Hàng Khay - Phố khảm trai một thời độc quyền ở Viễn Đông
Nghề khảm trai gốc gác từ làng Chuôn Ngọ, thuộc xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây (cũ). Các cụ già trong làng kể rằng, có rất nhiều thợ khảm giỏi giang ở làng họ muốn nghề nghiệp được phát huy ở những nơi phồn hoa đô hội, liền tập hợp lại, mang theo cả gia đình ra Thăng Long làm ăn.
Phố Hàng Khay ra đời, công việc làm ăn ngày càng khấm khá, những người thợ cùng nhau dựng ngôi đền thờ tổ ở làng Cựu Lâu (phố Tràng Tiền ngày nay) để thờ tổ nghề. Làng Cựu Lâu sau bị phá để mở phố Tràng Tiền, vì thế đền thờ tổ cũng bị phá bỏ.
Phố Thợ Khảm (Rue des Incrusteurs) bắt đầu từ Đồn Thủy kéo dài ra đến tận Cửa Nam ngày nay.
Có một thuyết khác, nói cụ thể hơn về quá trình di dân từ làng Chuôn ra Hà Nội lập nên phố Hàng Khay.
Theo cụ Vũ Văn Trấn (người làng Chuôn), tổ năm đời nghề khảm làng Chuôn họ Vũ, tên là Vũ Văn Kim. Con cụ Kim là Vũ Văn Ngân cùng gia đình và một số thợ giỏi trong làng ra Hà Nội làm ăn và lập nên phố Hàng Khay, thời gian này được xác định vào khoảng thế kỷ 19.
Có nhiều ý kiến khác nhau, thêm vào đó tình hình tư liệu văn bản cũ quá nghèo nàn, nên thời điểm hình thành phố Hàng Khay khó có thể khẳng định chính xác.
Lùi ngược vài thế kỷ thì thấy, trên đất Thăng Long đã có nhiều thợ thủ công khéo tay; lại có những thợ thủ công gốc Nam Định lên Kinh kỳ lập nghiệp trải qua nhiều đời; đặc biệt, có những thợ thủ công mỹ nghệ rất giỏi nghề khảm trai gốc làng Chuyên Mỹ, Phú Xuyên, trấn Sơn Nam, lên hành nghề ở Thăng Long, rồi định cư ở đất này. Những thợ khảm trai và xà cừ gốc làng Chuyên Mỹ (tên Nôm là làng Chuôn) lên Thăng Long, sống tập trung tại làng Cựu Lâu và họ đã lập tại đây đền thờ Nguyễn Kim - Tổ nghề khảm trai Chuyên Mỹ. Làng Cựu Lâu ở vị trí thuộc khu vực phố Tràng Tiền, Hàng Khay ngày nay. Trải nhiều thời gian hành nghề trên đất Thăng Long - Hà Nội, đến thế kỷ XIX, kỹ nghệ chạm khảm có bước phát triển mạnh khi người Pháp đặt chân tới đất này. Các thợ thủ công đã có sự cạnh tranh khi nền kinh tế hàng hóa đã hình thành tại Hà Nội, khiến nhịp độ phát triển của nghề này càng nhanh. Và tất yếu, một phố nghề chính thức được ra đời, đó là phố Hàng Khảm.
Thời mới lập phố Hàng Khảm, đầu phố là Đồn Thủy, một đồn binh lớn, cuối phố, chỗ Cửa Nam thành Hà Nội, cũng có một trại lính Pháp, chỉ một quãng (tương đương Tràng Tiền - Hàng Khay ngày nay) là có nhà ở và cửa hiệu. Quãng phố này có một cổng lớn mở từ làng Cựu Lâu ra, nên gọi là cổng Cựu Lâu. Cổng này có hai trụ xây khá lớn, trên mỗi trụ có một con sư tử đá, tạo tác đơn giản nhưng oai nghiêm. Phố Hàng Khảm lúc ban đầu như A.Masson mô tả là “một con đường rộng chưa tới 3m đầy những hố nước tù đọng”. Và cũng theo A. Masson, chỉ một năm sau đã trở thành “một con đường rất rộng, chỉ còn thiếu những ngôi nhà kiểu châu Âu. Hai bên phố là những ngôi nhà lá. Hai, ba cửa hiệu của người Tàu, rất sạch và lịch sự, nằm đầu dãy các cửa hàng...”. Chính thời gian mở rộng đường phố đã phải phá bỏ cổng Cựu Lâu. Năm 1885, Đốc lý Hà Nội là Halais cho lập quy hoạch vùng quanh Hồ Gươm với một tiến trình là đến hết năm 1886 phải dỡ tất cả nhà lá và làm thay vào đó những ngôi nhà xây gạch lợp ngói. Có một dấu vết khá thú vị còn sót lại đến đầu thế kỷ XXI là trên “trán” ngôi nhà số 3 Hàng Khay vẫn còn dòng chữ đắp nổi năm xây nhà - 1886. Tuy nhiên, vào chính năm 1886, Tổng trú sứ Paul Bert qua đời, chính quyền thực dân cho cắt một đoạn phố Hàng Khảm, từ cửa ô Tây Long (khu vực Nhà hát Lớn ngày nay) đến ngã tư Hàng Giò, Hàng Thêu (ngã tư Bà Triệu, Lê Thái Tổ ngày nay), đặt tên là phố Paul Bert. Năm 1900, trên tạp chí Revue Indochinoise, ông Dumoutier, một học giả người Pháp, đã mô tả: “Mặt phố Paul Bert đoạn áp hồ (Gươm) toàn là nhà các thợ khảm. Những ngôi nhà này hẹp và thấp, xây bằng gạch, lợp ngói. Mặt trước nhà nào cũng có mái che lợp lá, gian giữa trông ra hồ...”.
Có một điều rất lạ là, khi chính quyền thực dân đặt tên phố Paul Bert năm 1886, nhiều người dân Hà Nội đã gọi đoạn trên phố, nơi vốn có trường đúc tiền, là Tràng Tiền, đoạn tiếp đó là Hàng Khay. Và, phần còn lại của phố Hàng Khảm nhưng không có nhà nào làm và bán đồ khảm trai, xà cừ, thì người ta cứ gọi là Trường Thi vì đây vốn là khu vực tổ chức thi Hương ngày xưa, ít lâu sau thì gọi là phố Tràng Thi. Và dần dần tên phố Hàng Khảm cũng lu mờ trong đời sống. Cho đến năm 1945, Tràng Tiền, Hàng Khay, Tràng Thi trở thành tên chính thức của ba phố ấy, và phố Hàng Khảm lùi sâu vào ký ức của Thăng Long - Hà Nội...
Khảm trai là một nghề thủ công mỹ nghệ cao cấp. Công việc chủ yếu của thợ là làm hoành phi, câu đối phục vụ cho các đình chùa và những đồ dùng đặc biệt như khảm sập gụ, tủ chè, bình phong, điếu ống, tráp trầu, hộp đựng thuốc lá... với những đề tài chọn trong các tích xưa theo đặt hàng của những người quyền quí.
Những cửa hiệu ở phố Hàng Khay vừa bán hàng vừa sản xuất ngay tại chỗ. Những người thợ khảm hành nghề theo qui mô từng gia đình, hoặc từng nhóm nhỏ gồm thợ cả, thợ đục, thợ giũa, tách và vài thợ phụ.
Trong cuốn sách Kỹ thuật của người An Nam in năm 1909, tác giả Oger đã nhận xét: “Thợ khảm là nhà nghệ thuật chân chính, nhẫn nại và khéo tay vô cùng. Họ biết phối hợp các màu sắc của vỏ trai để có sự hoà sắc đẹp mắt, làm cho bức khảm trở nên rực rỡ. Chính vì thế mà nghệ thuật khảm Việt Nam nổi trội lên gần như độc quyền ở Viễn Đông. Những sản phẩm của người thợ khảm Việt Nam tốt hơn nhiều nếu so với sản phẩm của người thợ khảm Quảng Đông”.
Vẻ đẹp vĩnh hằng
Khảm trai có thể chia thành hai loại lớn là khảm lên sản phẩm bằng gỗ, đồng, đồi mồi... và khảm (trai) sơn mài.
Cũng như ở Nhật Bản và Trung Quốc, nghề sơn mài cùng những sản phẩm sơn mài ở ta đã có từ rất sớm, nhưng sự phối hợp giữa sơn mài và khảm trai thì chỉ mới thịnh hành vào đầu thế kỷ này, khi mà trình độ dân trí cùng với giao thông và thị trường mở rộng tới khắp mọi miền.
Mới đầu, chỉ có khảm trai trên các sản phẩm gỗ mà thôi. Trong đó, gỗ trắc được ưa chuộng nhất vì thớ mịn mà lại rắn. Màu nền của gỗ có ánh đỏ, hồng, đối màu với các hoạ tiết trai ốc tạo nên màu sắc tương phản nổi bật rất đẹp mắt.
Ít thế kỷ sau, xuất hiện thêm các sản phẩm khảm trai trên đồng, rồi muộn hơn nữa là khảm trai trên đồi mồi.
Còn căn cứ vào tính hữu dụng thẩm mỹ, ta có thể chia các sản phẩm của làng Chuôn thành hai loại lớn, đồ thờ cúng và đồ gia dụng.
Đồ thờ gồm: núi thờ, hoành phi câu đối các cỡ, án thư, hòm sắc các cỡ, ống quyển, bao kiếm khảm hình rồng, thẻ bài các kiểu...
Đồ gia dụng và khánh tiết gồm các loại như đĩa khảm cá hay hoa, khay, quả trầu, hộp mỹ phẩm, lọ hoa các cỡ, bàn cờ, bình phong, sập, tủ chè và tủ chùa, bàn ghế...
Ảnh internet
Ngoài những sản phẩm kể trên, người thợ Chuôn còn khảm tuỳ theo yêu cầu đặt hàng của khách như cán tẩu thuốc lá, cán ba toong, khảm trai trên nậm rượu bằng đồng đúc, trên vòng gỗ hoặc đá.
Tuỳ theo giá trị của vật phẩm mà người thợ chọn vật liệu khảm như trai, ốc... cho phù hợp. Những hoạ tiết khảm xà cừ nhìn chính diện óng ánh màu hồng sáng, nhìn chéo lại rực lên ánh sáng của những ngọn lửu màu ngọc lục huyền bí. Giá trị của cái đẹp vĩnh hằng ở những sản phẩm khảm một phần cũng ở cái ánh sáng huyền bí đó.
Ngoài trai ngọc, trong số vật liệu khảm còn có một loại ốc được nhập khẩu từ Singapore, đôi khi được dùng để chạm nổi phối hợp với mảnh ngà voi theo cách của người Nhật. Loại vỏ này được dùng trang trí trên các tấm bình phong lớn, đôi khi chúng còn được gắn trên mái đình chùa. Ngoài ra còn có loài ốc Nhật Bản với cái tên là “Tai gấu”, loại này màu sắc lốm đốm, rực rỡ có nhiều ở vịnh Bắc Bộ.
Sau khi tư bản Pháp đổ xô về đây xây dựng công sở, hãng buôn, Hàng Khay đã trở thành một đường phố sang nhất và “Tây” nhất Hà Nội, những cửa hàng khảm trai dần bị co lại.
Hiện , tuy Hàng Khay chỉ còn một đôi hàng bán đồ chạm khảm, nhưng đã xuất hiện nhiều đường phố bán và sản xuất mặt hàng khảm trai của thợ làng Chuôn tại thủ đô Hà Nội.
Theo khoe365.nguoiduatin.vn
Tin liên quan
Tin mới hơn

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ
15:04 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Đưa sản phẩm làng nghề đến gần hơn với thế giới
15:03 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Trăn trở nghề hấp cá ở xã Cửa Việt
10:42 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đặc sản Hà Nội - Bánh gai làng Giá
10:11 | 14/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ
15:04 Làng nghề, nghệ nhân

Cà Mau có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia
15:04 OCOP

HTX năng động - động lực then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Ninh
15:04 Nông thôn mới

Phát triển OCOP: 3 thay đổi lớn
15:03 Tin tức

Chương trình mục tiêu quốc gia tạo chuyển biến mạnh trong giáo dục vùng cao
15:03 Nông thôn mới