Hội thảo xây dựng bộ tiêu chí Nông thôn mới giai đoạn 2020 - 2025
Ban chủ trì Hội thảo.
Chủ trì Hội thảo có ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng – Chánh văn phòng Văn phòng nông thôn mới trung ương. Và ông Lê Tuấn Quốc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Tham gia Hội thảo còn có đại diện các sở, ban ngành của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, cùng đại diện các tỉnh vùng Đông Nam Bộ.
Chia sẻ tại Hội thảo, ông Lê Tuấn Quốc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nhấn mạnh xây dựng nông thôn mới thực chất là thực hiện các nội dung cụ thể, để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Phải gắn xây dựng nông thôn mới với tái cơ cấu nông nghiệp, chú trọng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Phát huy vai trò chủ thể của người dân, tích cực tuyên truyền, vận động quần chúng chung tay chung sức là nhiệm vụ ưu tiên nhất. Làm cho nhân dân hiều, tin tưởng, hưởng ứng và tham gia bàn bạc hiến kế, đóng góp vật chất tinh thần và luôn chủ động thực hiện những nhiệm vụ của mình. Đó là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của Chương trình.
Ông Lê Tuấn Quốc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Cần sự quan tâm, sâu sát, chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền. Tích cực tham gia và phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể trong công tác chỉ đạo điều hành, chỉ đạo thực hiện Chương trình.
Có tinh thần chủ động, tự cường, sao cho phù hợp với từng địa phương. Xác định xây dựng nông thôn mới là quá trình liên tục và lâu dài. Có phương thức phát huy nguồn lực, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ cho người dân. Xây dựng và kiện toàn bộ máy giúp việc đủ nang lực và chuyên nghiệp.
Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật khu vực nông thôn, phát huy tính dân chủ. Thường xuyên kiểm tra, rà soát tình hình thực hiện Chương trình kịp thời đánh giá, rút kinh nghiệm. Đề ra các định hướng, giải pháp khắc phục những hạn chế, tồn tại trong quá trình thực hiện.
Theo ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng – Chánh Văn phòng VPĐP NTM TƯ, trên cơ sở kết quả triển khai giai đoạn I, 2011 – 2015 thì sang giai đoạn II, 2016 – 2020 chúng ta có QĐ 1980/QĐ-TTg sửa đổi tên, nội hàm, nhiều chỉ tiêu được bổ sung để phản ánh chất lượng cuộc sống, như vấn đề về môi trường, biến đổi khí hậu, thu nhập, an toàn thực phẩm…
Cũng trong giai đoạn này Bộ NN&PTNT đã ban hành văn bản hướng dẫn về tiêu chí nâng cao cấp xã. Trong 10 năm qua, bộ tiêu chí đã được thay đổi, điều chỉnh để phản ánh xác thực hơn kết quả và định hướng của Chương trình Nông thôn mới cho mỗi thời kỳ. Mặc dù đến năm 2015 có 17 huyện được công nhận Huyện Nông thôn mới, nhưng trên thực tế, đó cũng là các phép cộng mang tính cơ học, chưa thật sự phản ánh được các các vấn đề như liên kết sản xuất, môi trường, dịch vụ xã hội, giáo dục, ý tế, văn hóa và hạ tầng giao thông.
Ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng - Chánh Văn phòng VPĐP NTM Trung ương.
Sang giai đoạn II, 2016 – 2020 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 558/QĐ-TTg về tiêu chí Huyện Nông thôn mới, qua đó khẳng định rõ để đạt chuẩn Huyện Nông thôn mới không chỉ 100% các xã đạt chuẩn Nông thôn mới mà phải đáp ứng được 9 tiêu chí Nông thôn mới cấp huyện. Qua đó làm rõ được các nội hàm như: quy hoạch, giao thông, văn hóa, giáo dục, y tế, sản xuất, môi trường, an ninh trât tự và tổ chức tham mưu triển khai Chương trình Nông thôn mới.
Với sự thay đổi, bổ sung các tiêu chí Nông thôn mới cấp xã, huyện, tính hết tháng 2/2020 cả nước có 4947 xã đạt chuẩn Nông thôn mới, chiếm 55,6% cùng với đó có 115 huyện, thành phố được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới. Vùng Đông Nam Bô có Đồng Nai và Bình Dương 100% các xã, huyện đạt chuẩn, và nhiều địa phương khác đạt từ 75 – 90% các xã đạt chuẩn.
Vai trò của bộ tiêu chí là công cụ tiêu chuẩn để đo lường, đánh giá, giám sát, xây dựng và đo đạc các kết quả xây dựng Nông thôn mới. Sau hơn 10 năm triển khai, bộ tiêu chí đã giúp hình dung rất rõ được kết quả của các địa phương từ cấp xã đến cấp huyện. Và trên có sở đó, có thể xây dựng được các đề án, kế hoạch, cụ thể hóa được các định hướng ngắn hạn, trung hạn. Cũng qua bộ tiêu chí, mà đánh giá được các tồn tại, hạn chế như giao thông, môi trường, thu nhập…
Theo ông Nguyễn Minh Tiến, hiện bộ tiêu chí Nông thôn mới vẫn còn một số bất cập cần điều chỉnh, bổ sung. Có các tiêu chí chỉ đánh giá được số lượng chứ chưa đánh giá được chất lượng, sự liên kết giữa nông thôn và đô thị trong xây dựng Nông thôn mới chưa thật chất lượng, nhiều nơi Thị trấn còn kém xa các xã, chưa thể hiện được vai trò lan tỏa của Thị trấn.
Về bộ tiêu chí Nông thôn mới cấp xã, cơ bản là giữ nguyên khung 19 tiêu chí, cần điều chỉnh các ý, bổ sung nội hàm để phản ánh rõ hơn các định hướng phát triển kinh tế xã hội, làm rõ và khắc phục các vấn đề bất cập của giai đoạn 2011 – 2019. Cần thiết lượng hóa chất chất lượng chứ không mang tính định tính. Tăng cường phân cấp trên cơ sở thực tế cụ thể.
Trên cơ sở đó, đề xuất các nguyên tắc đáp ứng xu thế phát triển xã hội, đảm bảo tính thực tế, tránh lãng phí, huy động được cả hệ thống chính trị và người dân vào cuộc. Điều chỉnh một số nội dung tiêu chí để phản ánh đầy đủ các vấn đề trong cuộc sống. Tiếp tục lồng ghép 17 chỉ tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, lượng hóa tối đa, làm rõ hơn vai trò chủ thể sự tham gia của người dân. Rà soát, kiến nghị thống nhất các văn bản, quy định hiện hành. Điều chỉnh bộ tiêu chí không chỉ theo vùng mà trong vùng có các nhóm xã. Giúp các địa phương thuận lợi hơn trong quá trình triển khai.
Về việc huy động nguồn lực, giai đoạn 2011 – 2015 được hơn 850 nghìn tỷ, giai đoạn 2016 – 2019 đã huy động được 1.567 tỷ. Nhiều nguồn lực tăng, ngân sách trung ương tăng 3,8 lần, ngân sách địa phương tăng 2,4 lần, tín dụng tăng từ 434 nghìn tỷ lên 958 nghìn tỷ. Nhìn chung, sau 9 năm tổng huy động gần 2 triệu 418 nghìn tỷ, tương đương 112 tỷ USD. Kiến nghị trong thời gian tới, ngân sách trung ương hỗ trợ tạp trung vào các vùng khó khăn.
Trong phân bổ nguồn vốn, giai đọa 2011 – 2015 chia theo bình quân xã, giai đoạn 2016 – 2019 chia theo hệ số nhưng trên thực tế, các hệ số không đáp ứng được các nhu cầu tín dụng. Khoảng cách chênh lệch kết quả Nông mới còn rất nhiều, các vùng khó khăn phía Bắc bình quân được hỗ trợ 18 tỷ, vùng có điều kiện như Đồng Nam Bộ là 145 tỷ, gấp gần 8 lần. Qua đó cần điều chỉnh sao cho phù hợp điều kiện đặc thù từng địa phương để sử dụng có hiệu quả hơn. Dự kiến cơ chế phân bổ giai đoạn 2020 – 2025 sẽ không phân bổ nguồn vốn theo hệ số, mà sẽ phân bổ trực tiếp theo từng nhóm xã. Nhóm xã dưới 10 tiêu chí là 35 tỷ, nhóm từ 10 – 14 tiêu chí là 20 tỷ, nhóm trên 15 tiêu chí là 10 tỷ. Nhóm đã dặt chuẩn và phấn đấu nâng cao là 5 ỷ đồng. Đối với huyện phấn đấu đạt chuẩn là 50 tỷ/huyện, nâng cao là 30 tỷ/huyện.
Về bộ máy triển khai thực hiện Chương trình, đã thành lập được văn phòng điều phối. Ở cấp tỉnh có 20 tỉnh, thành phố VPĐP trực thuộc UB, 27 tỉnh, thành phố trực thuộc BCĐ tỉnh, 12 thuộc Sở NN&PTNT, 2 VPĐP là Hà Tĩnh và Quảng Nam tham mưu cho cả UB và BCĐ tỉnh. Trong giai đoạn 2020 – 2025 cần bổ sung và làm rõ vai trò, trách nhiệm của VPDDP cáp huyện, xã.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, UVTT BCĐ cho biết trong hết tháng 3/2020 sẽ hoàn chỉnh bổ sung bộ tiêu chí Nông thôn mới giai đoạn 2020 – 2025.
Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNN.
Nhấn mạnh, bộ tiêu chí là công cụ đo lường chất lượng kết qua Chương trình, đây cũng là cơ sở để các địa phương hưởng ngân sách và phân bổ nguồn lực. Trong những năm qua, bộ tiêu chí góp phấn rất lớn cho công tác chỉ đạo đánh giá từ trung ương đến các địa phương, khẳng định được chất lượng của Chương trình Nông thôn mới có chuyến biến rất rõ, đi vào chiều sâu.
Thứ trưởng đề nghị tập trung góp ý xây dựng bộ tiêu chí nâng cao, định hướng bộ tiêu chí kiểu mẫu. Tránh tình trạng các địa phương có xu hướng chạy theo thành tích. Với những xã đã đạt chuẩn, cần tập trung phấn đấu nâng cao thay vì chạy theo kiểu mẫu mà quên đi xây dựng nâng cao.
Vừa qua, có nhiều tỉnh xin cơ chế đặc thù xây dựng tiêu chí cho vùng khó khăn. Các xã đã đạt chuẩn là có thuận lợi sẵn, với các xã còn lại đang rất khó khăn. Về vấn đề này, Thứ trưởng đề nghị đại biểu các đại biểu, xem xét góp ý. Riêng chỉ tiêu thu nhập là rất khó đồng bộ do đặc thù từng địa phương cụ thể. Thứ trưởng đề nghị cân nhắc không tăng theo tỉ lệ bình quân, mà tăng theo tỉ lệ lạm phát. Với các tiêu chí giao cho địa phương tự chủ, thì các địa phương phải làm sao cho chất lượng đi lên thay vì đi xuống. Đặc biệt, có định hướng thời gian tới làm sao để không có khoảng cách giữa các xã vùng sâu vùng xa và đồng bằng. Hiện một số tiêu chí về hạ tầng giáo dục, y tế, môi trường còn khó khăn, các địa phương góp ý kiến để nâng cao chất lượng.
Ngoài việc tập trung vào tiêu chí nâng cao, cần phân loại các nhóm xã. Các xã nào lên phường, xã nào phấn đấu xây dựng Nông thôn mới. Với những xã sau đạt chuẩn mà phấn đấu nâng cao có thể gây lãng phí với những xã sẽ lên phường, cần có gianh giới giữa xã và đô thị.
Về vai trò của văn phòng điều phối là rất cần thiết, và không nên đặt VPĐP tại Chi cục NN&PTNT vì như thế là hạ thấp vai trò, chức năng, nhiệm vụ của VPĐP. Có thể đặt VPĐP tại UB hoặc Sở NN&PTNT, nhưng quan trọng nhất vẫn là sự chỉ đạo của BCĐ Chương trình – Thứ trưởng nhấn mạnh.
Các đại biểu phát biểu góp ý tại hội thảo
Ông Thái Quốc Dân, Chánh Văn phòng VPĐP NTM TP. Hồ Chí Minh.
Bà Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học và Nhân văn TP.HCM.
Ông Trần Văn Chiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh.
Ông Lê Văn Gọi, Chánh Văn phòng VPĐP tỉnh Đồng Nai.
Bài và ảnh: Trường An Hải
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP