Làng nghề làm két bạc ở Thủ đô
Nhộn nhịp làng nghề
Phóng viên Thời báo Làng nghề Việt đã về thôn Đại Tự để tìm hiểu công nghệ làm két bạc mà các gia đình, doanh nghiệp sử dụng bao lâu nay. Nghề làm két bạc ở đây hình thành từ thập kỷ 90 và được UBND tỉnh Hà Tây cũ công nhận là làng nghề truyền thống năm 2006. Hiện cả làng có hơn 50 doanh nghiệp, xưởng sản xuất quy mô lớn thu hút hàng trăm lao động tham gia với thu nhập trung bình 5-6 triệu đồng/lao động. Mỗi ngày người dân thôn Đại Tự sản xuất ra hàng ngàn két bạc, tủ hồ sơ, giá để tài liệu… cung cấp cho các gia đình, doanh nghiệp Hà Nội đến TP.HCM.
Người mang nghề làm két bạc về cho người làng Đại Từ là ông Đỗ Văn Bản, một người con của làng. Ông bản năm nay gần 70 tuổi. Ông lên Hà Nội lập nghiệp từ những năm 90 của thế kỷ trước và đã học được nghề này.
Trước khi đem nghề về quê dạy cho bà con, ông Bản đã có nhiều năm mở xưởng làm nghề ở đường Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, với thương hiệu Két bạc Hà Nội. Năm 1998, ông quyết định đưa nghề về quê, nhận người làng vào làm, rồi dạy nghề cho họ. Từ đó đến nay, ông đã dạy nghề làm két bạc cho hàng trăm người thôn Đại Tự, theo cách vừa học, vừa làm. Khi học nghề ở xưởng của ông, họ được trả từ 1-2 triệu đồng/tháng tùy theo công việc. Sau khi thạo nghề, ai tiếp tục làm tại xưởng sẽ được trả lương cao hơn, còn có điều kiện thì họ tách ra mở xưởng riêng.
Đến làng Đại Từ, nhiều người sẽ dễ nhầm đây là điểm công nghiệp làng nghề, bởi hai bên đường là những dãy nhà xưởng sản xuất, với hàng trăm công nhân miệt mài làm việc, ô tô, xe máy tấp nập ra vào nhận hàng. Nhưng tìm hiểu kỹ, phần lớn các hộ dân làm nghề ở đây theo kiểu tự phát, mạnh ai nấy làm. Thế nhưng chứng kiến các công nghệ làm két bạc thủ công phần lướn bằng...bê tông và tôn mỏng ở đây chứng tôi tự hỏi: két bạc sử dụng trong các hộ gia đình hiện nay có độ an toàn cao không? Đến xưởng két bạc có tên là Ngọc Quang, hàng vài chục chiếc két vừa sản xuất bày phía ngoài, mùi sơn nồng nặc, khiến người nôn nao...
Phía trong xưởng được đóng bằng cánh cửa tôn, nhưng tôi vẫn nghe tiếng hàn xì xoẹt, tiếng gõ của các công nhân đang làm việc chúa chát inh tai bên trong. Khi giới thiệu là người muốn mua két bạc ngỏ ý muốn vào thăm quy trình sản xuất, ông chủ xưởng không ngần ngại... Vào đến cổng xưởng, đập vào mắt chúng tôi là hàng trăm chiếc két bạc ở đây đã đóng hộp chuẩn bị xuất xưởng.
Trao đổi với phóng viên, Trần Ngọc Quyến, đại diện cơ sở sản xuất này chia sẻ: “Trung bình một ngày xưởng sản xuất ở đây có thể làm được 10 - 20 két bạc, phần lớn làm theo đơn đặt hành cho các doanh nghiệp, hộ gia đình khắp cả nước. Vào những dịp cuối năm số lượng khách hàng đặt mua két bạc tăng cao, vì thế chúng tôi phải hoạt động hết công suất cả ngày và đêm…”. Theo ông Quyến, két bạc ở đây có nhiều loại từ K30, K40 đến to nhất là K100. Mỗi chiếc có kích thước năng nhẹ khác nhau, từ 1 đến 3 tạ. Chi phí làm một chiếc két trên từ 800 ngàn đến vài triệu, sau khi trừ nguyên vật liệu, lương công nhân, điện… mỗi chiếc két lãi được khoảng từ 300.000 đến 500.000 ngàn đồng/chiếc, tùy to nhỏ khác nhau. Trung bình giá một chiếc két bạc xuất tại xưởng từ 800.000 đồng đến gần 3 triệu đồng/chiếc, thậm chí vài chục triệu đồng/chiếc.
Lên hương nhờ làm két bạc
Từ những tấm tôn trắng dầy khoảng 1cm được người thợ cắt theo khuôn hình, kích thước từng loại két, sau đó công nhân hàn các tấm tôn lại với nhau. Phần trên và phần đáy két bạc cũng được hàn 1 tấm tôn mỏng để làm chân và giữ cát. Sau khi hình thành lên chiếc két thô, công đoạn tiếp theo là quét lên một lớp son chống rỉ. Sau đó được công nhân chuyển ra địa điểm khác "nhồi" cát đen vào, phủ một lớp sơn chống rủ màu xanh, đỏ...ngoài cùng két. Phía cửa mở được lót tấm nhựa mỏng để gắn khóa và mật mã mở két...
Vài năm trở lại đây, két bạc được người Đại Tự làm ra tiêu thụ rất chậm, nên một số cơ sở xoay sang làm cả giá để sách, tủ hồ sơ bằng tôn...để tăng doanh thu, lợi nhuận. Không những vậy, người dân nơi đây hàng ngày phải đón những chiếc xe tải vào ra tấp nập, hai bên đường ngổn ngang những cuộn thép to nhỏ, đủ kiểu; tiếng mát cắt, máy mài, máy hàn inh tai, nhức óc ngày đêm.
Ông Nguyễn Hữu Cương - Chủ tịch UBND xã Kim Chung cho biết: “Mặc dù làng nghề sản xuất két bạc được UBND huyện Hoài Đức ra quyết định thành lập điểm công nghiệp từ năm 2008, nhưng lại “dính” vào quy hoạch trục đường Hồ Tây - Ba Vì của TP. Hà Nội. Nên các hộ đã dựng nhà xưởng chính quyền tạo điều kiện cho các hộ mặt bằng sản xuất tổ tạm thời, và tổ chức ký cam kết khi nào thi công tuyến đường các hộ phải tự tháo dỡ nhà xưởng, và không nhận được khoản đền bù nào…”. Theo ông Cương, đến nay các hộ dân đã tự dồn đổi khoảng 8ha đất sản xuất nông nghiệp ven làng làm điểm sản xuất két bạc. Và về lâu dài khó khăn của địa phương là không còn quỹ đất để bố trí điểm công nghiệp hay điểm sản xuất tập trung, nên môi trường làng nghề bị ô nhiễm bởi không khí, nước thải, chất thải… sau sản xuất cũng khó tránh khỏi. Người dân làng nghề làm két bạc truyền thống rất mong mỏi địa phương sớm có quy hoạch điểm sản xuất công nghiệp tập trung vừa mở rộng sản xuất vừa tránh ô nhiễm môi trường.
Năm 2007, làng két bạc Đại Tự đã được công nhận làng nghề. Để đẩy mạnh sản xuất, Hội Nông dân xã đã giúp nhiều hộ vay vốn và nhiều hộ đã giàu lên nhờ sự hỗ trợ. Bây giờ, thôn Đại Tự nhà cao tầng mọc lên san sát, nhiều hộ mua xe hơi, xe tải để chở hàng; 80% đường thôn đã bê tông, nhà văn hóa khang trang...
Nguyễn Hiếu
Tin liên quan
Tin mới hơn

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 Làng nghề, nghệ nhân

Đời sống mới ở xã Lê Lợi
09:30 Nông thôn mới

Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7
09:29 Kinh tế

Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương
09:26 Kinh tế