Lâm Đồng: Làng nghề làm nhẫn bạc của người Churu
Từ thành phố Đà Lạt, đi theo quốc lộ 20 là hướng đến làng quê mang tên Ma Đanh thuộc xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng – Nơi tạo ra những chiếc nhẫn bạc tinh xảo của người Churu. Nhẫn bạc là trang sức truyền thống của đồng bào ChuRu và nhiều dân tộc khác ở Lâm Đồng. Đóng vai trò quan trọng lễ cưới truyền thống của người Churru nơi đây. Mỗi chiếc nhẫn đều chứa đựng biết bao tâm huyết và sự dụng tâm của nghệ nhân. Tuy nhiên, thời gian qua, không còn nhiều người gắn bó với nghề làm nhẫn. Hiện chỉ còn gia đình anh Kajong Ja Tuất, vợ Ma Wen và con trai Ja Thương là vẫn bám trụ và duy trì nghề truyền thống này.
Theo như lời nghệ nhân Ya Tuất, nghề làm nhẫn bạc có từ lâu đời và chỉ được truyền dạy cho con cháu trong làng. Đặc biệt, những chiếc nhẫn làm ra tại đây lại mang hai tên gọi khác nhau dành riêng cho mỗi giới sử dụng. Cụ thể, chiếc nhẫn mang tên “Srí K’may” dành cho nữ giới, còn “Srí L’cay” dành cho nam giới. Theo phong tục, ngoài cặp nhẫn cưới của đôi uyên ương, phía nhà gái phải trao nhẫn bạc cho những người chủ chốt trong họ hàng nhà trai. Vì vậy, cứ mỗi đám, Ya Tuất nhận đúc từ 10 đến 15 cặp nhẫn, có đám họ hàng nhà trai đông thì làm đến 50 cặp. Và không biết tự lúc nào, người ta đã gọi Ya Tuất là người làm kỷ vật se duyên cho những lứa đôi.
Nghệ nhân Ya Tuất đang làm nhẫn bạc.
Công phu trong từng công đoạn
Công đoạn làm ra những chiếc nhẫn này khá phức tạp và chứa nhiều điều ly kỳ. Để đúc một chiếc nhẫn bạc, công đoạn đầu tiên mà cũng quan trọng nhất là làm khuôn. Từ các loại vật liệu tự nhiên như: sáp ong, phân trâu, đất bùn, lá dứa… nghệ nhân tạo một khuôn nhẫn âm bản có đầy đủ họa tiết hoa văn. Trong đó, khuôn nhẫn đực có nhiều hoa văn tỉ mỉ, mặt nhẫn đính hạt Kơ-nia màu đỏ, còn nhẫn cái thì hoa văn nhẹ nhàng hơn. Đất sét cũng phải lấy ở một nơi bí mật trong rừng, chỉ nghệ nhân mới biết. Củi đốt là một loại cây rừng có tên kasiu, nếu đốt bằng các loại củi khác, nhẫn sẽ bị nứt, gãy.
Quy trình chế tác hoàn toàn bằng thủ công, ngoài chất liệu bạc còn có các chất liệu khác như hạt kơnia, lông đuôi voi và phương tiện chế tác là đất bùn, phân trâu, sáp ong, lá dứa rừng, nước bồ kết…
Theo nghệ nhân Ja Tuất, quy trình chế tác còn phải dựa vào nhiều kinh nghiệm về thời tiết, thời gian… Nhẫn bạc Churu chủ yếu phục vụ các lễ cưới hỏi của đồng bào các dân tộc bản địa như ChuRu, Raglai… ở Tây Nguyên, Ninh Thuận và một số ít bán cho du khách. Cứ vào mùa cưới là nhà Ya Tuất như có hội, khách khứa nườm nượp ra vào. Nghệ nhân Ya Tuất cho biết anh làm nhẫn bạc quanh năm, nhưng cao điểm nhất là vào mùa cưới của người Churu, kéo dài từ tháng 10 đến giáp Tết.
Tuy công đoạn làm nhẫn rất phức tạp và nghề làm nhẫn không mang lại nhiều kinh tế cho người Churu nhưng người nghệ nhân vẫn không bỏ nghề vì theo anh, chiếc nhẫn bạc luôn đem lại nhiều niềm vui, may mắn cho người sử dụng. Chiếc nhẫn được xem như một món quà thể hiện lời chúc phúc để người Churu tặng nhau trong các dịp lễ Tết và hội hè. Còn đối với các cặp trai gái người Churu, nhẫn bạc Srí K’may, Srí L’cay lại như một tín vật thiêng liêng thể hiện lời thề chung thủy. Họ tặng nhẫn cho nhau để tỏ tình, trao nhẫn cho nhau trong lễ cưới dưới sự chứng kiến của hai bên gia đình.
Năm 2013, UBND tỉnh Lâm Đồng có quyết định công nhận nghề làm nhẫn bạc của dân tộc ChuRu xã Tu Tra, huyện Đơn Dương đạt tiêu chí nghề truyền thống, sản phẩm của nghề này là đồ mỹ nghệ được chế tác từ bạc. Sau khi được công nhận, nghề này sẽ được hưởng các chính sách khuyến khích về mặt bằng sản xuất, đầu tư tín dụng, xúc tiến thương mại, khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực theo Nghị định 66 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. Đây là tín hiệu đáng mừng của nghề truyền thống làm nhẫn bạc với hi vọng có thể vực dậy làng nghề độc đáo nên xử sở sương mù này.
Bài và ảnh Mộc Tâm
Tin liên quan
Tin mới hơn
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Rèn Đa Sỹ - Top 10 thương hiệu quốc gia
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân
15:00 | 02/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá
23:50 | 01/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Xã Sơn Đông, TX Sơn Tây (Hà Nội): Tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"
23:38 | 30/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nhọc nhằn nghề trồng dâu nuôi tằm Hồng Đô
09:53 | 29/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cảnh báo nguy cơ cháy nổ tại các làng nghề dịp cuối năm
09:08 | 28/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
“Hội An - Làng nghề lên số” đạt giải thưởng quốc tế Kotler Awards 2024
09:08 | 28/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ninh Bình: Xã Khánh Dương đón nhận Bằng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
11:46 | 27/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bảo tồn, phát triển nghề và làng nghề vùng hồ Thác Bà
09:43 | 27/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Huyện Gia Lâm phát triển du lịch xanh gắn với làng nghề
11:01 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Về làng “May mặc đệ nhất Hà thành”
11:00 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thu hút 120.000 nghệ nhân, chuyên gia và 3.000 nhà khoa học vào trường nghề
11:00 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ngọt ngào mùa nhãn quê tôi
10:59 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Khai mạc triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”
14:13 | 24/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến
14:18 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029
09:23 | 18/11/2024 Tin tức
Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống
14:04 Đào tạo nghề
Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn
14:03 Đào tạo nghề
Phú Yên: OCOP góp phần phát triển kinh tế nông thôn
10:45 OCOP
Bình Định: Phát triển du lịch Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu
10:43 Du lịch làng nghề
Chị Nguyễn Thị Thanh Nga – Hành trình xây dựng thương hiệu Yến Sào Thiên Nga
10:43 Tin tức