Hà Nội: Hiệu quả từ mô hình nuôi cá “sông trong ao”
Hà Nội có tiềm năng nuôi trồng thủy sản lớn với diện tích 24.000ha. Thời gian qua, các hộ đẩy mạnh nuôi theo hướng VietGAP, hữu cơ, công nghệ cao, tập trung tại các huyện: Ứng Hòa, Chương Mỹ, Thanh Trì… cho năng suất gấp 6-8 lần so với phương pháp nuôi truyền thống, đạt trung bình 3,5 tỷ đồng/ha/năm. Không chỉ nâng cao chất lượng cá thương phẩm, các mô hình này còn giảm được rủi ro từ dịch bệnh…
Chuyển đổi ruộng trũng thành ao nuôi cá
Về tham quan mô hình HTX thuỷ sản công nghệ cao Đại Áng vào thời điểm ban sáng mới thấy rõ sự tất bật, nhộn nhịp của những người nông dân nơi đây.
Anh Nguyễn Văn Thiêm - Giám đốc HTX Thủy sản công nghệ cao Đại Áng đang tất bật chuẩn bị kéo mẻ cá mới cho hào hứng cho biết: khu vực này trước đây là ruộng trũng được chuyển đổi thành ao nuôi cá. “Sông trong ao” là mô hình nuôi cá sạch theo công nghệ của Mỹ, nhằm tạo dòng chảy ổn định trong một phạm vi hẹp bằng việc bơm tăng cường oxy vào các bể nuôi cá có chiều rộng 5m, chiều dài 25m. Đầu bể có máy thổi hút khí, bơm nước vào tạo dòng chảy theo kiểu sông chảy trong bể để cho cá được nuôi trong một môi trường nước giàu oxy. Bể có hệ thống sục khí và thu dọn phân cá lắng xuống ở cuối bể nên ruột cá sạch. Việc tạo dòng chảy với thói quen của cá là thích vận động bơi ngược dòng nên cá nuôi ở đây thịt săn chắc hơn cá nuôi tự nhiên. Hơn nữa, theo dõi được sự phát triển của cá và sớm phát hiện sớm được bệnh tật của cá.
![]() |
HTX Thủy sản công nghệ cao Đại Áng sơ chế sản phẩm cá trước khi ra thị trường. |
Đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, cá chất lượng cao, chắc, thơm, thịt, ngon hơn so với những dòng cá nuôi theo phương pháp truyền thống.
Anh Thiêm cho biết, nước ao được xử lý bằng vi sinh, loại bỏ khí thải, các chất tồn lưu ở đáy ao, dùng vôi bột diệt khuẩn để tạo dòng chảy sạch vào các bể nuôi cá theo quy chuẩn môi trường nước sạch của công nghệ Mỹ. Việc nuôi cá trong bể cũng rất tiện cho việc thu hoạch cá và làm sạch môi trường ao. Thức ăn nuôi cá được sản xuất theo công nghệ Mỹ bảo đảm tiêu chuẩn VietGAP. Các loại cá nuôi trong môi trường sạch này gồm: Trắm, chép, rô phi, diêu hồng… trong đó rô phi là loại cá đang được thị trường tiêu thụ khá tốt.
Anh Thiêm còn cho biết, mô hình thí điểm nuôi cá sạch “sông trong ao”, được huyện hỗ trợ 30% kinh phí cá giống ban đầu. Vì việc ứng dụng công nghệ cao đòi hỏi chi phí lớn nên huyện xác định trong 3 - 5 năm đầu tiên HTX gặp khó khăn, huyện sẽ song hành và hỗ trợ cùng đơn vị.
Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Anh, Trưởng phòng kinh tế huyện Thanh Trì: Chuỗi liên kết tiêu thụ thủy sản với mô hình nuôi thủy sản công nghệ cao “sông trong ao” tại xã Đại Áng, bắt đầu đưa vào sản xuất từ tháng 8/2018 với 15 bể nuôi trên diện tích 10ha ao, thu khoảng 300 tấn cá/năm cao 1,8 lấn so với nuôi truyền thống trên cùng diện tích. Mô hình đã được cấp giấy chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩnVietGAP, các sản phẩm của mô hình thường xuyên được các cơ quan chức năng của Thành phố lấy mẫu đi kiểm tra và đều đảm bảo các tiêu chí về ATTP. Mô hình đã liên kết với đơn vị cung cấp thực phẩm cho các bếp ăn tập thể để tiêu thụ sản phẩm với sản lượng khoảng 8 tấn cá/tháng.
Hiệu quả từ liên kết chuỗi
Anh Nguyễn Văn Thiêm - Giám đốc HTX thuỷ sản công nghệ cao Đại Áng cho biết thêm, đến nay mô hình này đã sản xuất ổn định với sản lượng đạt khoảng 300 tấn cá/năm cao 1,8 lần so với nuôi truyền thống, doanh thu đạt 15 tỷ đồng/năm, mang lại công ăn việc làm cho khoảng 30 lao động trong khu vực.
Việc nuôi cá theo mô hình áp dụng công nghệ góp phần tích cực trong bảo vệ môi trường. HTX luôn đảm bảo quy trình khép kín, cá nuôi trong bể sạch, được sục khí, hút phân thường xuyên nên không có mùi tanh.
Ngoài ra, người nuôi có thể tận dụng lượng chất thải được thu gom, sử dụng làm phân bón trong trồng trọt, nâng cao hiệu quả kinh tế như: xương cá có thể ngâm để tưới cây hoặc nghiền ra để ngâm vi sinh làm thức ăn cho cá.
![]() |
Sản phẩm sau khi chế biến |
Ông Nguyễn Văn Hưng – Phó chủ tịch UBND huyện Thanh Trì cho biết, triển vùng nuôi trồng thủy sản tập trung được coi là một nhiệm vụ trong tâm để phát triển kinh tế nông nghiệp. Vì vậy hàng năm xã Đại Áng phối hợp với huyện Thanh Trì ban hành các nội dung hỗ trợ phát triển vùng nuôi trồng thủy sản, hỗ trợ kinh phí chuyển đổi từ trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi thủy sản, hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng, hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất mới, đưa các giống thủy sản năng suất, chất lượng cao vào sản xuất như cá rô phi đơn tính, tôm càng xanh, cá chẽm, mô hình nuôi cá chép dòng V1...
Mô hình thí điểm của HTX Đại Áng (huyện Thanh Trì,TP. Hà Nội) đã tạo doanh thu, việc làm cho lao động nông thôn. Đồng thời, nâng cao sự sáng tạo của người nông dân trong khai thác các thế mạnh nông nghiệp.
Để các Hợp tác xã phát triển bền vững, Hà Nội cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ rất thiết thực, hiệu quả. Điển hình như các xã viên của HTX thuỷ sản công nghệ cao Đại Áng huyện Thanh Trì. Từ nguồn ngân sách nhà nước, HTX đã được đầu tư trang thiết bị để xây dựng nhà xưởng tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Chia sẻ về định hướng phát triển lĩnh vực này, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường thông tin, giai đoạn 2022-2025, Hà Nội định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản tại 6 huyện, trong đó: Khoảng 47ha tại huyện Mỹ Đức; 43ha tại huyện Ba Vì; 2 huyện: Quốc Oai, Phú Xuyên - mỗi địa phương phát triển 22ha; 21ha tại huyện Chương Mỹ; 5ha tại huyện Phúc Thọ. Trước mắt, ngành Nông nghiệp triển khai một số mô hình nuôi trồng thủy sản hữu cơ tại các địa phương có lợi thế để từng bước nhân rộng.
Cùng với đó, Sở NN&PTNT Hà Nội tiếp tục nghiên cứu, đề xuất thành phố ban hành một số chính sách đặc thù nhằm khuyến khích nuôi trồng thủy sản hữu cơ. Về lâu dài, các huyện, thị xã cần chú trọng nghiên cứu, xây dựng kế hoạch nuôi trồng thủy sản theo lợi thế, hằng năm bố trí ngân sách thực hiện nhiệm vụ phát triển nông nghiệp hữu cơ nói chung, nuôi trồng thủy sản nói riêng, qua đó tạo nguồn thực phẩm sạch, hướng tới xây dựng thương hiệu thủy sản Hà Nội.
Trang thông tin có sự phối hợp của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội
Tin liên quan
Tin mới hơn

Sơn La nâng cao thu nhập của người dân từ trồng mận tam hoa
11:07 | 08/05/2025 Khuyến nông

Chính sách bảo vệ môi trường trong nông nghiệp: Hướng tới mô hình xanh, an toàn, bền vững
10:46 | 08/05/2025 Khuyến nông

Tăng hiệu quả, giảm phát thải từ mô hình sản xuất lúa SRI
12:07 | 05/05/2025 Khuyến nông

Sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng trưởng trong quý I
14:43 | 10/04/2025 Khuyến nông

Hiệu quả của mô hình hợp tác xã dược liệu ở Phú Xuyên
10:03 | 06/03/2025 Khuyến nông

Phát triển nông sản chủ lực của Hà Nội: Chú trọng chất lượng, thương hiệu
09:48 | 06/03/2025 Khuyến nông
Tin khác

Nông dân Hà Nội phòng, chống mưa rét cho cây trồng, vật nuôi
10:17 | 27/02/2025 Khuyến nông

Hiệu quả mô hình nuôi dê sinh sản tại xã Thiện Nghiệp
10:46 | 24/02/2025 Khuyến nông

Mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hiệu quả cao
14:57 | 20/02/2025 Khuyến nông

9 quận, huyện của Hà Nội lấy đủ nước gieo cấy vụ xuân
10:22 | 18/02/2025 Khuyến nông

Ở vùng rau VietGAP Phú Long
10:29 | 17/02/2025 Khuyến nông

Phát huy hơn nữa ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
10:18 | 17/02/2025 Khuyến nông

Bộ NN&PTNT đốc thúc 11 tỉnh thành tập trung lấy nước gieo cấy vụ Xuân 2025
15:38 | 04/02/2025 Khuyến nông

Trải nghiệm vườn nho kẹo trĩu quả tại Cần Thơ
11:13 | 31/01/2025 Khuyến nông

Sơn La đột phá trong phát triển nông nghiệp
10:33 | 08/01/2025 Khuyến nông

Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi cá chim vây vàng
10:22 | 18/12/2024 Khuyến nông

Mê Linh: Tập trung sản xuất vụ Đông năm 2024.
09:53 | 11/11/2024 Khuyến nông

Bình Định: Mô hình du lịch canh nông thu hút khách du lịch
09:54 | 06/11/2024 Du lịch làng nghề

Sản xuất lúa tập trung gắn với tiêu thụ sản phẩm
08:49 | 05/11/2024 Khuyến nông

Những kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm 2024 của khuyến nông Hà Nội
10:13 | 03/11/2024 Khuyến nông

Tích cực triển khai các chương trình hỗ trợ phát triển nông nghiệp
12:12 | 31/10/2024 Khuyến nông

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân