Làng nghề chiếu Định Yên hơn trăm năm tuổi
![]() |
Các cụ cao niên trong xã kể lại trước đây, Định Yên gồm hai xã Định Yên và Định An ngày nay. Nghề dệt chiếu ở đây hình thành và phát triển hơn 100 năm qua.
Với địa hình thuận lợi nằm dọc sông Hậu, Định Yên có nhiều cồn, bãi bồi thích hợp cho sự phát triển của cây lác, đây là nguồn nguyên liệu để dệt chiếu. Nghề dệt chiếu ở Định Yên ngày càng phát triển, nguyên liệu tại chỗ không đủ, phải mua thêm lác chẻ sẵn, phơi khô từ địa phương khác.
Chính sự hưng thịnh của nghề dệt chiếu mà chợ chiếu Định Yên dần hình thành, đặc biệt chỉ họp vào ban đêm. Thời điểm họp chợ không cố định, phụ thuộc vào con nước lớn - ròng (thủy triều lên - xuống) nhưng thường trong khoảng thời gian từ 23 giờ đến 4 giờ. Lúc bấy giờ, người đi chợ trao đổi, mua bán hàng hóa dưới ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu hỏa. Vì yếu tố đặc biệt đó, chợ chiếu Định Yên còn được nhiều người gọi là “chợ ma”.
![]() |
Để cho ra một chiếc chiếu đạt chuẩn là cả một quá trình lao động miệt mài, đòi hỏi người thợ phải tỉ mỉ đến từng công đoạn. Lác để làm sợi dệt là những cây thật già, nhưng sợi chỉ dài vừa phải, phù hợp với khổ chiếu cần làm. Sau khi đem đi phơi, sợi lác sẽ được nhuộm trong nước sôi tại các lò nhuộm, với nhiều màu xanh, đỏ, tím, vàng… Độ đậm nhạt của sợi lác phụ thuộc vào số lần nhúng, muốn nhạt thì nhúng ít, muốn đậm thì nhúng thành nhiều lần.
Một số công đoạn đã có máy móc hỗ trợ nhưng để thiết kế hoa văn, bẻ vành, may viền thì đều dựa vào bàn tay tinh xảo cũng như bí quyết truyền đời của mỗi gia đình làm nghề. Song, vẫn có một số vị khách khó tính tìm đến tận nơi để đặt riêng các nghệ nhân lành nghề, làm thủ công một số loại chiếu như chiếu bông vuông hình con cờ, chiếu động phòng hoa chúc, chiếu vẩy ốc…
Hiện nay, nguyên liệu lác để làm chiếu của địa phương còn rất ít, hiện hầu hết phụ thuộc nguồn từ huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long). Do yêu cầu phát triển của xã hội và khoa học kỹ thuật tiến bộ, nhiều hộ chuyển sang dệt chiếu bằng máy để có năng suất, thu nhập cao hơn, số hộ dệt chiếu thủ công ngày càng giảm. Sản lượng chiếu nhiều, hệ thống giao thông phát triển, thương lái vào tận nhà người dân thu mua. Vì vậy, nhiều năm qua, chợ chiếu đêm Định Yên không còn.
Tuy trải qua nhiều thăng trầm, nghề dệt chiếu ở Định Yên vẫn được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hiện nay, làng chiếu Định Yên có trên 800 hộ làm nghề dệt chiếu. Đa số đều sử dụng máy dệt nên năng suất lao động tăng cao.
![]() |
Để góp phần phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh địa phương, huyện Lấp Vò triển khai khôi phục, phát huy giá trị làng nghề dệt chiếu thủ công truyền thống và tái hiện lại chợ chiếu Định Yên kết hợp trải nghiệm văn hóa lịch sử địa phương. Trong quá trình bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống dệt chiếu Định Yên, huyện đang nghiên cứu thực hiện vùng trồng lác phục vụ khách du lịch tham quan, trải nghiệm và vùng trồng lác nguyên liệu, bước đầu, quy hoạch ở hai xã Định Yên, Định An.
Bên cạnh sản xuất bằng máy móc, địa phương có chính sách hỗ trợ người dân giữ gìn nghề dệt chiếu truyền thống; tổ chức cuộc thi sáng tạo sản phẩm từ chiếu và cây lác… Huyện hướng đến phát triển du lịch, tái hiện lại không gian “chợ ma”- nơi giao thương sản phẩm chiếu của người dân Định Yên trước đây.
Tin liên quan

Sản phẩm làng nghề cần chú trọng sản xuất theo thị hiếu của người tiêu dùng
13:51 | 20/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Nâng cao năng suất tại các làng nghề nhờ ứng dụng khoa học công nghệ
11:08 | 15/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Đề xuất công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống cho Làng muối Lý Nhơn
10:34 | 12/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn

Làng nghề truyền thống Trung Thu nơi những đốm lửa nghề bền bỉ gìn giữ tuổi thơ cho trẻ em Việt Nam
15:34 | 22/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Cẩm Thủy nguy cơ mai một
09:00 | 22/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến
08:56 | 21/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

“Xóm thủ công” ở phố Hội
13:48 | 20/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển du lịch làng nghề gốm sứ ở Đông Triều
20:58 | 19/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện về một làng nghề chè truyền thống
10:42 | 19/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Bình Định: Kế hoạch bảo tồn, phát triển làng nghề
09:28 | 18/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Tăng cường đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại các làng nghề
13:36 | 15/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Huyện Ứng Hoà: Gắn du lịch với trải nghiệm làng nghề và lịch sử cách mạng
09:13 | 15/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Điêu khắc từ gốc cà phê Tây Nguyên
11:20 | 13/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Vĩnh Long: Khai mạc Con đường Nghệ thuật Gốm đỏ
11:11 | 13/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Cốm làng Thạc nồng nàn hương vị của mùa thu
15:33 | 11/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Các làng nghề chế biến gỗ phải tuân thủ quy định của pháp luật về lâm nghiệp
13:35 | 11/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển mô hình Làng - Nghề du lịch gắn với xây dựng hình ảnh đất nước con người Việt Nam
15:53 | 08/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Triển vọng của nghề nuôi rắn ở Vĩnh Sơn
14:21 | 08/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Trì: Giấc mơ làng nghề
14:21 | 08/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

AgroViet 2023 - Nơi kết nối chuỗi giá trị, phát triển Nông nghiệp Việt Nam
13:35 | 06/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Mộc mạc nghề làm tương bần ở Hưng Yên
08:57 | 06/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Bát Tràng - Làng nghề "xanh" với công nghệ sạch
08:57 | 06/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Gặp nghệ nhân trồng, nhân giống thành công cây hoa anh đào tại Việt Nam
15:03 | 31/08/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nỗ lực của người nghệ nhân ở Làng nghề chè Cụm Khe Cốc
09:43 | 31/08/2023 Làng nghề, nghệ nhân



Trở lại tuổi thơ với “Trung thu xưa” tại khu Phố cổ Hà Nội
15:56 Tin tức

Làng nghề truyền thống Trung Thu nơi những đốm lửa nghề bền bỉ gìn giữ tuổi thơ cho trẻ em Việt Nam
15:34 Làng nghề, nghệ nhân

Festival nông sản Hà Nội năm 2023 sắp tới sẽ diễn ra tại huyện Sóc Sơn
14:16 Tin tức

Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập ngành Quân Giới Việt Nam
09:00 Tin tức

Làng nghề Việt Nam - Sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng hướng tới phát triển bền vững
09:00 Nghiên cứu trao đổi










