Hà Nội: 29°C Hà Nội
Đà Nẵng: 29°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 29°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 30°C Thừa Thiên Huế

Làng nghề đá trong dòng chảy văn hóa xứ Biên Hòa

LNV - Nghề khai thác, điêu khắc đá ở Biên Hòa vốn đã có từ lâu trên vùng đất Đồng Nai xưa nên ẩn chứa trong đó là một bề dày văn hóa. Do vậy, giữ gìn, phát triển nghề khai thác, điêu khắc đá không chỉ dừng lại ở việc giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương, mà còn là giữ gìn hồn cốt cho một làng nghề có bề dày truyền thống từ thời khai hoang, mở cõi.


Thiên hậu cổ miếu - công trình kiến trúc tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc, chạm trổ đá của người Hoa bang Hẹ ở Biên Hòa

* Vang danh một làng nghề

Nghề làm đá ở Biên Hòa nổi tiếng từ mấy trăm năm trước. Trịnh Hoài Đức trong sách Gia Định thành thông chí, có nêu: “Ở đầu phía tây Cù lao đại phố, lúc đầu khai thác, tướng quân Trần Thượng Xuyên chiêu tập người buôn nước Tàu đến kiến thiết phố xá, mái ngói tường vôi, lầu cao quán rộng, dọc theo bờ sông liền lạc tới năm dặm, chia vạch ba đường phố, đường phố lớn lót đá trắng, đường phố ngang lót đá ong, đường phố nhỏ lót gạch xanh, đường rộng bằng phẳng”.

Theo tác giả Phan Đình Dũng - Nguyễn Thanh Lợi, người Việt đầu tiên làm nghề khai thác đá xây dựng là ông Võ Hà Thành (1876-1947) người Quảng Ngãi. Ông đã mở hầm khai thác đá xây dựng và làm ăn rất phát đạt. Cầu hang là công trình do ông Võ Hà Thành trúng thầu xâu dựng năm 1902-1903. Sau này, nhiều người tham gia vào việc mở hầm khai thác đá grannit ở nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh, song vùng Bửu Long của Biên Hòa được xem như cái nôi của nghề đá ở Đồng Nai - Gia Định với lịch sử mấy trăm năm từ khi hình thành thương cảng Cù lao Phố.

Đá xanh vốn là một đặc trưng của làng nghề đá Biên Hòa, vốn có từ lâu trên vùng đất Đồng Nai xưa. Hai tác giả Phan Đình Dũng - Nguyễn Thanh Lợi có nêu mãi đến năm 1885, mạng lưới đường bộ và đường sắt được mở mang, nhiều công trình được xây dựng thì nghề làm đá xanh phát triển.

Nguồn gốc của nghề được cho là trong quá trình khẩn hoang về phương Nam, người Việt đã mang theo kỹ thuật khai thác đá ong từ vùng quê của họ từ Bắc bộ, Trung bộ vào vùng đất mới ở Biên Hòa - Đồng Nai.

Ngoài những chứng tích rõ ràng, thuyết phục của đá lót đường ở Cù lao Phố, còn có chứng tích bến Đá ở Làng cổ Bình Đa, nơi vài ba trăm năm trước, ghe thương hồ các nơi đến chuyên chở, giao dịch với sản phẩm đặc sắc là đá ong để đi bán cho cả vùng đất phương Nam. Từ cuối thế kỷ XIX, người Pháp đã nhắc đến đá ong.

Đặc biệt, làng nghề khai thác, điêu khắc đá ở Biên Hòa trải dài theo đường Huỳnh Văn Nghệ, thuộc P.Bửu Long. Những người Hoa bang Hẹ từ Trung Quốc đến sinh sống đã hình thành nên làng nghề và phát triển cho đến ngày nay. Nhiều thế hệ gia đình của người Hoa duy trì nghề truyền thống này. Nghề được truyền theo kiểu cha truyền con nối.

Nghệ nhân Trương Văn Bình (ngụ P.Bửu Long, thuộc cơ sở khai thác đá Ôn Dũng, đường Huỳnh Văn Nghệ, P.Bửu Long) cho biết: “Tôi làm nghề điêu khắc đá ở cơ sở này qua hai đời chủ, từ người cha rồi đến người con. Mấy chục năm gắn bó với nghề, muốn cho phiến đá trở nên sống động, đòi hỏi ở người thợ tính cẩn trọng, kiên trì, cần cù, tỉ mỉ và sáng tạo với tính thẩm mỹ cao... Vì yêu nghề và cũng muốn giữ gìn một nghề truyền thống mà bàn tay khối óc của tôi luôn gắn bó với đá cho đến nay”.

* Lễ hội chùa Bà, cúng tổ sư nghề đá - một tín ngưỡng độc đáo

Trong quá trình sinh sống, lập nghiệp bằng nghề khai thác - điêu khắc đá ở vùng đất mới Biên Hòa - Đồng Nai, cộng đồng người Hoa bang Hẹ không quên tưởng nhớ đến Tổ sư nghề đá và các tổ nghề có liên quan. Do đó, họ đã lập miếu thờ gọi là Miếu Tổ sư với đối tượng thờ chính là: ông Ngũ Đinh - tổ nghề đá, ông Lỗ Ban - Tổ nghề mộc và ông Quốc Trì - Tổ nghề sắt.


Nghệ nhân Trương Văn Bình (P.Bửu Long, TP.Biên Hòa) đang chế tác một sản phẩm từ đá xanh. Ảnh: L.Viên

Việc rước thờ bà Thiên Hậu trong miếu vào năm Đinh vị (1967) ở miếu Cây Quăn phía bờ sông Đồng Nai. Và từ đây, miếu được gọi là Thiên Hậu cổ miếu. Ngày nay, còn có tên gọi là chùa Bà Thiên Hậu, tọa lạc trên đường Huỳnh Văn Nghệ, P.Bửu Long.

Theo các nhà nghiên cứu về văn hóa, trong tín ngưỡng của người Hoa, bà Thiên Hậu được truyền tụng có tên là Lâm Mặc, tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc vào đời nhà Tống. Tích kể khi bà sinh ra có đám mây ngũ sắc và hương thơm bao phủ khắp nhà. Khi còn nhỏ, bà đã có tài tiên đoán chính xác về thời tiết, giúp ngư dân đi biển tránh được nhiều tai ương. Người đời tin rằng bà là con gái Ngọc Hoàng. Bà qua đời năm 28 tuổi, tương truyền bà thường hiển linh cứu giúp thuyền bè lâm nạn nên dân gian gọi bà là hải thần.

Cộng đồng người Hoa đến Việt Nam bằng đường biển vào cuối đời Minh đầu thời nhà Thanh. Trong đợt đầu tiên vào khoảng năm 1660, khoảng 7 ngàn người Hoa do Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên dẫn đầu vào định cư tại Trấn Biên (Đồng Nai), Đề Ngạn (Chợ Lớn) và Mỹ Tho. Trên đường đi biển, họ thường cầu nguyện Thiên Hậu hiển linh hỗ trợ. Khi định cư được bình an tại vùng đất mới, các di dân luôn tưởng nhớ, không quên lập miếu trang trọng để thờ và ngưỡng vọng bà với tấm lòng biết ơn đã giúp đỡ họ được thuận buồm xuôi gió.

Về phương diện sinh hoạt tín ngưỡng ở Thiên Hậu cổ miếu trong lễ hội làm chay diễn ra từ ngày 10 đến 14-6 âm lịch 3 năm/lần, người Hoa bang Hẹ tổ chức múa hẩu với đầu hẩu là một chiếc mặt nạ tròn rất hung tợn, được vẽ nhiều màu sắc, quanh đầu râu ria, thân phủ một tấm vải màu vàng rực, đuôi thường làm bằng đuôi trâu hoặc đuôi bò. Múa hẩu khác với múa lân hay múa múa rồng, không được leo trèo, nhún nhảy vui nhộn, mà phải nghiêm trang, đầu rướn lên cao, xoay mặt qua lại, lúc thì co lượn, trườn dài, lăn tròn xuống đất.

Trong lễ hội chùa Bà còn diễn ra nhiều nghi thức cúng tổ sư nghề đá, cúng bà Thiên Hậu, cầu an. Không gian lễ hội không chỉ bó hẹp trong phạm vi di tích mà còn diễn ra sôi nổi trên địa bàn phường, thu hút người dân trong và ngoài tỉnh tham gia.

Tín ngưỡng thờ Bà Thiên Hậu, các tổ nghề được người Hoa du nhập vào Nam bộ và người Việt dung hòa trong tín ngưỡng dân gian. Dần dà, cộng đồng dân cư Đồng Nai thờ tự Bà Thiên Hậu với tín niệm như một vị thần linh, có chức năng bảo vệ cuộc sống, xua đuổi ôn dịch, chữa bệnh cho cộng đồng dân cư.

Trải qua hơn 320 năm hình thành và phát triển, nghề khai thác và điêu khắc đá ở Biên Hòa - Đồng Nai nói chung và làng nghề đá Bửu Long nói riêng đã trải qua nhiều thăng trầm, sản sinh ra nhiều nghệ nhân tài hoa, cùng nhiều công trình kiến trúc tiêu biểu như: Văn miếu Trấn Biên, Thất phủ cổ miếu, Thiên Hậu cổ miếu... và gắn bó với tín ngưỡng dân gian đặc sắc.

Theo Báo Đồng Nai


Tin liên quan

Tin mới hơn

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Sáng 3/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị về việc tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025. Đồng chí Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và đồng chí Võ Văn Hưng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì hội nghị.
"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên

LNV - Nếu phải xác định một điểm khởi đầu cho hành trình chuyển đổi số tại huyện Phú Xuyên, thì đó không phải là hạ tầng, công nghệ hay những con số đầu tư hàng chục tỷ đồng, mà chính là yếu tố con người - những người dám nghĩ, dám làm, dám tiên phong.
Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ

LNV - Giữa dòng chảy hiện đại hóa, những nghề truyền thống như dệt thổ cẩm và đan lát của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) vẫn được gìn giữ bền bỉ qua nhiều thế hệ. Không chỉ mang giá trị thẩm mỹ cao, các sản phẩm thủ công còn là biểu tượng văn hóa độc đáo, gắn liền với đời sống núi rừng và tâm hồn người Hrê. Nhờ đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân, những nghề xưa không chỉ sống lại mà còn trở thành điểm nhấn trong phát triển du lịch cộng đồng địa phương.
Mùa sen ở hồ Tây

Mùa sen ở hồ Tây

LNV - Vào dịp tháng 6 này, trên khắp các ao, đầm trồng sen ở khu vực hồ Tây (quận Tây Hồ) rộn ràng không khí thu hoạch, chụp ảnh với hoa. Sen trồng ở đây là sen bách diệp với bông to có 100 cánh, mùi thơm đượm mang một nét đặc trưng riêng của hồ Tây mà không nơi nào có được.
Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

LNV - Bắc Ninh là một tỉnh nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó phải kể đến làng nghề đúc đồng Đại Bái, trước đây gọi là làng Văn Lãng (hay còn gọi là làng Bưởi Nồi), thuộc xã Đại Bái, huyện Gia Bình. Từ lâu, làng đã nổi danh với nghề đúc đồng, chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo.
Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu

LNV - Việc đưa các sản phẩm làng nghề lồng ghép trong các cuốn sách là cách thức hiệu quả để quảng bá thương hiệu, tăng cơ hội xuất khẩu.

Tin khác

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội

LNV - Hà Nội là mảnh đất hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc, nơi lưu giữ hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề truyền thống. Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, việc bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề đang đứng trước nhiều thách thức. Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) được xác định là một trong những giải pháp chiến lược giúp Hà Nội bảo tồn văn hóa làng nghề một cách hiệu quả và bền vững.
Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến

LNV - Theo UBND huyện Gia Lâm, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2738/QĐ-UBND, cho phép Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp xã Dương Xá sử dụng địa danh “Dương Xá” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Nông sản chế biến Dương Xá”.
Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng

LNV - Trong số sáu cá nhân vừa được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân” vì những cống hiến đặc biệt trong gìn giữ và phát huy di sản nghề thủ công mỹ nghệ, tỉnh Quảng Nam vinh dự có hai đại diện: Ông Lê Đức Hạ (nghệ nhân gốm ở TX Điện Bàn) và ông Huỳnh Sướng (nghệ nhân mộc tại TP Hội An).
Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”

LNV - ’’Nơi tôi sinh: Làng Phùng Xá- Huyện Thạch Thất gần Chùa Thầy- một làng quê nghèo nhưng dân quê tôi thật thà lắm… “ Một câu nói cũng rất thật thà chân chất đến từ người đàn ông có ánh mắt kiên định, khuôn mặt sáng có chút lãng tử như một hoạ sĩ. Đó là anh Chu Văn Ân, nghệ nhân gỗ lũa Trai Vàng.
Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo

LNV - Nói đến "Bắc lan" hay "Bắc hồ câu", "Bất động sản Phương Bắc" ở Suối Hai thì người dân huyện Ba Vì (Hà Nội) và các địa phương lân cận ai cũng biết đó là tên thường gọi của doanh nhân Lê Đức Bắc. Anh Bắc không những thành đạt trong lĩnh vực vận tải, xây dựng, kinh doanh bất động sản mà còn là một nghệ nhân sinh vật cảnh và làm vườn (SVC & LV).
Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông

LNV - Xứ Thanh nổi tiếng là vùng đất của những làng nghề truyền thống lâu đời, nơi lưu giữ trọn vẹn giá trị văn hóa, tinh thần và bàn tay tài hoa của bao thế hệ. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, mỗi làng nghề không chỉ là kế sinh nhai của người dân mà còn là “bảo tàng sống” của tinh hoa văn hóa đất Việt, ngày càng được phát huy mạnh mẽ trong đời sống hiện đại.
Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng

LNV - Nằm ven dòng sông Hậu hiền hòa, làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (xã Thuận Hưng, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ) là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời, nổi tiếng miền Tây Nam Bộ. Ngày nay, những người dân nơi đây vẫn miệt mài đỏ lửa, tráng bánh nhằm gìn giữ và phát triển làng nghề địa phương.
Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

LNV - Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi và nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tối đa tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.
Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá

LNV - Lên Cao nguyên đá, nhiều du khách sẽ tìm đến với Làng nghề dệt vải lanh Lùng Tám, xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ. Nơi đây nổi tiếng với việc gìn giữ, phát huy hiệu quả nghề truyền thống của Hợp tác xã lanh Lùng Tám, với 100% thành viên là phụ nữ người Mông. Sự cần cù, sáng tạo từ những sợi lanh đã cho ra đời nhiều sản phẩm thủ công rất đẹp, mang đậm bản sắc truyền thống. Chính điều này đã giúp cho Làng nghề dệt vải lanh Lùng Tám trở thành một điểm du lịch trải nghiệm cực kỳ hấp dẫn và thu hút rất đông du khách.
Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ

LNV - Từ năm 2012 đến nay, nghệ nhân Đặng Văn Hậu (làng Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) đã lần lượt tái hiện lại hàng loạt con giống độc đáo: Lục súc tranh công, Tứ linh, Tam sư, Nghê hý châu, Ngũ hổ thần quan… Đặc biệt, các họa tiết truyền thống vân mây từ tranh Hàng Trống được đưa vào con giống bột, tạo nên sự giao thoa giữa mỹ thuật dân gian và hơi thở hiện đại.
Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025

LNV - UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Quyết định công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025 cho các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt

LNV - Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã dẫn đến việc sử dụng máy móc thay cho lao động chân tay, máy thêu ra đời và công nghệ thêu cũng phát triển theo đó. Mặt khác, trước sự tác động của kinh tế thị trường trong những năm gần đây, nhiều nghề thủ công có nguy cơ mai một, trong đó có nghề tranh thêu tay truyền thống.
Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội

LNV - Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, biến cố, các làng nghề ở Hà Nội vẫn giữ được nét đẹp riêng, góp phần làm nên vẻ đẹp của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Những làng nghề truyền thống ấy nổi tiếng là điểm đến thú vị cho bạn trong những chuyến đi cuối tuần khám phá Thủ đô.
Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc

LNV - Nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, chiều 10/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt các nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc và lãnh đạo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam.
Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế

LNV - Từ những làng nghề đan lát, dệt thổ cẩm, đến miến dong Phia Đén, rèn Phúc Sen hay ngói đất nung Lũng Rì, tỉnh Cao Bằng đang từng bước gìn giữ và phát huy giá trị của các làng nghề truyền thống. Không chỉ góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, các làng nghề còn mang lại sinh kế ổn định cho người dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, và trở thành điểm tựa quan trọng trong hành trình xây dựng nông thôn mới bền vững.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Trại hè kết nối kiều bào trẻ 2025: “Cùng nhau viết tiếp câu chuyện hòa bình”

Trại hè kết nối kiều bào trẻ 2025: “Cùng nhau viết tiếp câu chuyện hòa bình”

LNV - Chiều 3/7, tại Hà Nội, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, tổ chức gặp gỡ báo chí thông tin về: Những chính sách mới của Đảng và Nhà nước liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài và chương trình Trại hè Việt Nam 2025.
Gia Lai vùng đất hợp nhất giữa đại ngàn và biển xanh hội tụ

Gia Lai vùng đất hợp nhất giữa đại ngàn và biển xanh hội tụ

LNV - Sau khi sáp nhập hai tỉnh Bình Định và Gia Lai, không gian du lịch của tỉnh Gia Lai mới được mở rộng vượt bậc, mở ra cơ hội vàng để kết nối biển - rừng, xây dựng ngành du lịch trở thành mũi nhọn kinh tế xanh, bền vững và khác biệt.
Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Sáng 3/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị về việc tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025. Đồng chí Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và đồng chí Võ Văn Hưng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trườ
"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên

LNV - Nếu phải xác định một điểm khởi đầu cho hành trình chuyển đổi số tại huyện Phú Xuyên, thì đó không phải là hạ tầng, công nghệ hay những con số đầu tư hàng chục tỷ đồng, mà chính là yếu tố con người - những người dám nghĩ, dám làm, dám tiên phong.
Đời sống mới ở xã Lê Lợi

Đời sống mới ở xã Lê Lợi

LNV - Sau khi đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2019, xã Lê Lợi (huyện Thường Tín) không ngừng nâng chất các tiêu chí nông thôn mới đã đạt và thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu nông thôn mới nâng cao.
Giao diện di động