Làng gốm truyền thống miền Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng (Kỳ I)
Nguồn đất sét: Là thành phần chính để tạo ra gốm. Đất sét phải có chất lượng tốt và phù hợp để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đất sét các làng miền Trung chủ yếu là dòng terracotta, thuộc nhánh đất sét thứ cấp, màu đất sét vàng, chịu được nhiệt độ nung 700- 10000C. Đất sét được các thợ gốm sử dụng để làm đồ gốm. Nó có thể là một nguồn tự nhiên như lòng sông hoặc mỏ đá gần đó, hoặc nó có thể được dự trữ sau khi được đào và xử lý. Trong nghề gốm truyền thống, đất sét các loại là tài nguyên quan trọng để tạo tác nên sản phẩm. Đất vùng Quảng Nam tạo nên gốm đỏ, đất vàng ở Phú Yên tạo nên gốm sứ Quảng Đức, đất ngà nâu ở Bình Thuận tạo nên gốm Bàu Trúc và Gốm Gọ, đất màu tro ở Thừa Thiên Huế tạo nên gốm Phước Tích, Mỹ Xuyên màu nâu sành. Chính nhờ những loại đất sét đa dạng nên sản phẩm gốm miền Trung hết sức phong phú và có giá trị phổ cập dân dụng cao. Đôi khi, các làng gốm cần sử dụng các nguyên liệu phụ trợ như gạch, cát, tro, quặng hoặc thạch anh để cải thiện độ bền và màu sắc của gốm.
Các sản phẩm của gốm Mỹ Thiện ở Quảng Ngãi chủ yếu là đồ gia dụng |
Nguồn nước: Nước là yếu tố quan trọng để chế tạo gốm, đặc biệt là trong quá trình trộn và làm mềm đất sét. Việc các làng gốm nằm cạnh các con sông và nhiều ao hồ đã tạo ra nguồn nước dồi dào cho các làng gốm;
Bầu trời: Trong các làng gốm, công tác phơi khô sản phẩm là quan trọng, và tốn nhiều thời gian, các hộ và cơ sở sản xuất đều có những sân lớn để phơi và sản xuất sản phẩm, tạo nên những khoảng không bầu trời rất đặc trưng, và giá trị ở những làng gốm. Tại các cộng đồng dân cư, các hộ có thể chia sẻ và sử dụng chung sân phơi để tận dụng hiệu quả. khi cần thiết. Các làng gốm truyền thống thường thiếu các tiện nghi như điện và nước sinh hoạt, vì vậy điều quan trọng là tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên và lưu thông không khí để cải thiện môi trường sống của người dân. Trong đó thường chú trọng việc xây dựng các cửa sổ để đón ánh sáng và không khí trong lành;
Hệ thống sông hồ: Làng gốm đều ở cạnh sông để thuận tiện cho giao thông nên phụ thuộc dòng chảy. Yếu tố sông nước hết sức quan trọng trong nghề gốm ở tất cả các khâu. Việc khai thác đất phải dựa vào sông nước. Đây là điều kiện thuận lợi cho chuyên chở đất, sản phẩm gốm. Sông cũng là nơi cung cấp thủy sản phục vụ đời sống. Người làm gốm luôn gắn bó với sông nước, coi sông nước là chỗ dựa quan trọng cho nghề. Vì thế, một số LGTT đều có miếu thờ các vị thần sông nước.
Gốm Mỹ Thiện có cốt từ đất sét. |
Giao thông, khoảng cách địa lý: Việc kết nối khoảng cách đến các trung tâm đô thị, các di sản văn hóa, điểm du lịch nổi tiếng là quan trọng, để từ đó thúc đẩy đầu ra cho sản phẩm gốm, thị trường tiêu thụ, liên kết nguồn nhân lực. Miền Trung hiện nay có lợi thế về số lượng di sản quốc gia và thế giới nên việc giao thông thuận tiện kết nối từ làng gốm đến các điểm du lịch, di sản văn hóa sẽ thuận lợi cho việc tổ chức tour, tuyến đến các điểm du lịch;
Không gian kiến trúc của làng gốm truyền thống phổ biến có diện tích hẹp, người đông, chật chội… nếu có chung không gian với các nghề thủ công truyền thống khác thì lại càng bất lợi, rất khó cho thao tác kỹ thuật và áp dụng công nghệ tiên tiến. Tuy vậy, làng gốm truyền thống đã tạo dựng được những cảnh quan sinh thái nhân văn của làng nghề gốm và còn kết hợp bảo tồn được cấu trúc không gian của làng cổ. Ngoài ra, các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể vẫn còn được bảo lưu gìn giữ tốt, lưu truyền từ đời này sang đời khác, đặc biệt là còn tồn tại được nếp sống, lối sống của người dân địa phương tạo thành nền tảng quan trọng cho phát triển du lịch. Các công trình kiến trúc cụ thể như đình, chùa, miếu, giếng, am, nhà ở, nhà thờ tộc, đường làng, cổng làng-cổng nhà… đều là các di sản văn hóa đặc biệt, hàng ngày đang có nguy cơ chịu sự va đập trực tiếp và sức ép của tinh thần đô thị hóa, hiện đại hóa. Di sản vật thể vốn đan xen tồn tại ngay cạnh từng bức tường nhà riêng, với lối đi của từng gia đình, từng thôn xóm và gắn bó mật thiết, là hình ảnh không thể thiếu khi nói đến một làng gốm truyền thống. Bên cạnh khối lượng lớn di sản vật thể, người dân là lực lượng sản sinh, sử dụng, bảo tồn và chính họ lại không ngừng bổ sung cái “Hồn” của làng gốm truyền thống. Trong thời đại mới hiện nay, trước nhu cầu hòa nhập, hiện đại hóa và đô thị hóa, làng nghề gốm truyền thống lại đang đứng trước thách thức tất yếu là muốn tiếp tục tồn tại thì phải phát triển, muốn phát triển thì lại phải quy hoạch không gian làng cho khoa học chỉn chu theo từng thực tế yêu cầu cụ thể. Như vậy, làng luôn luôn chấp nhận sự điều tiết, quy hoạch và coi đó là quy luật tất yếu của sự phát triển.
Từ những đặc trưng cơ bản của không gian, làng gốm truyền thống đặc biệt thích hợp và sẽ đáp ứng phù hợp với quy hoạch về không gian sinh thái nhân văn, về cấu trúc không gian làng cổ, bao gồm hệ thống di sản vật thể và về cả con người.
Tin liên quan
Khuyến công Đà Nẵng: Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ
14:15 | 21/11/2024 Khuyến công
Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến
14:18 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phụ nữ Nghệ An bảo tồn và phát huy nghề truyền thống
15:53 | 12/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn
Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?
08:56 | 14/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu
13:43 | 07/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
08:50 | 04/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Marketing, xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
09:26 | 25/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng - Tầm nhìn tương lai
13:48 | 11/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu
09:55 | 30/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác
Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước
11:18 | 16/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch
17:27 | 13/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc
11:04 | 11/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực
11:21 | 10/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống miền Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng (Kỳ I)
10:44 | 01/08/2024 Nghiên cứu trao đổi
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề
15:14 | 26/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại
07:36 | 25/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Gốm cổ Quảng Đức di sản văn hóa tiêu biểu
14:26 | 11/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tìm giải pháp phát triển làng nghề gắn với văn hóa, du lịch
09:11 | 05/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cuốn sách của tư duy, tầm nhìn và sự tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam
09:54 | 24/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dát vàng bạc quì làng Kiêu Kỵ
09:10 | 18/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Khai thác nguồn lực phát triển kinh tế làng nghề tại Thủ đô
09:28 | 13/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cần nâng tầm các sản phẩm làng nghề, lưu giữ giá trị văn hóa - lịch sử
10:45 | 07/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Marketing bán hàng online cho sản phẩm gốm bát tràng
10:07 | 30/05/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề và Làng nghề truyền thống
09:22 | 16/05/2024 Nghiên cứu trao đổi
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa
14:19 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Xây dựng Nghị quyết quy định mức chi các hoạt động khuyến công
14:19 Khuyến công
Huyện Quốc Oai (Hà Nội): Xã Đồng Quang coi trọng công tác xã hội, giữ vững an ninh trật tự
14:19 Nông thôn mới
Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến
14:18 Làng nghề, nghệ nhân