Họa tiết Rồng trên gốm sứ Việt Nam
Rồng trong văn hóa phương Đông
![]() |
Họa tiết rồng được vẽ tay thủ công tỉ mỉ |
Nếu như ở các nền văn hóa phương Tây, hình ảnh Rồng thường gắn với sự tàn ác, hung bạo. Tạo hình Rồng phương Tây giống như một con thằn lằn khổng lồ, có cánh và phun lửa, được xem là con vật đáng sợ và mang tới tai họa.
Trái ngược lại, hình tượng Rồng trong văn hóa phương Đông hay Việt Nam lại là một hình ảnh hoàn toàn khác. Rồng phương Đông mang dáng vẻ hiền lành giống như một con rắn lớn, thân mang vảy, sừng hươu, bờm sư tử và móng đại bàng. Con Rồng thường xuất hiện với hình ảnh cuộn mình, uốn lượn trong mây.
Con rồng phương Đông không chỉ tượng trưng cho sức mạnh thuần khiết mà còn tượng trưng cho trí tuệ và sự thịnh vượng. Trong tứ linh Long, Lân, Quy, Phượng thì Rồng là linh thú với sức mạnh có thể thống trị trời đất.
Rồng trong văn hóa Việt Nam
![]() |
Họa tiết rồng trên mái Tử cấm thành Huế |
Trong văn hóa cổ truyền Việt Nam, hình ảnh Rồng cũng có những sự biến đổi theo từng thời kỳ. Vào thời nhà Lý, rồng có thân hình gầy gò, cong vút hơn. Nó tượng trưng cho khát vọng đất nước thái bình, hòa hợp. Đến thời nhà Trần, rồng vẫn giữ dáng vẻ hiền lành truyền thống nhưng dáng vẻ ngày càng mạnh mẽ hơn. Rồng thời Trần thể hiện sức mạnh và tinh thần bất khả chiến bại của một thời kỳ lịch sử hào hùng nhất.
Các dân tộc phương Đông, từ lâu đã tin rằng năng lượng của rồng có thể mang lại sức khỏe, trí tuệ. Là biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có cho những ai may mắn nhận được nó. Rồng có thể bảo vệ và che chở cho con người khỏi mọi tai họa. Đồng thời còn có thể tạo ra mua gió để điều hòa thời tiết. Vì vậy, rồng luôn được coi là biểu tượng của trời trong suốt lịch sử phong kiến phương Việt. Ngày nay, hình tượng rồng uy nghi và hài hòa vẫn được sử dụng trong vô số nghi lễ và vật dụng hằng ngày.
Hình tượng Rồng trên đồ gốm sứ
![]() |
Ý nghĩa đặc biệt và hình dáng độc đáo của con rồng khiến loài linh thiêng này vô cùng được ưa chuộng trong các sản phẩm nghệ thuật. Còn trên các sản phẩm gốm sứ, từ lâu hình ảnh con rồng thường xuất hiện trên các bát hương của bàn thờ thần linh, tổ tiên. Rồng cũng xuất hiện trên nhiều bình hoa và đồ gốm thể hiện những đặc điểm phong thủy khác. Rồng trên tác phẩm gốm sứ mang hơi thở cao quý, thiêng liêng hơn. Nhờ lớp men luôn mang đến cảm giác tươi mới, sáng ngời xứng đáng với năng lượng của rồng.
Ngày nay, họa tiết Rồng cũng phổ biến trên các sản phẩm gốm sứ như lư hương gốm sứ vẽ Rồng, bát hương gốm sứ họa tiết Rồng.
Trong tạo hình Rồng trên gốm sứ
Để có được họa tiết rồng đẹp và linh động, người thợ cần phải phối hợp nhịp nhàng các khâu. Từ khâu thiết kế, tạo hình cho đến màu sắc của sản phẩm. Rồng trong văn hóa phương Đông có hình dáng phức tạp. Khi nhìn thoáng qua tưởng chừng như đơn giản nhưng để tạo nên một hình ảnh hoàn hảo lại là một quá trình vô cùng công phu.
Người nghệ sĩ phải lột tả được từng vảy, từng bộ râu, từng bộ phận gợn sóng trên cơ thể một cách thật hài hòa. Tiếp theo là đôi mắt sao cho toát lên thần thái uy nghiêm, mạnh mẽ nhưng không hề có chút bạo lực. Sau khi vẽ và tô màu, bước cuối cùng là phủ men. Lớp sơn bóng sáng với màu sắc tươi tắn khiến hình Rồng trở nên sống động và ẩn chứa vẻ đẹp quý phái, trang nhã mà các loại sơn bóng thông thường khó có được.
Rồng trên gốm sứ phong thủy
Các sản phẩm lộc bình gốm sứ với họa tiết Rồng mang ý nghĩa thu hút tiền tài, công danh. Đem lại cho gia chủ sự đại lợi đại cát. Bình gốm sứ hình Rồng được các gia đình rất ưa thích để trưng bày phòng khách, phòng thờ hay các không gian trang trọng trong nhà.
Rồng trên gốm sứ thờ cúng
![]() |
Họa tiết “Song long chầu nguyệt” trên bộ đồ thờ |
Đồ thờ gốm sứ họa tiết rồng luôn không thể thiếu trên các bàn thờ gia tiên của người Việt. Họa tiết Rồng trên đồ thờ mang ý nghĩa tâm linh cao cả. Nó thể hiện tấm lòng thành kính của thế hệ con cháu đối với các đấng thần linh và ông bà tổ tiên. Hình ảnh Rồng còn được thiết kế với họa tiết “song long chầu nguyệt”. Bát hương gốm sứ “song long chầu nguyệt” mang ý nghĩa cho sự giao hòa. Ẩn chứa sức mạnh thiêng liêng cho sự sinh sôi nảy nở. Đây là vật phẩm không thể thiếu trên bàn thờ của mọi gia đình Việt.
Tin liên quan

Nghệ nhân Nguyễn Văn Lưu: Người khôi phục gốm sứ Chu Đậu từ đáy biển
15:39 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Rắn trong nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Việt Nam
09:57 | 17/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin mới hơn

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã
14:33 Tin tức

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững
14:01 Nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới
14:01 Nông thôn mới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
14:00 Tin tức