Khát vọng giữu gìn văn hóa trà của nghệ nhân xứ Huế
Tiến sĩ Trần Thị Thanh Nhị với tình yêu văn hóa trà.
Di Nhiên Trà Thất - Hương trà phảng phất đất Cố Đô
Nghệ nhân Trần Thị Thanh Nhị sinh năm 1985, quê ở Quảng Bình, hiện đang sinh sống tại bờ Bắc dòng sông Hương (TP. Huế), hiện là giảng viên Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Huế, chủ Di Nhiên Trà Thất. Năm 2019, Trần Thị Thanh Nhị tham gia Cuộc thi pha chế trà Việt Nam (Tea Master Cup Viet Nam), chị vượt qua 20 nghệ nhân trong cả nước, giành giải nhất phần thi “Trà và đồ ăn kèm”. Tiến sĩ Trần Thị Thanh Nhị là một trong ba nghệ nhân của Việt Nam được chọn tham gia cuộc thi pha chế trà thế giới năm 2020 tổ chức tại Trung Quốc.
Nằm trong một kiệt (ngõ) nhỏ (3/26, Nguyễn Thiện Thuật, Thuận Hòa, Thành phố Huế) nhưng bao giờ đến Di Nhiên Trà Thất cũng thấy có đông khách ngồi thưởng trà trong quán và nghe nghệ nhân Di Nhiên say sưa nói về trà và tình yêu dành cho Sông Hương xứ Huế.
Chúng tôi đến Di Nhiên Trà Thất vào một đêm tháng Sáu nóng bức, chị Nhị ra chào khách bằng nụ cười tươi rói. Sau khi xem qua một lượt những loại trà bánh trong menu được trang trí tinh tế, chúng tôi chọn Trà Tiên Khí. Trong thời gian đợi trà, chị Nhị tiếp chúng tôi bằng những mẩu chuyện nhỏ về bản thân, về công việc, về nghệ thuật uống trà. Không phải người gốc Huế, song chị Nhị lại dành cho dòng Sông Hương và Huế một tình yêu mãnh liệt, đặc biệt là những nét văn hóa xưa cổ. Sau nhiều năm nghiên cứu về văn hóa trà của người Việt, chị Nhị quyết định mở Di Nhiên Trà Thất tại Huế, nơi giao lưu các đặc sản, danh trà thuần Việt và bảo tồn nghề làm trà hoa truyền thống.
Một buổi tập pha trà của những bạn trẻ.
Di Nhiên Trà Thất được xây dựng, bày trí theo phong cách “thiền”, đậm chất phương Đông. Hoa sen là loài hoa duy nhất được chị Nhị chọn để trang trí không gian trà thất, khiến không gian lúc nào cũng nức ngát hương sen. Sen ở Di Nhiên nói riêng, ở Huế nói chung không hoàn toàn giống với sen ở những vùng khác. Đó là sen trắng của đất cố đô có hương thơm thanh tao, cánh sen có độ rộng đủ để ôm trùm trà được chị Nhị khéo léo đặt vào bên trong. Danh trà được ủ mình trong sen xứ Huế, vừa giữ được mùi thơm đặc trưng, vừa mang hương vị nắng gió vùng miền, vừa phảng phất hương sen nồng nàn của Huế.
Sự am hiểu về trà, tình yêu và khát vọng gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của người Việt Nam đã được chị Nhị gửi cả vào Di Nhiên Trà Thất, vào từng loại trà được tẩm ướp rất kỳ công và pha bằng kỹ thuật của trà nương mang tính thẩm mỹ cao độ. Nếu có dịp đến Huế, không thể nào bỏ lỡ Di Nhiên Trà Thất - nơi dành cho những tâm hồn khao khát được gắn bó với cái đẹp, với những giá trị truyền thống của người Việt. Ngồi ở Di Nhiên Trà Thất trong đêm Huế, nghe tiếng suối nước róc rách từ radio, cảm nhận hương sen len lỏi trong không gian quán, thưởng thức chén trà sen… là một khoảnh khắc vô cùng tuyệt vời.
Chị chủ Di Nhiên Trà thất dâng trà cho dòng sông Hương
Thưởng trà chứ không uống trà
Đến Di Nhiên Trà Thất, có thể ngộ ra một điều: Những gì Nguyễn Tuân viết trong truyện ngắn Những chiếc ấm đất không phải là sản phẩm của trí tưởng tượng hoặc tô vẽ quá đà. Thực tế, nghệ thuật pha trà và dùng trà của người Việt rất công phu để thể hiện niềm trân trọng dành cho một nét đẹp văn hóa đã có từ ngàn đời. Chị Nhị cho biết: “Đối với trà thì chúng ta thưởng thức chứ không phải uống vội. Vừa nhấm nháp, vừa cảm nhận hương và vị của trà, của sen, của nước. Đôi khi, từ trong chén trà, ta có thể đoán định được tâm trạng của người pha trà, trà được hái ở sườn đông hay sườn tây của đồi núi. Trong chén trà chứa đựng cả một vũ trụ”.
Một điều đặc biệt là chị Nhị đã gắn văn hóa trà với dòng Sông Hương - linh hồn của xứ Huế. Điều này được thể hiện ở nghi thức dâng trà rải hoa trên dòng Hương (thường vào ngày rằm hàng tháng) để cầu mong sông Hương mãi thơm. Đặc biệt là việc chị Nhị cùng các trà nương đi ngược lên thượng nguồn lấy nước Sông Hương về pha trà. Thật may mắn, chúng tôi được dịp thưởng thức trà pha bằng nước sông Hương. Mùi thơm đặc trưng của trà hòa cùng hương thơm nước dòng Hương ở thượng nguồn.
Để thưởng trà, đặc biệt là loại trà pha bằng nước của dòng sông huyền thoại xứ Huế, trà nương phải có hiểu biết về nghệ thuật pha trà truyền thống của dân tộc và trà khách phải có tình yêu đặc biệt dành cho trà, cho sông Hương. Từ đó mới có thể cảm nhận được tinh túy tụ kết lại trong chén trà nhỏ nhắn. Giữa nhịp sống hiện đại hối hả, khi các giá trị truyền thống có nguy cơ mất đi, chị Nhị vẫn dành thời gian tĩnh tại ở Di Nhiên Trà Thất để nghiên cứu về trà, giới thiệu và lan tỏa văn hóa trà truyền thống đến với bạn bè gần xa, thì thật là đáng quý.
Trà là một nét đẹp trong văn hóa của người Việt, giữa bối cảnh giao lưu và hội nhập văn hóa hôm nay, việc tìm về và khẳng định lại những giá trị truyền thống luôn là điều nhân văn, ý nghĩa. Và tiến sĩ Trần Thị Thanh Nhị đang nỗ lực gìn giữ và lan tỏa những
giá trị tốt đẹp ấy.
Bài và ảnh Hoàng Khánh Duy
Tin liên quan
Tin mới hơn
Festival nghề muối Việt Nam
09:51 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ lửa nghề tò he Xuân La
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết
14:56 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng xôi Phú Thượng
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương
21:04 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
21:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
18 điểm du lịch gắn với làng nghề và làng nghề truyền thống
14:07 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết
11:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng bá, trình diễn nghề thủ công tại Văn miếu - Quốc Tử Giám
09:16 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ giỗ tổ nghề may làng Trạch Xá: Tôn vinh nghề truyền thống và gìn giữ bản sắc tinh hoa
08:54 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ công bố quyết định và giấy chứng nhận "Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gốm sứ Giang Cao, xã Bát Tràng."
21:18 | 10/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề Bún – Bánh An Thái tất bật vào Tết
09:58 | 10/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng Nghề Nhôm Đúc Hải Vân – Nét Tinh Hoa Nghề Thủ Công Truyền Thống
13:59 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Gốm đỏ Mang Thít - Hồn gốm miền sông nước
10:21 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Hoa đào Nhật Tân sắp bung nở sắc hồng đón Tết
10:20 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Khô Cá Cơm Sông Đốc: Hương Vị Đậm Đà Từ Biển Cả
09:17 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lượng tiêu thụ tăng vọt, người trồng rau hối hả vào vụ Tết
14:41 | 07/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
“Lụa nàng sen” và câu chuyện nghề dệt lụa tơ sen ở Mỹ Đức
08:57 | 07/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Huyện Đan Phương (Hà Nội): Xã Hồng Hà hướng tới sự hài lòng của người dân
14:08 Nông thôn mới
Tuyên Quang: Sức bật nông thôn mới tại huyện Yên Sơn
14:05 Nông thôn mới
Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại
10:12 OCOP
Sóc Trăng: Thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
09:54 Tin tức
Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt hóa thành sắc màu mùa xuân
09:51 Văn hóa - Xã hội