Hà Nội: 34°C Hà Nội
Đà Nẵng: 35°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 34°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 37°C Thừa Thiên Huế

Huyện Gia Lâm có điểm du lịch đạt chứng nhận OCOP 4 sao

OVN - Trăn trở trước tình trạng ô nhiễm môi trường, ông Nguyễn Xuân Hùng, ở xã Ninh Hiệp đã 'biến' khu đất hoang tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm thành điểm xử lý chất thải trong chăn nuôi bò sữa, kết hợp mô hình vườn ao và dịch vụ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Huyện Gia Lâm có điểm du lịch đạt chứng nhận OCOP 4 sao
Điểm du lịch Green Park được UBND TP Hà Nội công nhận đạt chất lượng OCOP 4 sao.

Cách đây gần 10 năm, chăn nuôi gia súc trên địa bàn xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm phát triển khá mạnh, chủ yếu là bò sữa với số lượng gần 2.000 con. Trung bình mỗi ngày, lượng chất thải trong chăn nuôi thải ra môi trường khoảng 25 – 30 tấn. Tuy nhiên, việc quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi lại chưa được triệt để do phần lớn các gia đình nuôi bò sữa trong khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường nặng nề.

Trăn trở trước bài toán ô nhiễm môi trường, đồng thời muốn tận dụng nguồn chất thải trong chăn nuôi phục vụ sản xuất nông nghiệp, UBND xã Phù Đổng đã rà soát lại toàn bộ quỹ đất trên địa bàn để có định hướng trong phát triển kinh tế của địa phương. Sau khi rà soát, nhận thấy khu đất tại Cửa Đình, thôn Phù Dực 2 do xã quản lý chủ yếu là ao và thùng trũng bỏ hoang, bị người dân và các hộ chăn nuôi thường xuyên đổ phân, chất thải hữu cơ gây mất vệ sinh môi trường, ảnh hưởng đến sinh hoạt của dân cư trong khu vực, UBND xã Phù Đổng đã xây dựng phương án “Điểm xử lý phân, chất thải hữu cơ trong chăn nuôi bò sữa chống ô nhiễm môi trường, kết hợp mô hình vườn ao và dịch vụ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất”.

Năm 2016, phương án được UBND huyện Gia Lâm phê duyệt và người trúng thầu là ông Nguyễn Xuân Hùng, ở xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm. Với tổng diện tích hơn 15,6ha, sau khi được giao đất, ông Hùng đã triển khai các hạng mục theo đúng thiết kế như: Khu xử lý và nuôi giun quế; khu sản xuất chế biến tạo phân hữu cơ; nhà kho chứa vật tư; khu trưng bày sản phẩm; nhà quản lý điều hành, nhà nghỉ tạm cho công nhân, nhà bảo vệ; khu vực trồng hoa, trồng cây ăn quả; khu hồ tích thủy chống úng ngập…

Nhớ lại những ngày đầu triển khai phương án, ông Hùng không khỏi bùi ngùi. Ông cho biết: “Đó là một vùng đất bỏ hoang, toàn thùng trũng, lau sậy mọc um tùm; phía bên ngoài, người dân đổ phân gia súc và chất thải hữu cơ tràn lan, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”. Tuy nhiên, vì muốn làm một điều gì đó có ích cho xã hội, ông Hùng đã quyết tâm làm. Để có vốn đầu tư vào mô hình, ông huy động toàn bộ số tiền tích cóp được, đồng thời bán đất ở quê, vay người quen, ngân hàng… Sau 2 năm đầu tư và đi vào sản xuất đạt hiệu quả, năm 2019, ông tiếp tục làm phương án điều chỉnh bổ sung và được UBND huyện Gia Lâm phê duyệt. Lúc này, phương án của ông có tên là: “Xây dựng điểm xử lý phân, chất thải hữu cơ trong chăn nuôi bò sữa chống ô nhiễm môi trường kết hợp mô hình vườn ao và dịch vụ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất”. Trong đó, bổ sung một số hạng mục công trình xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong trồng trọt, chăn nuôi kết hợp mô hình tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm.

Thành quả của công sức và trí tuệ

Thật khó có thể tưởng tượng được một khu đất bỏ hoang, bị ô nhiễm bởi chất thải ngày nào nay đã trở thành một mô hình vườn ao, dịch vụ sạch đẹp, khang trang, đáp ứng nhu cầu tham quan, trải nghiệm mang tên “Green Park”. Đây cũng chính là điểm tham quan, trải nghiệm sinh thái kết hợp du lịch tâm linh tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Phù Đổng; là điểm gắn kết chuỗi du lịch của Gia Lâm với các làng nghề, điểm du lịch như: Làng nghề hoa giấy Phù Đổng; làng gốm Bát Tràng; khu di tích đền Bà Tấm, xã Dương Xá…

Huyện Gia Lâm có điểm du lịch đạt chứng nhận OCOP 4 sao
Du khách nhí vui chơi tại điểm du lịch Green Park.

Hiện tại, mô hình xử lý chất thải gia súc của ông Nguyễn Xuân Hùng ở xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm đang thu gom chất thải chăn nuôi của gần 100 hộ dân, tương đương lượng chất thải được đưa vào xử lý khoảng 10 – 12 tấn/ngày. Mỗi tháng, mô hình sản xuất ra khoảng 60 – 80 tấn phân hữu cơ giun quế. Sản phẩm sau khi xử lý được tiêu thụ tại các huyện trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận như: Hòa Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang… Doanh thu trung bình đạt khoảng 210 triệu đồng/tháng; trong 5 năm (từ 2015 – 2020) đạt 12,6 tỷ đồng. Đối với mô hình tham quan học tập và trao đổi kinh nghiệm, tại đây có các khu chính như: Khu giáo dục trải nghiệm dành cho học sinh; khu nuôi giun công nghệ cao; khu sản xuất hoa công nghệ cao… thu hút khá nhiều khách tham quan du lịch, góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động địa phương.

Theo đánh giá của Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm, đây là mô hình kinh tế có quy mô phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế của địa phương, tạo ra các sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện môi trường. Từ khi đi vào hoạt động đến nay, mô hình đã thu hút rất nhiều đoàn đến thăm quan, học tập kinh nghiệm.

Đặc biệt năm 2022, điểm du lịch Green Park – một trong những khu hoạt động chính của mô hình đã được UBND TP công nhận đạt chất lượng OCOP 4 sao, đồng thời được Sở Du lịch Hà Nội công nhận là cơ sở kinh doanh dịch vụ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch (công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống).

Nam Bắc
baomoi.com

Tin liên quan

Phát huy vai trò chủ thể của người dân: Động lực bền vững trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị

Phát huy vai trò chủ thể của người dân: Động lực bền vững trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị

LNV - Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Trị đã chứng minh một chân lý rõ ràng: khi người dân thực sự trở thành chủ thể, mọi thay đổi đều trở nên bền vững. Từ những vùng đất khó, diện mạo nông thôn khởi sắc từng ngày nhờ sự chung tay, đồng lòng và tinh thần chủ động của chính những người nông dân.
Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen

LNV - Với mong muốn bảo tồn nghề truyền thống và xây dựng mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ, Hợp tác xã Chè Sen Quảng An Hương Thủy đã ra đời. Đây không chỉ là bước đi nhằm gìn giữ giá trị văn hóa, mà còn mở ra cơ hội đưa sản phẩm chè sen Quảng An vươn xa trên thị trường quốc tế.

Tin mới hơn

Hà Nội: Giám sát chất lượng thực phẩm OCOP, hàng đông lạnh

Hà Nội: Giám sát chất lượng thực phẩm OCOP, hàng đông lạnh

LNV - UBND TP. Hà Nội ban hành Kế hoạch Giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm sản phẩm OCOP, thực phẩm đông lạnh và trái cây nhập khẩu trên địa bàn trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến 8/2025.
TP. Hồ Chí Minh: Hội thảo giải pháp phát triển sản phẩm OCOP

TP. Hồ Chí Minh: Hội thảo giải pháp phát triển sản phẩm OCOP

OVN - Sáng ngày 23/4, Học viện Cán bộ TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại TP. Hồ Chí Minh”. Tại hội thảo, các chuyên gia và doanh nghiệp đã cùng chỉ ra những khó khăn, đồng thời đề xuất những hướng đi đột phá để đưa OCOP thành biểu tượng kinh tế mới.
Hà Nội đưa hơn 3.000 sản phẩm OCOP vào hệ thống phân phối hiện đại

Hà Nội đưa hơn 3.000 sản phẩm OCOP vào hệ thống phân phối hiện đại

LNV - Theo Ban Chỉ đạo cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thành phố Hà Nội, Sở Công Thương đã giới thiệu 3.000 sản phẩm nông sản, OCOP vào hệ thống phân phối hiện đại.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

LNV - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 29/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Thêm sức cạnh tranh cho sản phẩm OCOP

Thêm sức cạnh tranh cho sản phẩm OCOP

LNV - Trong hành trình xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế nông thôn bền vững, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã trở thành điểm sáng nổi bật của Hà Nội. Tuy nhiên, để các sản phẩm OCOP không chỉ “đẹp về hình thức” mà còn “mạnh về nội lực”, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, rất cần chiến lược bài bản, hành động quyết liệt, đồng bộ.
100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"

LNV - Tối 11/4, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam long trọng tổ chức lễ tôn vinh 100 hợp tác xã (HTX) tiêu biểu, trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025", chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Tin khác

Nhãn hiệu chứng nhận "xoài cát chu Cầu Kè"

Nhãn hiệu chứng nhận "xoài cát chu Cầu Kè"

LNV - Việc bảo hộ thành công nhãn hiệu chứng nhận “Xoài Cát Chu Cầu Kè” là cơ sở pháp lý quan trọng giúp khẳng định nguồn gốc xuất xứ và chất lượng đặc trưng của sản phẩm, hạn chế tình trạng hàng nhái, hàng giả mạo danh vùng trồng, tạo lợi thế cạnh tranh, giúp sản phẩm xoài Cát Chu của huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh dễ dàng tiếp cận các thị trường khó tính và gia tăng khả năng xuất khẩu.
Nam Định hướng tới phát triển OCOP bền vững, hội nhập

Nam Định hướng tới phát triển OCOP bền vững, hội nhập

LNV - Ngày 8/4/2025, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2025 (Kế hoạch số 61/KH-UBND).
Hậu Giang: Khẳng định vị thế trên bản đồ sản phẩm quốc gia

Hậu Giang: Khẳng định vị thế trên bản đồ sản phẩm quốc gia

OVN - Hội đồng đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương vừa công nhận thêm 28 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp Quốc gia. Trong đó, nhóm thực phẩm chiếm đa số với 21 sản phẩm, tiếp đến là nhóm dược liệu 2 sản phẩm, du lịch 2 sản phẩm, đồ uống 2 sản phẩm và thủ công mỹ nghệ 1 sản phẩm. Hậu Giang tự hào có 3 sản phẩm xuất sắc đạt danh hiệu này.
Quảng Ninh "Tăng Tốc" OCOP

Quảng Ninh "Tăng Tốc" OCOP

OVN - Không chỉ say lòng du khách bởi kỳ quan Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm sáng trên bản đồ đặc sản Việt Nam nhờ bệ phóng chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ấn tượng.
Nghệ An có thêm 14 sản phẩm đạt OCOP 4 sao

Nghệ An có thêm 14 sản phẩm đạt OCOP 4 sao

LNV - UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định công nhận 24 sản phẩm OCOP 4 sao, trong đó công nhận lại 10 sản phẩm, nâng hạng 3 sản phẩm và công nhận lần đầu 11 sản phẩm.
Sản phẩm OCOP 5 sao vươn ra thế giới

Sản phẩm OCOP 5 sao vươn ra thế giới

OVN - Theo Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, hiện chưa có thống kê cụ thể về hiện trạng tất cả các sản phẩm OCOP xuất khẩu. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm OCOP 5 sao, đã có 48/79 sản phẩm OCOP 5 sao (chiếm 60,7%) xuất khẩu sang các thị trường khó tính như: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản.
Hội chợ OCOP – Cơ hội phát triển sản phẩm OCOP Bình Phước

Hội chợ OCOP – Cơ hội phát triển sản phẩm OCOP Bình Phước

LNV - UBND tỉnh Bình Phước vừa công nhận thêm 33 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, nâng tổng số sản phẩm OCOP của tỉnh lên 169 sản phẩm. Vì vậy, nhằm quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ, UBND tỉnh Bình Phước đã chỉ đạo các đơn vị lên kế hoạch tổ chức Hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP địa phương.
Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất

LNV - Chuẩn bị nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng, người dân nhiều làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh bước vào thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2025 với nhiều hy vọng mới.
Hải Phòng: Nỗ lực xây dựng sản phẩm OCOP 5 sao

Hải Phòng: Nỗ lực xây dựng sản phẩm OCOP 5 sao

LNV - Hải Phòng thực hiện chương trình OCOP từ năm 2019. Đến nay, toàn thành phố có 287 sản phẩm OCOP được cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao, nhưng vẫn chưa có sản phẩm nào đạt 5 sao (tiêu chuẩn cấp quốc gia). Vì vậy, các doanh nghiệp, HTX đang nỗ lực phấn đấu hoàn thiện các tiêu chí quy định để được xếp hạng sản phẩm cấp quốc gia.
Bình Phước: Thêm 33 sản phẩm OCOP 4 sao

Bình Phước: Thêm 33 sản phẩm OCOP 4 sao

LNV - Ngày 20/2, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuyết Minh đã chủ trì cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, xem xét kết quả thẩm định hồ sơ, chấm điểm và phân hạng sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh năm 2024.
Vĩnh Long: Đẩy mạnh hỗ trợ các sản phẩm OCOP

Vĩnh Long: Đẩy mạnh hỗ trợ các sản phẩm OCOP

LNV - Theo “Kế hoạch hoạt động xúc tiến thương mại năm 2025” của tỉnh Vĩnh Long, các sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) của tỉnh sẽ được tiếp cận thị trường trong và ngoài nước, thông qua việc tham gia các cuộc hội chợ triển lãm, kết nối cung cầu, giao thương, hội nghị,…
Kiệu Hương Hòa Nhơn: Từ hương vị quê nhà đến chuẩn OCOP 4 sao

Kiệu Hương Hòa Nhơn: Từ hương vị quê nhà đến chuẩn OCOP 4 sao

OVN - Khi xuân về, giữa bao món ngon “cao lương mỹ vị”, dưa kiệu Hòa Nhơn – món ăn giản dị nhưng đầy thi vị – vẫn luôn giữ một vị trí đặc biệt trong lòng người dân quê. Không cầu kỳ, không phô trương, những củ kiệu muối chua giòn tan hòa quyện với chút ngọt thanh của giấm đường và cay nồng đặc trưng đã tạo nên một hương vị khó quên. Đây không chỉ là món ăn, mà còn là ký ức, là tình yêu quê hương đậm sâu trong tâm trí mỗi người con xa xứ.
Chè Shan Tuyết Tà Xùa: Hương vị cao nguyên tinh túy

Chè Shan Tuyết Tà Xùa: Hương vị cao nguyên tinh túy

LNV - Chè Shan Tuyết Tà Xùa, một đặc sản nổi tiếng của vùng núi cao Tây Bắc, không chỉ thu hút người thưởng thức bởi hương vị thơm ngon, độc đáo mà còn vì sự gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên hoang sơ và truyền thống canh tác lâu đời của người dân nơi đây.
Bắc Ninh thưởng cho sản phẩm OCOP được công nhận năm 2024

Bắc Ninh thưởng cho sản phẩm OCOP được công nhận năm 2024

LNV - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Lê Xuân Lợi vừa ký, ban hành Quyết định số 828/QĐ-UBND thưởng cho sản phẩm được công nhận OCOP năm 2024.
Quảng Nam: Lần đầu tiên có 2 sản phẩm OCOP 5 sao

Quảng Nam: Lần đầu tiên có 2 sản phẩm OCOP 5 sao

LNV - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam đã chủ trì phiên họp Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP Trung ương đợt 3 năm 2024. Sau khi thảo luận, trao đổi, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương đã thống nhất quyết định công nhận 28 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP cấp quốc gia.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới

LNV - Thực hiện chỉ đạo của Hội Cựu CAND thành phố Hà Nội và Hội Cựu CAND huyện Ba Vì, tháng 03/2024 Chi hội cựu CAND xã Phú Đông chính thức được thành lập và đi vào hoạt động. Chi Hội gồm có 14 hội viên là các cán bộ, chiến sĩ CAND và CBCS lực lượng CA bán chuyên trách đã nghỉ hưu tại địa phương.
Diễu hành xe đạp làng nghề

Diễu hành xe đạp làng nghề

LNV - Nằm trong chuỗi chương trình "Di sản dành cho cuộc sống", sáng 3/5, tại Không gian làng nghề truyền thống, Bến xe Đồng Gừng, Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, xã Ninh Hải (thành phố Hoa Lư), gần 100 đại biểu và lực lượng đoàn viên, thanh niên đã tham gia chương trình Diễu hành xe đạp làng nghề.
Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

LNV - Thành phố Hà Nội quyết định thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề, vốn gần 370 tại huyện Thạch Thất và huyện Phú Xuyên...
Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt

LNV - Hoa lim xẹt hay còn gọi là hoa điệp vàng, hoa phượng vàng, muồng kim phượng, lim sét...Đây là loài hoa có màu vàng rực rỡ được nở rộ từ tháng 3 đến tháng 5, tạo nên bức tranh mùa hạ với cảnh sắc tuyệt đẹp cho thành phố biển Quy Nhơn hiền hòa, mến kh
Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc

LNV - Tây Bắc không chỉ cuốn hút du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn bởi những nét văn hóa đặc sắc, trong đó nổi bật là nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. Từ Lùng Tám (Hà Giang), Cát Cát (Sapa) đến Sin Suối Hồ (Lai Châu), mỗi bản làng đều lưu giữ và phát triển nghề dệt lanh, nhuộm chàm, thêu sáp ong – tạo nên những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa, được yêu thích bởi cả du khách trong và ngoài nước.
Giao diện di động