vật dụng vệ sinh và bảo quản sản phẩm.

Với sứ mệnh nuôi dưỡng và nâng cao giá trị của nghề truyền thống Huế, các nghệ nhân đã khoác “diện mạo mới” cho những sản phẩm thủ công truyền thống thành những sản phẩm thủ công có thương hiệu, mang tính độc đáo và có giá trị thẩm mỹ cao. Bên cạnh đó còn truyền tải được thông điệp “Sống Xanh”, đồng thời giữ gìn và phát huy sản phẩm truyền thống Huế, có khả năng cạnh tranh được với các sản phẩm truyền thống của các tỉnh khác và trên 
thế giới”.


Ninh Ngọc