Hiu hắt làng đóng thuyền nức tiếng một thời ở Hà Tĩnh
Một thời vang bóng
Ông Nguyễn Phạm Tám, nguyên Chủ nhiệm HTX đóng tàu thuyền Lý Chính Thắng (thời kỳ 1973 - 1992) ở Bến Đền nhớ lại, trước thập niên 90 của thế kỉ trước, thôn Bến Đền là nơi trù phú bậc nhất của huyện Đức Thọ.
Nơi đây được biết đến với nghề đóng thuyền gỗ chắc chắn, bền đẹp. Thời vượng nhất, HTX có tới 350 hội viên. Các thuyền đóng ra được bán đi khắp nơi như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Quảng Bình… Trong đó, thuyền lớn (loại đánh bắt xa bờ) là sản phẩm chủ lực được ngư dân lựa chọn.
“Những năm ấy, khúc sông La đoạn qua thôn Bến Đền luôn chật kín những con thuyền mới được hạ thủy. Trên bờ sông, tiếng cưa, tiếng đục rộn ràng cả một làng quê” - ông Tám bồi hồi ký ức.
Hiện ở thôn Bến Đền chỉ còn 2 xưởng đóng thuyền với số lượng sản xuất hạn chế.
Năm 1992, HTX đóng tàu thuyền Lý Chính Thắng chính thức giải thể, nhiều hội viên đứng ra mở xưởng riêng để tiếp tục nối nghề. Các cơ sở đều “ăn nên làm ra”, nhiều chủ xưởng nức tiếng gần xa, nhận được nhiều đơn hàng như: Lê Công Vĩnh, Nguyễn Văn Độ, Dương Văn Giáp, Dương Quốc Huân, Lê Văn Quân, Phạm Kiện, Phạm Cừ, Đoàn Đức Khôi, Nguyễn Công Hoài, Phạm Tấn, Trường Lưu…
Và rồi, theo thời gian cùng những quy luật thị trường, lượng khách hàng lựa chọn thuyền gỗ ít đi cũng đồng nghĩa với việc sản xuất của làng đóng thuyền giảm hẳn trong khoảng vài năm trở lại đây.
Hiện nay, cả thôn chỉ còn 2 xưởng hoạt động “cầm hơi” của ông Dương Quốc Huân và ông Nguyễn Công Hoành. Mỗi xưởng cũng chỉ chừng 3 - 5 thợ hoạt động, chủ yếu đóng những thuyền công suất nhỏ cho những ngư dân vùng biển Cửa Hội (Cẩm Xuyên), ngư dân Thạch Hà và thuyền nhỏ để cứu trợ lũ lụt.
Các xưởng chủ yếu đóng thuyền công suất nhỏ phục vụ ngư dân trong tỉnh.
Theo ông Dương Quốc Huân (chủ xưởng đóng thuyền ở thôn Bến Đền), xưởng của ông được tiếp quản từ xưởng đóng thuyền Trường Lưu. Cách đây nhiều năm, xưởng của ông đóng khoảng 50 - 70 chiếc thuyền lớn/năm (loại thuyền đánh bắt xa bờ, dài 20m, rộng 6m). Còn vài năm trở lại đây, nhiều nhất cũng chỉ đóng được 20 chiếc.
"Khi không có đơn đặt cho những thuyền lớn thì chúng tôi buộc phải sản xuất cả loại thuyền nhỏ (thuyền cứu lũ) để duy trì hoạt động”, ông Huân cho biết thêm.
Theo tìm hiểu, thuyền gỗ của làng thôn Bến Đền bị mai một phần lớn do ngư dân ngày càng chuộng các loại thuyền nhựa composie, nhôm, sắt vì an toàn, bảo quản sản phẩm cũng như “tuổi thọ” tốt hơi so với thuyền gỗ.
“Nghề đóng thuyền hiện nay thu nhập khá bấp bênh, tháng nào có người đặt mua thì tiền công khoảng 5 - 6 triệu đồng; những tháng không có đơn hàng thì thợ thuyền nghỉ không công. Bây giờ, các chủ xưởng cũng không giám sản xuất khi chưa có đơn hàng vì sợ không tiêu thụ được”, ông Phạm Văn Cừ (thợ đóng thuyền ở thôn Bến Đền) chia sẻ.
Thợ đóng thuyền mai một
“Nghề đóng thuyền ở Bến Đền mai một, thợ thuyền không có thu nhập nên họ buộc phải tìm cho mình hướng khác để mưu sinh. Người rời quê đi làm thuê, người lại đi xuất khẩu lao động… Đặc biệt, lớp trẻ gần như không ai muốn nối nghiệp thợ thuyền ở quê nhà”, anh Nguyễn Văn Nam (thôn Bến Đền) cho hay.
Từng là thợ đóng thuyền nhưng anh Nguyễn Văn Nam đã chuyển sang sản xuất nhà gỗ để mưu sinh.
Anh Nam từng là thợ thuyền nhưng khi nghề không ổn định, với tay nghề sẵn có, anh đã “đầu quân” cho một xưởng mộc chuyên làm nhà gỗ trong xã.
“Khi nghề đóng thuyền không mang lại thu nhập, một số thợ đã bỏ nghề đến làm việc ở xưởng gỗ của tôi. Xưởng chuyên làm nhà gỗ nên có sự tương đồng với nghề đóng thuyền, vì vậy, thợ cũng không gặp nhiều khó khăn”, ông Nguyễn Văn Minh - chủ xưởng mộc Minh Mít, xã Trường Sơn thông tin.
Hàng chục xưởng đóng thuyền với nhiều thợ lành nghề đã lùi vào dĩ vãng; dù đã có các cơ chế, chính sách để giúp “sống lại” làng đóng thuyền truyền thống thôn Bến Đền, xã Trường Sơn nhưng thực tế vẫn không khả quan.
Ông Nguyễn Văn Tuyến - Chủ tịch UBND xã Trường Sơn chia sẻ: “Hiện nay, làng đóng thuyền Trường Sơn chỉ còn 2 xưởng hoạt động. Việc định hướng, tìm lối đi cho nghề đóng thuyền hiện vẫn rất khó khăn. Chính quyền địa phương đang nỗ lực để tìm các hướng phát triển kinh tế khác cho người dân nhằm tạo cuộc sống ổn định hơn”.
Theo Báo Hà Tĩnh
Tin liên quan
Tin mới hơn

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Theo dấu tằm tơ
09:37 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa
11:04 | 08/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
12:19 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi
12:15 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân