Rắn trong nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Việt Nam
Miền Bắc còn độc đáo hơn, có nguyên một làng “chuyên trị rắn”, nghĩa là mọi hoạt động sinh sống, văn hoá nghệ thuật đều quay quanh con vật này. Làng Lệ Mật là một làng sầm uất, vừa cổ kính vừa hiện đại có rất nhiều người thợ, nhiều dòng họ giỏi việc bắt rắn. Họ còn nuôi rắn, buôn bán, mở nhà hàng đặc sản và kinh doanh những sản phẩm về rắn. Con rắn đã trở thành biểu tượng của làng trong những giao dịch về rắn của toàn miền Bắc, Việt Nam và trên thế giới.
![]() |
Ở lĩnh vực mỹ thuật, tạo hình, theo nhà nghiên cứu văn học dân gian Chu Quang Trứ, rồng bắt nguồn từ rắn. Các nhà nghiên cứu Trương Chính và Ðặng Ðức Siêu nhận định: Rồng Lý - Trần là một con rắn dài, quấn làm nhiều khúc, đầu không sừng, không râu. Còn GS. Trần Quốc Vượng thì cho rằng: Rồng Thăng Long Ðại Việt là loại Rồng - Rắn, mình tròn trịa và thanh tú, với nhiều khúc uốn lượn nhịp nhàng, là loài có vẩy, ở nước và cũng tượng trưng cho nước, cho mây mưa, vốn là cái nhân tố bận tâm hàng đầu của người dân trồng lúa nước. |
Hơn thế nữa Việt Nam là một nước nông nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều đạo giáo khác nhau mà trong đó tín ngưỡng thờ vật linh giáo là một trong những cổ tục. Người dân ngày xưa đã coi rắn như vật tổ và tục thờ rắn khá phổ biến ở nước ta và các vùng cư- dân nông nghiệp Đông Nam Á.
Do đó hình tượng rắn được nhắc đến không những trong nét văn hoá dân gian Việt, mà còn được, chạm trổ, sao chép, vẽ hay trang trí trên các bức phù điêu và kiến trúc cổ của đền, miếu, chùa chiền hay những nơi thờ phụng linh thiêng. Nhưng so với các con vật thường được dùng trang trí trong kiến trúc cổ như rồng, lân, ly, qui, phượng thì rắn ít được xử dụng hơn.
Rắn thời Lý miền Bắc
Trong mỹ thuật điêu khắc, rồng và rắn không phải lúc nào cũng được phân biệt rành rọt. Đôi khi nó bị biến dạng như con rồng chạm trổ trên các đồ đồng Đông Sơn mang hình con rắn nước, miệng há, đang chờ chim thiêng lao vào. Vào đời Lý, chúng ta hay nghe thành ngữ “rồng, rắn lên mây” nên con rồng chúng ta thấy trên các mái đình, chùa, thời Lý- Trần mang hình dạng rắn gọi là rồng rắn. Đầu của chúng là đầu rồng nhưng thân hình tròn lẳn và dài, mượn của rắn. Rồng nhỏ thì mình trơn, Rồng lớn, lưng có một hàng vây thấp nhỏ liền mạch và đều đặn như riềm lá cờ đuôi nheo. Đặc trưng nổi bật của rồng Lý là thân uốn khúc hình sin uyển chuyển, mềm mại, thanh thoát vút nhỏ dần về phía đuôi. Cách uốn lượn mềm mại của thân rắn khiến ta liên tưởng đến dải mây lụa phơi phới bay trong làn gió xuân hay vũ điệu của sóng nước ngoài khơi. Phổ biến là loại rồng 11 -12 khúc uốn nhưng cũng một số con có tới 17 - 19 khúc uốn như một số mẫu rồng ở tháp Chương Sơn (Ý Yên - Nam Định), chùa Phật Tích (Tiên Du - Bắc Ninh), bia Quỳnh Lâm (Đông Triều - Quảng Ninh), bia Long Đọi (Duy Tiên - Hà Nam).
![]() |
Hình tượng rắn thần Naga trên mái chùa Dơi (Sóc Trăng). |
Con rắn thời Lý là con rồng
Với văn hoá dân gian, rồng, rắn là hai phạm trù, hai khái niệm phản ánh những mối quan hệ tình cảm của con người trong gia đình, xã hội. Chẳng hạn: “ Vóc rồng thì để phần vua, bao nhiêu vải rắn thì lừa cho dân” “Lấy chồng thì phải theo chồng, chồng đi hang rắn hang rồng cũng theo”.
Ngày xưa người dân đã thờ thần rắn trong miếu Xà Thần tại Bắc Ninh trong đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh (xã Đông Cứu, huyện Gia Bình), căn cứ theo một số mảnh tượng có dạng rồng/rắn đào được tại khu vực xung quanh di tích. Ở các thời gian khác nhau, người ta đã khai quật một khối tượng với nghệ thuật tạo hình rất độc đáo và hiếm thấy. Tượng có bộ mặt một con rắn hổ mang cỡ lớn, thân có vẩy, cuộn xiết trong tư thế vật vã, miệng cắn chặt đuôi, các móng quắp lấy thân đau đớn, đôi mắt như nhòa đi. Khối tượng này gồm những mảnh tượng với chất liệu bằng đá cát do các chuyên gia khảo cổ tìm được. Sau khi phân tích kết cấu pho tượng Xà thần và các truyền thuyết từ địa phương, có nhiều câu hỏi và các phỏng đoán được dấy lên. Đây là tượng rồng hay tượng rắn thần? Tượng được tạc vào thời nào ? Lý Trần hay Hậu Lê? Do ai tạc? Tượng là hóa thân của vị Thái sư bị khép án oan hay là lời ngầm trách móc vua Lý Thánh Tông vì nghe lời xiểm nịnh mà tự “ăn thịt” bề tôi của mình?
Rắn trong đền chùa ở Miền Nam
Đi sâu vào lịch sử, trong quá trình dựng nước và mở mang bờ cõi của nước ta, Chiêm Thành(Chămpa) đã được sát nhập vào lãnh thổ Việt Nam. Văn hoá Chăm nghiễm nhiên được xem là một phần văn hoá của dân tộc Việt. Những đền đài, chùa chiền phế tích còn lưu lại đến ngày nay cho thấy hầu hết các tộc người Chăm chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ và thờ thần rắn Naga. Người Chăm xem rắn Naga là biểu tượng cho tôn giáo, tượng trưng cho thần Siva tối cao nắm giữ trong tay sự sáng tạo, hủy diệt và tái sinh.
Thần rắn Naga được chạm trổ nơi Tháp Đôi, ở Đống Đa, Quy Nhơn, Bình Định. Tháp Ðôi còn có tên là tháp Hưng Thạnh, được xếp vào một trong những tháp đẹp “độc nhất vô nhị” của nghệ thuật kiến trúc Champa vào cuối thế kỷ 12. Công trình kiến trúc độc đáo này gồm 2 tháp nằm cạnh nhau theo trục Bắc - Nam trong đó tháp Bắc cao 20m và tháp Nam cao 18m. Bởi hai tháp đứng gần như song song với nhau nên được gọi là Tháp Đôi. Cả hai ngôi tháp đều không phải là tháp vuông nhiều tầng theo truyền thống của tháp Champa cổ được xây dựng mà được tạo thành gồm 2 phần chính: Khối thân vuông và phần mái tháp mặt cong. Ở bốn góc của các tầng mái còn được tô điểm các hình rắn Naga 5 đầu.
Nói tóm lại, quan hệ của rắn với người dân Việt không những thể hiện trong những điều thực tế qua các món ăn và sản phẩm từ rắn mà còn bàng bạc trong những pho truyện cổ, những huyền thoại, truyền thuyết được lưu lại bao đời trên các tác phẩm điêu khắc và kiến trúc. Hình tượng rắn trong kho tàng truyện cổ dân gian cũng rất phong phú như các truyền thuyết về rồng vậy. Tuy nhiên có một sự khác biệt trong các mô típ điêu khắc và kiến trúc là, rắn Naga chỉ xuất hiện như một linh vật bảo vệ cho tôn giáo, còn con rồng lại biểu tượng cho quyền lực thế tục của hoàng đế Việt Nam và Trung Hoa.
Tin liên quan

Nghệ nhân Nguyễn Văn Lưu: Người khôi phục gốm sứ Chu Đậu từ đáy biển
15:39 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Họa tiết Rồng trên gốm sứ Việt Nam
14:39 | 30/01/2024 Làng nghề, nghệ nhân

Cựu binh già "thổi hồn" vào than đá
14:24 | 16/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội
10:44 | 10/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Gia Lai quyết liệt vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp "gần dân, sát dân, vì dân"
09:44 | 10/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và đột phá: Góc nhìn xuyên suốt một hành trình đổi mới
09:44 | 10/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống
13:57 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số
13:57 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”
09:11 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học vào lớp 10 năm học 2025 - 2026
08:44 | 08/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Vào hạ
09:17 | 07/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Khi vũ điệu Chăm làm 'sống' lại không gian tháp cổ
14:07 | 02/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn
11:01 | 02/07/2025 Văn hóa - Xã hội

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian
09:18 | 01/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”
09:54 | 28/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT
10:19 | 26/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân
09:14 | 26/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Kỳ họp cuối của HĐND tỉnh Bình Định, khép lại một giai đoạn, mở ra thời cơ mới
09:15 | 25/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025: Chủ động thích ứng với những điểm mới
10:03 | 23/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi
16:15 | 21/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Trường THCS Nguyễn Trường Tộ liên tục đạt thành tích xuất sắc
10:07 | 18/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Gia Lai: Từ đại ngàn hùng vĩ đến thiên đường biển xanh
20:20 Du lịch làng nghề

Gia Lai: Hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo
20:20 Đào tạo nghề

“Mạch nghề” - Lan tỏa hình ảnh làng nghề trong thời đại số
20:17 Tin tức

Thuận An triển khai hiệu quả nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp
10:32 Khuyến nông

6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%
10:30 Kinh tế