Làng nghề bánh đa Hoàng Công Chất (Điện Biên): Những chuyển biến tích cực
Theo anh Tường, trong một năm thường bận vào dịp tết, còn ngày thường chỉ sản xuất đủ lượng hàng cung cấp ra thị trường cho các tiểu thương và xuất đi một số địa bàn, như: huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu); thị xã Mường Lay; xã Mường Lói, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên)… Bình thường, gia đình anh sản xuất trên 2 tấn gạo nguyên liệu mỗi tháng, tương đương 1,8 tấn bánh đa phở thành phẩm. Còn dịp cuối năm, gia đình sản xuất từ 4 - 5 tấn gạo/tháng và thuê từ 3 - 4 người làm mà vẫn không đủ hàng cho khách.
Anh Phạm Văn Tường, thôn Hoàng Công Chất, xã Thanh An, huyện Điện Biên
phơi bánh đa phở tại vườn của gia đình.
Cũng tại thôn Hoàng Công Chất, gia đình anh Ngô Quốc Sự với 24 năm làm nghề sản xuất bánh đa phở và lượng hàng tiêu thụ cũng tương đương gia đình anh Phạm Văn Tường. Nói về việc sản xuất hàng những tháng cuối năm, anh Sự cho biết: “Hàng năm, cứ vào dịp Tết Nguyên đán là thị trường bánh đa phở lại trở nên sôi động. Tính sơ bộ, những tháng cuối năm gia đình tôi phải sản xuất hàng chục tấn gạo mà vẫn không có hàng để bán. Vào dịp cao điểm như thế này, chúng tôi phải tranh thủ tất cả những ngày nắng trong tháng để tăng cường sản xuất bánh đa phở”.
Ông Chu Văn Nhàn - Trưởng thôn Hoàng Công Chất, cho biết: Người dân ở đây làm nghề sản xuất bánh đa phở từ hơn 30 năm nay. Trước kia, rất nhiều hộ làm, nhưng không hiểu lý do gì mà đến nay cả thôn chỉ còn chưa đến 10 hộ duy trì nghề. Những năm gần đây, các hộ làm bánh đa phở hầu hết đã đầu tư thiết bị, máy móc để sản xuất nên không còn tình trạng xay bột thủ công như trước kia; hiệu quả công việc cao hơn, đỡ vất vả hơn; kính tế gia đình của các hộ ngày càng phát triển, đời sống ổn định, và còn tạo thêm việc làm cho một số người dân trên địa bàn. Hiện nay, việc sản xuất bánh đa phở của người dân vẫn là tự phát; sản xuất nhỏ lẻ, chưa có định hướng. Nguyện vọng của những hộ làm nghề là muốn được chính quyền địa phương quan tâm, hướng dẫn, giúp đỡ họ thành lập một hợp tác xã nhỏ chuyên sản xuất bánh đa phở; vừa để mở rộng, phát triển quy mô sản xuất; vừa để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ nhau giữa các hộ làm nghề.
Trao đổi vấn đề này với bà Lò Thị Dương - Phó Chủ tịch UBND xã Thanh An, được biết: Hiện nay trên địa bàn xã Thanh An cũng có một số thôn, bản sản xuất bánh đa phở, bún khô, miến dong…
Nhưng tập trung và sản xuất nhiều chủ yếu ở thôn Hoàng Công Chất. Hiện nay bà con đang tích cực sản xuất hàng để cung cấp cho thị trường tết. Trước đây, xã cũng đã có ý tưởng thành lập một hợp tác xã nhỏ chuyên sản xuất bánh đa phở, bún khô… Nhưng nhận thấy nhiều bà con làm nghề vẫn chưa hiểu rõ và thấy được lợi ích của việc thành lập hợp tác xã nên bà con không mặn mà. Chủ trương của xã tới đây sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động để bà con làm nghề hiểu và tham gia mô hình hợp tác xã chuyên sản xuất bún, bánh. Nếu làm được việc này, thứ nhất là có lợi cho bà con, thứ hai là việc thành lập hợp tác xã cũng là một trong những tiêu chí để xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới.
Nếu tương lai “làng nghề” phát triển lên nữa, thì việc đăng ký thương hiệu, tạo “lôgô” sản phẩm... để theo kịp phương thức làm ăn thời hội nhập, là điều cần phải tính đến. Đặc biệt, theo ý kiến chủ quan của chúng tôi, một khi sợi bánh phở của thôn Hoàng Công Chất lại bằng cách nào đó gắn kết với uy tín gạo Mường Thanh, thì hy vọng “làng nghề” Thanh An sẽ phát triển hơn nhiều, đời sống người làm nghề cũng cao hơn nhiều...
Bài và ảnh Linh Giang
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng gốm Thanh Hà
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lâm Đồng: Bảo tồn và phát triển Làng nghề thổ cẩm K’Long
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chương trình OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề
10:01 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giỗ Tổ ngành tóc Việt Nam 2025: Tri ân tiền nhân, gắn kết cộng đồng
10:01 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất
10:23 | 20/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gốm Kim Lan - Di sản trường tồn cùng thời gian
10:43 | 19/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Những tác phẩm nghệ thuật độc đáo ở Làng Củi Lũ
10:41 | 19/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bàn tay vàng trong nghệ thuật khảm xà cừ - Từ tinh xảo đến tinh hoa
10:11 | 17/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thúc đẩy kinh tế từ mô hình làng nghề
10:05 | 17/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng
09:04 | 14/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề chuối khô Cà Mau
09:00 | 14/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

An Giang: Sức sống mới ở làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer
09:57 | 13/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hải Dương: Đưa bánh đa Lộ Cương vươn xa
09:49 | 13/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ An: Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái
09:45 | 13/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Làng nghề truyền thống đan đát Trung Chánh mang sắc thái, hình dáng đặc trưng riêng
08:52 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Đình Hậu: Sắc màu truyền thống và tinh hoa Cốm Làng Vòng
08:51 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Vĩnh Phúc: Phát triển và bảo tồn các làng nghề truyền thống: Thực trạng và giải pháp
08:50 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hải Phòng: Phát huy bản sắc, giá trị làng nghề
08:49 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề đan lát ở Vĩnh Long
13:43 | 07/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bình Định triển khai các công việc với tinh thần “3 có và 2 không”
14:33 Tin tức

TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN 2 NGA SƠN TÍCH CỰC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM
14:32 Tin tức

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Truyền hình là nhịp đập của trái tim, tiếng nói của thời đại
08:32 Tin tức

TP. Buôn Ma Thuột xây dựng mô hình mẫu về nông nghiệp đô thị
08:32 Nông thôn mới

Sản phẩm OCOP 5 sao vươn ra thế giới
08:31 OCOP









