Hà Nội: 15°C Hà Nội
Đà Nẵng: 20°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 25°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 16°C Thừa Thiên Huế

Làng lươn lớn nhất xứ Nghệ hối hả hoàn thành đơn hàng Tết

LNV - Làng Phan Thanh, nằm ở vùng trũng cuối xã Long Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An), những ngày này, người dân đang tập trung vào việc sơ chế các sản phẩm từ lươn để phục vụ Tết. Những ngày này, người dân làng Phan Thanh tất bật với những đơn hàng Tết. Hơn 50 gia đình theo nghề với hàng trăm tấn lươn bỏ cho thương lái tỏa đi muôn nơi.
Thơm lừng lươn Phan Thanh

Những ngày cận Tết đến làng Phan Thanh, mùi thơm từ hành tăm thoang thoảng tỏa ra từ những khu bếp của người dân. Mặc dù làm việc trong thời tiết se lạnh nhưng trong mỗi người dân đều rất háo hức, mong chờ một cái Tết đầm ấm, sung túc bằng nguồn tiền thu về từ nghề chế biến lươn.

Hơn 20 năm qua, Phan Thanh phát triển thành làng chế biến lươn lớn nhất tỉnh Nghệ An.

Làng Phan Thanh được xem là nơi chế biến các sản phẩm từ lươn lớn nhất tỉnh Nghệ An.
Làng Phan Thanh được xem là nơi chế biến các sản phẩm từ lươn lớn nhất tỉnh Nghệ An.

Nhờ nghề chế biến, đời sống người dân ở đây trở nên khấm khá, nhiều gia đình vươn lên giàu có. Các cơ sở chế biến còn tạo việc làm cho hàng trăm phụ nữ, với mức thu nhập từ 5 - 7 triệu đồng/tháng. Phụ phẩm từ lươn cũng được tận dụng để làm thức ăn cho gia súc gia cầm. Năm 2022, tỉnh Nghệ An ra quyết định công nhận Phan Thanh là Làng nghề chế biến lươn.

Cơ sở chế biến lươn của anh Nguyễn Minh Thao, 32 tuổi, ở đầu làng Phan Thanh, với hàng chục nhân công đang bận rộn với những mẻ lươn vàng óng. Anh Thao cho biết, từ đầu tháng 11 âm lịch cơ sở bắt đầu sơ chế phục vụ tết, đến khoảng ngày 20/12 (âm lịch) là cơ sở sản xuất với số lượng nhiều. Mỗi ngày, anh Thao thu mua 3 đến 5 tạ lươn sống, sau đó thuê 12 - 15 người làm 8 tiếng, trả công 170.000 - 350.000 đồng để sơ chế, ướp, đóng gói bao bì, giao dịch...

Ông Nguyễn Văn Hiến, trưởng làng nghề lươn Phan Thanh cho biết, nhiều năm trước, ông mở cơ sở chế biến khi nhận thấy đây là nhu cầu của hầu hết các chủ quán ăn, nhà hàng. Hiện mỗi ngày, ông Hiến nhập về rồi xuất đi các địa phương trong cả nước khoảng 3 - 4 tấn lươn thịt.

Hiện nay lươn được nhập về từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước, trước đây chủ yếu là lươn đồng, nhưng giờ hầu hết làm lươn nuôi. Theo ông Hiến, lươn đồng ngon nhất vẫn là lươn được đánh bắt ở Nghệ An, Hà Tĩnh và Thanh Hóa. Loại này nhỏ con nhưng săn chắc, dai thịt.

Anh Nguyễn Minh Thao cho biết, mỗi ngày cơ sở của anh thu mua, chế biến từ 3 đến 5 tạ lươn sống.
Anh Nguyễn Minh Thao cho biết, mỗi ngày cơ sở của anh thu mua, chế biến từ 3 đến 5 tạ lươn sống.

Thêm "áo mới" cho lươn

Chế biến lươn không chỉ giúp bảo quản lươn tươi lâu hơn khi cấp đông, mà theo anh Nguyễn Minh Thao, việc chế biến giúp cho hương vị được thơm, ngon hơn. Lươn Phan Thanh được sơ chế thành hai loại chính: lươn phi lê (lươn cuộn thịt) và lươn ướp (hấp chín) dùng để nấu cháo, súp.

Lươn sau khi rửa sạch, cắt bỏ đầu, ruột và ướp với nghệ tươi cùng một số gia vị. Trước khi chế biến thành sản phẩm hoàn chỉnh, lươn sẽ được luộc chín trong hệ thống nồi điện. Công đoạn luộc này rất quan trọng, giúp lươn giữ được vị ngọt tự nhiên, thơm ngon, đồng thời tránh tình trạng bị bở nát khi thực hiện các công đoạn tiếp theo.

Lươn sau khi luộc sẽ được gỡ bỏ sạch xương sống. Công đoạn này cần sự khéo léo, nhẫn nại, bởi vậy, chủ yếu do phụ nữ đảm nhận. Với một chiếc móng tự chế từ đoạn ống nhựa và bằng một động tác nhẹ nhàng, người thợ sẽ luồn móng nhựa vào, tách phần xương sống, chuốt một đường theo chiều dài của con lươn.

Lươn phi lê chủ yếu được chế biến thành các món như chả cuộn, nướng, xào sả ớt, om chuối đậu... Trong số đó, món lươn cuộn thịt là công phu nhất.

Làng Phan Thanh hiện nay có 51 gia đình làm nghề sơ chế, bán các sản phẩm từ lươn. Ngoài ra, còn có hơn 100 hộ nuôi lươn không bùn, đi bắt và thu mua lươn sống nhập cho các cơ sở chế biến trong và ngoài xã. Sản phẩm làm xong được bỏ trong tủ cấp đông bảo quản. Lươn ướp bán 270.000 đồng/kg, lươn cuộn thịt gói 18 viên 100.000 đồng, bịch lươn sấy 200 gram là 230.000 đồng...

Sản phẩm lươn cuộn thịt và lươn ướp được người dân làng Phan Thanh đóng gói để bán đi các thị trường trong nước và xách tay ra nước ngoài.
Sản phẩm lươn cuộn thịt và lươn ướp được người dân làng Phan Thanh đóng gói để bán đi các thị trường trong nước và xách tay ra nước ngoài.

Anh Nguyễn Minh Thao cho biết, ngoài việc cung cấp sản phẩm cho các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn Nghệ An, các sản phẩm chế biến từ lươn của làng Phan Thanh còn được tiêu thụ ở Hà Nội, Hạ Long, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Bình Dương, TP.HCM. Lươn còn theo khách hàng tới một số nước như Đức, Anh, Hàn Quốc... phục vụ người Việt xa quê. Trung bình mỗi tháng, cơ sở của anh tiêu thụ khoảng 6 - 7 tấn lươn đã qua sơ chế.

Thời gian tới, anh Thao dự định mở rộng sản phẩm, chế biến thêm các món mới như mì tôm lươn, miến lươn, cháo lươn ăn liền để phục vụ nhu cầu của thị trường.

Hiện các món ăn từ lươn chế biến sẵn của gia đình anh Thao và nhiều hộ dân nơi đây đã được cấp chứng nhận sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm).

Ông Nguyễn Văn Đề, Chủ tịch UBND xã Long Thành cho biết, từ một công việc thời vụ trong mùa nông nhàn, sơ chế lươn đã trở thành nghề chính của nhiều gia đình tại Phan Thanh, giúp 500 - 600 người dân trong xã có thu nhập ổn định. Hiện tại, hơn 50 gia đình ở làng nghề Phan Thanh đã mở xưởng sơ chế, mỗi ngày trung bình bán được từ 3 - 5 tạ lươn thành phẩm, với lợi nhuận khoảng 50 - 60 triệu đồng mỗi tháng, sau khi trừ chi phí nhân công, nguyên liệu và vật tư.

Theo ông Đề, chính quyền sẽ tiếp tục tăng cường tập huấn khoa học kỹ thuật, khuyến khích người dân tập trung bán hàng trên các sàn thương mại điện tử, xây dựng thêm cơ chế và chính sách để lươn Phan Thanh sớm được bán ra quốc tế bằng đường chính ngạch.

Hoàng Trinh

Tin liên quan

Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối

Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối

LNV - Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, nỗ lực sáng tạo vượt lên mọi khó khăn, hành trình khởi nghiệp của vợ chồng chị Trang đang là câu chuyện “kiểu mẫu” về khởi nghiệp, truyền cảm hứng, tạo động lực cho giới trẻ trong việc cố gắng, khát khao vươn lên thành công bằng nghị lực của bản thân.

Tin mới hơn

Phú Thọ: Cô gái Mường đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Phú Thọ: Cô gái Mường đưa sản phẩm OCOP vươn xa

OVN - Từ món thịt chua - thức ăn dân dã của người Mường, chị Thu Hoa tự mày mò, học hỏi, gây dựng thương thiệu Trường Foods nổi tiếng, lan tỏa đặc sản quê hương Phú Thọ tới người dân mọi miền.
Làng lươn lớn nhất xứ Nghệ hối hả hoàn thành đơn hàng Tết

Làng lươn lớn nhất xứ Nghệ hối hả hoàn thành đơn hàng Tết

LNV - Làng Phan Thanh, nằm ở vùng trũng cuối xã Long Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An), những ngày này, người dân đang tập trung vào việc sơ chế các sản phẩm từ lươn để phục vụ Tết. Những ngày này, người dân làng Phan Thanh tất bật với những đơn hàng Tết. Hơn 50 gia đình theo nghề với hàng trăm tấn lươn bỏ cho thương lái tỏa đi muôn nơi.

Tin khác

Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại

Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại

OVN - Nhắc đến nước mắm Phan Thiết nói riêng và Bình Thuận nói chung, không chỉ những người trong nước mà cả nước ngoài đều tấm tắc khen hương vị đặc biệt thơm ngon, đậm đà khi đã một lần dùng thử. Có lẽ nhờ bí quyết ủ chượp và chiều dài lịch sử hơn 300 năm, đã kết tinh nên thương hiệu nước mắm Phan Thiết.
Hưng Yên: Sản phẩm OCOP cam Bố Hạ “Tưng bừng” chào Tết

Hưng Yên: Sản phẩm OCOP cam Bố Hạ “Tưng bừng” chào Tết

LNV - Với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng đặc biệt, xã Tam Đa (huyện Phù Cừ) đã và đang trở thành một trong những địa phương tiêu biểu về các mặt hàng nông sản, đặc biệt là sản phẩm OCOP cam Bố Hạ. Đến hẹn lại lên, mỗi dịp cuối năm người dân nơi đây lại “phấn khởi” bước vào vụ thu hoạch để cung cấp những trái cam đạt chất lượng cao phục vụ cho thị trường Tết Nguyên Đán.
TP.Hồ Chí Minh: Người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt

TP.Hồ Chí Minh: Người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt

LNV - Từ ngày 20 - 22/12, chương trình “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” với chủ đề “Lễ Hội Nông Sản” lần thứ I đã thu hút đông đảo người dân và du khách ghé thăm, mua sắm.
TP.Hồ Chí Minh: Thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ hỗ trợ sản phẩm OCOP

TP.Hồ Chí Minh: Thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ hỗ trợ sản phẩm OCOP

OVN - Báo cáo từ Sở Công Thương TP. HCM, tính đến tháng 12/2024, địa phương dẫn đầu về số lượng website và ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT), chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số các tỉnh thành trên khắp cả nước. Qua đó, góp phần thúc đẩy các ngành hàng, đặc biệt là sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Ninh Thuận: Công nhận thêm 84 sản phẩm OCOP

Ninh Thuận: Công nhận thêm 84 sản phẩm OCOP

OVN - Mới đây, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành quyết định công nhận 84 sản phẩm của các chủ thể đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 đến 4 sao. Đây là kết quả từ chương trình đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2024, nhằm nâng cao chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh của các đặc sản địa phương trên thị trường.
Phú Yên: Chương trình OCOP làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn

Phú Yên: Chương trình OCOP làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn

OVN - Sau 5 năm triển khai thực hiện, Chương trình OCOP cho ra đời 377 sản phẩm OCOP chất lượng, uy tín, chinh phục được người tiêu dùng. Tỉnh Phú Yên xác định Chương trình OCOP là bước đi quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn.
Điện Biên: OCOP - Cầu nối đưa nông sản lên tầm cao mới

Điện Biên: OCOP - Cầu nối đưa nông sản lên tầm cao mới

OVN - Nhằm phát huy tiềm năng và lợi thế sẵn có, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã tích cực triển khai chương trình OCOP, qua đó nâng cao giá trị sản phẩm địa phương, thúc đẩy sản xuất phát triển và tạo động lực quan trọng cho chương trình xây dựng nông thôn mới.
Hà Nội: Đánh giá, phân hạng 606 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên trong năm 2024

Hà Nội: Đánh giá, phân hạng 606 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên trong năm 2024

OVN - Theo thống kê của UBND TP. Hà Nội, đến hết năm 2024, 30 quận, huyện, thị xã đã thực hiện đánh giá, phân hạng được 606 sản phẩm từ 3 sao OCOP trở lên của 239 chủ thể. Con số này bằng gần 152% so với kế hoạch đề ra từ đầu năm 2024...
Lễ hội nông sản tại thành phố Hồ Chí Minh

Lễ hội nông sản tại thành phố Hồ Chí Minh

LNV - Sáng ngày 20/12, tại trụ sở Văn phòng Liên cơ quan Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã diễn ra lễ khai mạc chương trình “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” với chủ đề “Lễ hội Nông sản”.
Cả nước có hơn 14.000 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên

Cả nước có hơn 14.000 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên

LNV - Đến nay, cả nước có hơn 14.000 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) đạt 3 sao trở lên và trong số hơn 7.000 chủ thể OCOP, có hơn 2.000 hợp tác xã (HTX) có sản phẩm OCOP.
Hà Nội: Đánh thức lợi thế, nhân giá trị sản phẩm OCOP

Hà Nội: Đánh thức lợi thế, nhân giá trị sản phẩm OCOP

LNV - Hà Nội đang đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo vùng chuyên canh, đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho khoảng 10 triệu dân sinh sống trên địa bàn Thủ đô; một phần cung cấp cho các địa phương khác và hướng đến xuất khẩu.
Nuôi hươu lấy nhung: Điểm sáng kinh tế của Hương Sơn

Nuôi hươu lấy nhung: Điểm sáng kinh tế của Hương Sơn

LNV - Ngành nuôi hươu lấy nhung tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, đã và đang phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực của địa phương. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và sự chăm sóc kỹ lưỡng của người dân, nghề nuôi hươu không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định mà còn góp phần nâng cao đời sống kinh tế và xã hội, khẳng định vị thế của Hương Sơn là "thủ phủ hươu nhung" của cả nước.
“Rượu Sâm Báo An Tâm” - Thương hiệu OCOP xứ Thanh

“Rượu Sâm Báo An Tâm” - Thương hiệu OCOP xứ Thanh

OVN - Rượu Sâm Báo An Tâm là sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao, do UBND tỉnh Thanh Hóa cấp giấy chứng nhận năm 2023, đến nay sản phẩm Rượu Sâm Báo An Tâm của Lương y Đỗ Quang Dũng - Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh rượu An Tâm (Khu 3 thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) đang tiếp tục khảng định chất lượng và thương hiệu, từng bước vươn ra thị trường để đến với người tiêu dùng.
Thừa Thiên Huế: Tập trung xây dựng bún Vân Cù thành sản phẩm OCOP chủ lực của địa phương

Thừa Thiên Huế: Tập trung xây dựng bún Vân Cù thành sản phẩm OCOP chủ lực của địa phương

OVN - Vân Cù, một làng nghề thủ công truyền thống làm bún nổi tiếng ở Thừa Thiên Huế, đã tồn tại và phát triển qua hàng trăm năm lịch sử. Nơi đây không chỉ lưu giữ nét văn hóa đặc sắc của vùng đất Cố đô mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm bún chất lượng cao cho thị trường.
Bình Định có 497 sản phẩm đạt hạng OCOP

Bình Định có 497 sản phẩm đạt hạng OCOP

LNV - Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Định có 497 sản phẩm đạt hạng OCOP, trong đó có 451 sản phẩm đạt hạng OCOP 3 sao (chiếm tỷ lệ 90,74%), 46 sản phẩm đạt hạng OCOP 4 sao (chiếm tỷ lệ 9,26%).
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Liệp dự kiến xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2025 – 2030

Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Liệp dự kiến xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2025 – 2030

LNV - Trung tâm điều phối nông thôn mới huyện Quốc Oai đánh giá Ngọc Liệp đạt 16/19 tiêu chí Nông thôn mới nâng cao. Theo đó, Ngọc Liệp đang trong diện phê duyệt và xây dựng xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2025 – 2030.
Phú Thọ: Cô gái Mường đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Phú Thọ: Cô gái Mường đưa sản phẩm OCOP vươn xa

OVN - Từ món thịt chua - thức ăn dân dã của người Mường, chị Thu Hoa tự mày mò, học hỏi, gây dựng thương thiệu Trường Foods nổi tiếng, lan tỏa đặc sản quê hương Phú Thọ tới người dân mọi miền.
Rắn trong nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Việt Nam

Rắn trong nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Việt Nam

LNV - Nhắc đến rắn, chúng ta có thể hình dung ra một loại động vật bò sát có máu lạnh với những nét uốn lượn mềm mại khi chúng di chuyển. Tuy nhiên đâu phải sợ là không gặp, hoặc không có cơ hội được thấy, nhất là ở miền nam Việt Nam. Bắt rắn, ăn rắn, làm thuốc rắn, rượu rắn, cao rắn, kể chuyện về rắn, tất cả những điều này đã trở thành một nét văn hoá sâu đậm trong đời sống của người bình dân Việt Nam.
Hải Phòng: Hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất đối với cơ sở công nghiệp nông thôn

Hải Phòng: Hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất đối với cơ sở công nghiệp nông thôn

LNV - Từ nguồn vốn khuyến công, Trung tâm đối ngoại và quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Hải Phòng đã triển khai thực hiện hiệu quả các đề án nhóm “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất” đối với các cơ sở công nghiệp nông thôn tại thành phố Hải Phòng trong năm 2024, với tổng kinh phí hơn 1,2 tỷ đồng.
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu

Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu

LNV - Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, ông Đặng Khánh Duy, Tổng giám đốc điều hành (CEO) Công ty TNHH Tân Nhiên - Chủ thể đầu tiên của tỉnh Tây Ninh có sản phẩm đạt OCOP 5 sao đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động