Hà Nội: 29°C Hà Nội
Đà Nẵng: 27°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 27°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 27°C Thừa Thiên Huế

Giúp lao động làng nghề tiếp cận an sinh xã hội

LNV - Hiện cả nước có khoảng 11 triệu lao động trong các làng nghề, nhưng tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng như bảo hiểm xã hội tự nguyện còn thấp. Điều này dẫn đến nguy cơ lọt lưới an sinh với nhóm đối tượng này khi họ hết tuổi lao động.

Lao động làng nghề: Lực lượng lớn với hơn 11 triệu người

Hiện cả nước có 5.407 làng nghề đang hoạt động, trong đó có 1.748 làng nghề truyền thống, thu hút khoảng 11 triệu lao động và mang lại kim ngạch xuất khẩu khoảng 1,7 tỷ USD/năm. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra những cơ hội, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức lớn đối với các làng nghề, nhất là đối với những cơ sản xuất nhỏ lẻ, sản phẩm tụt hậu, chất lượng lao động thấp.

Đây là thông tin từ tọa đàm với chủ đề “Để lao động làng nghề tiếp cận an sinh xã hội” diễn ra chiều 22/5 tại huyện Ứng Hòa (Hà Nội). Sự kiện do Báo Kinh tế và Đô thị, Tổ chức ActionAid quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp tổ chức, nằm trong khuôn khổ các hoạt động của chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng năm 2024”.

Tại tọa đàm, các chuyên gia đã cùng trao đổi để đưa ra các giải pháp, đề xuất các chính sách để góp phần bảo đảm chính sách an sinh xã hội, nâng cao tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động tại làng nghề.

Giúp lao động làng nghề tiếp cận an sinh xã hội ảnh 1
Các đại biểu dự tọa đàm.

Các đại biểu rất quan tâm đến việc thu hút, khuyến khích lao động làng nghề tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Đây được coi đây là một trong những chính sách an sinh xã hội có ý nghĩa quan trọng giúp người lao động tự do, người có thu nhập thấp có cuộc sống ổn định khi không còn khả năng lao động.

Hiện cả nước có 5.407 làng nghề đang hoạt động, trong đó có 1.748 làng nghề truyền thống, thu hút khoảng 11 triệu lao động.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một trong những chính sách an sinh xã hội có ý nghĩa quan trọng giúp người lao động tự do, người có thu nhập thấp có thể bảo đảm cuộc sống khi không còn khả năng lao động. Tuy nhiên, nhiều lao động ở các làng nghề chưa quan tâm tham gia loại hình bảo hiểm này. Nguyên nhân là vì chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện chưa thực sự hấp dẫn với lao động khu vực phi chính thức; nhiều thông tin về chính sách chưa tiếp cận được với lao động làng nghề.

Chia sẻ từ thực tế, ông Ngô Xuân Giang, Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện Ứng Hòa (Hà Nội) cho biết, là huyện thuần nông, đời sống kinh tế của người dân trên địa bàn huyện còn gặp nhiều khó khăn, có mức sống trung bình. Mặt khác, huyện Kim Bảng (tỉnh Hà Nam), một khu vực có nhiều khu công nghiệp, ở ngay cạnh Ứng Hòa nên đã thu hút nhiều lao động địa phương sang làm việc ở đây. Vì thế, trên địa bàn chỉ còn lại những người trung niên, người già không có khả năng lao động để tạo thu nhập ở nhà. Thực trạng này dẫn đến việc tham gia bảo hiểm xã hội nói chung và bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Ứng Hòa đạt thấp.

Thí dụ như, xã Quảng Phú Cầu, nơi nổi tiếng với nghề làm tăm hương truyền thống, có dân số 12.656 người. Số trong độ tuổi lao động 7.379 với mức thu nhập bình quân là 72 triệu đồng/năm/lao động nhưng hiện tại chỉ có 88 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Trong thực tế, có người dân sẵn sàng chi cả chục triệu đồng một năm để tham gia bảo hiểm thương mại, nhưng lại cân nhắc với số tiền vài trăm đồng hoặc hơn 1 triệu đồng để tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Lý do chính là họ chưa hiểu chính xác về về chính sách an sinh xã hội của Nhà nước.

Ông Giang cũng nhấn mạnh, chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện đã được Nhà nước hỗ trợ các mức đóng hợp lý để tạo thuận lợi cho người dân tham gia, được hưởng các chế độ khi về già. Đây là chính sách đó rất nhân văn của Đảng và Nhà nước, giúp người dân được tiếp cận chế độ hưu trí và tử tuất.

Đặc biệt, thành phố Hà Nội hỗ trợ thêm cho người dân trên địa bàn Thủ đô trong thời gian từ tháng 8/2022 đến 31/12/2025 với mức hỗ trợ bằng Chính phủ hỗ trợ. Như vậy, người dân Hà Nội đã được hỗ trợ hai lần. Với lao động địa phương của huyện chủ yếu ở lứa tuổi trung niên, không có việc làm ổn định, thu nhập thấp, việc tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là khó khăn do còn phụ thuộc vào gia đình, con cái. Đối với lao động trẻ có sức khỏe, họ chỉ nghĩ đến thu nhập trước mắt, mà chưa nghĩ đến tương lai lâu dài. Đây cũng là một trong những khó khăn trong việc tuyên truyền để người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Giảm nguy cơ lọt lưới an sinh với lao động làng nghề

Chia sẻ tại tọa đàm, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) Tạ Việt Anh cho biết, làng nghề đóng vai trò quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, trực tiếp giải quyết việc làm cho người lao động lúc nông nhàn, góp phần tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Giúp lao động làng nghề tiếp cận an sinh xã hội ảnh 2
Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam Tạ Việt Anh chia sẻ tại tọa đàm.

Lợi ích của việc phát triển làng nghề không chỉ phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động địa phương mà còn góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.

Điểm chung của nhiều làng nghề là thường nằm trên các trục giao thông đường bộ hay đường sông. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các điểm/tuyến du lịch lữ hành. Ngoài những lợi thế như cảnh quan thiên nhiên, vị trí địa lý, nét văn hóa đặc sắc, các làng nghề còn có sức hút đặc biệt bởi mỗi làng lại gắn với một vùng văn hóa hay các di tích lịch sử.

Trong thực tế, thu nhập bình quân của lao động tại các làng nghề cao hơn gấp 2-3 lần lao động thuần nông. Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực có làng nghề thấp hơn nhiều so với tỷ lệ hộ nghèo trong cả nước, qua đó, góp phần ổn định an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động tại làng nghề tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện rất thấp. Điều này dẫn đến nguy cơ lọt lưới an sinh khi người dân hết tuổi lao động, tạo gánh nặng cho con cái, cộng đồng khi về già.

Một phần lý do của tình trạng trên là thu nhập lao động làng nghề thu nhập cũng chưa ổn định. Một trong những lý do quan trọng nữa là các thủ tục, cơ chế chính sách của bảo hiểm xã hội chưa thật sự thông thoáng, thuận tiện, chưa hấp dẫn người dân. Hiện tại, những người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mới có hai chế độ hưu trí và tử tuất.

Qua 7 năm thực hiện, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 chưa có sự phân định cụ thể về lao động làng nghề tham gia bảo hiểm xã hội. Nhưng qua khảo sát tại các làng nghề, có thể thấy, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là rất thấp, có những rào cản khiến lao động chưa mặn mà với chính sách này.

Ông Tạ Việt Anh nhấn mạnh, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) dự kiến được đưa ra thảo luận tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV vào cuối tháng 5 này. Dự thảo Luật đang bám sát 5 nhóm chính sách cụ thể. Đó là: Xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng, linh hoạt; mở rộng diện bao phủ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội; mở rộng diện bao phủ đối tượng thụ hưởng bảo hiểm xã hội (lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội); bổ sung nội dung quy định quản lý thu, đóng bảo hiểm xã hội; đa dạng hóa danh mục, cơ cấu đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội theo nguyên tắc an toàn, bền vững, hiệu quả.

Đại diện của AFV hy vọng, trong lần bàn thảo của kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) sẽ giữ được các điều khoản nhằm tạo điều kiện cho mục tiêu bao phủ bảo hiểm xã hội toàn dân.

Chủ đề: Sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Đề nghị bổ sung nguyên tắc xác định mức tham chiếu

Hôm nay, Quốc hội dành cả ngày thảo luận dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Tăng mức trợ cấp thai sản để khuyến khích lao động phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Ngân Anh - Thu Hường

Tin liên quan

Tin mới hơn

Làng nghề “làm nhà” cho chim cảnh

Làng nghề “làm nhà” cho chim cảnh

LNV - Nghề làm lồng chim ở làng Canh Hoạch đã có từ lâu đời có hơn 1000 hộ làm lồng chim. Người được coi là ông tổ làng nghề phải kể đến cố nghệ nhân Nguyễn Văn Tý. Sau này, cụ Nguyễn Văn Tý truyền nghề cho con trai là Nguyễn Văn Nghi (cụ Ba Mi). Sinh thời, cụ Nguyễn Văn Nghi nức tiếng trong vùng bởi có "đôi tay vàng".
Tương làng Bợ - Sản phẩm OCOP 4 sao nức tiếng gần xa

Tương làng Bợ - Sản phẩm OCOP 4 sao nức tiếng gần xa

OVN - Dù có nhiều giai đoạn thăng trầm, nghề làm tương ở Làng Bợ (xã Thạch Đồng, huyện Thanh Thủy, Phú Thọ) vẫn nức tiếng gần xa nhờ hương vị thơm ngon. Sản phẩm đạt chất lượng OCOP 4 sao vừa góp phần tăng thu nhập cho người dân, đồng thời cũng lưu giữ được hồn cốt của làng quê ven sông Đà.
Bình Định: Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1

Bình Định: Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1

LNV - Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1, phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn là một trong 5 làng nghề được tỉnh Bình Định lựa chọn để tập trung hỗ trợ phát triển trong giai đoạn 2023-2025 trở thành điểm du lịch làng nghề.
Phụ nữ Thủ đô: Bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm nghề truyền thống

Phụ nữ Thủ đô: Bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm nghề truyền thống

LNV - Sáng 27/6, tại quận Tây Hồ, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức hội thảo “Vai trò của phụ nữ trong bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội”, với sự tham gia của Hội LHPN 15 quận huyện, đại diện các nghệ nhân, làng nghề truyền thống…
Khai mạc kỳ họp thứ mười bảy HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI

Khai mạc kỳ họp thứ mười bảy HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI

LNV - Sáng 1-7, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã khai mạc kỳ họp thứ mười bảy-kỳ họp giữa năm để xem xét, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền.
Phú Yên: Khảo sát hoạt động làng nghề bánh tráng Long Bình phục vụ phát triển du lịch cộng đồng

Phú Yên: Khảo sát hoạt động làng nghề bánh tráng Long Bình phục vụ phát triển du lịch cộng đồng

LNV - Sở NN&PTNT vừa phối hợp UBND huyện Đồng Xuân, Trung tâm Xúc tiến du lịch (Sở VHTT&DL), Công ty TNHH Du hành Đại Hữu, Trường phổ thông Duy Tân tiến hành khảo sát, đánh giá hoạt động làng nghề bánh tráng Long Bình để gắn với phát triển du lịch cộng đồng nông thôn tại khu phố Long Bình, thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân.

Tin khác

Hà Nam: Phát triển đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi góp phần gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa làng nghề

Hà Nam: Phát triển đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi góp phần gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa làng nghề

LNV - Nghệ nhân, thợ giỏi được xem là hạt nhân của các làng nghề, làng nghề truyền thống. Do đó, những năm qua, tỉnh Hà Nam đặc biệt quan tâm thực hiện tốt việc bồi dưỡng, phát triển đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi nhằm góp phần gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa làng nghề.
Nghề truyền thống Huế se duyên cùng áo dài

Nghề truyền thống Huế se duyên cùng áo dài

LNV - Những tà áo dài được các nhà thiết kế sáng tạo dựa trên nền tảng các giá trị làng nghề truyền thống xứ Huế được trình diễn giữa sân khấu cộng đồng khiến người xem hào hứng, bất ngờ.
Cao Bằng: Chú trọng phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn

Cao Bằng: Chú trọng phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn

LNV - Cao Bằng có nhiều làng nghề truyền thống lâu đời, đây là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, mang tính cộng đồng cao. Việc phát triển các làng nghề ở nông thôn bền vững sẽ tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lao động ở nông thôn, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Phú Thọ: gìn giữ, phát triển làng nghề truyền thống

Phú Thọ: gìn giữ, phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Xã Hùng Việt, huyện Cẩm Khê được biết đến là làng đa nghề bởi nơi đây có tới 3 nghề truyền thống có tuổi đời vài chục năm đang được người dân gắn bó, gìn giữ và phát triển, tạo ra những sản phẩm chất lượng, có sức cạnh tranh trên thị trường.
Thừa Thiên Huế: Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống

Thừa Thiên Huế: Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống

LNV - Là địa phương có khá nhiều nghề, nghề truyền thống (NTT) và làng nghề truyền thống (LNTT) nên để khôi phục, bảo tồn và phát triển, TP. Huế đã và đang triển khai nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái, thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.
Nghệ nhân trẻ đam mê nghề điêu khắc, tạo tác các tác phẩm từ gỗ

Nghệ nhân trẻ đam mê nghề điêu khắc, tạo tác các tác phẩm từ gỗ

LNV - Công ty TNHH đầu tư và thương mại gỗ VIETHOME có trụ sở tại số 3/194, phố Trần Kiên, quận Kiến An, TP Hải Phòng. Ngành nghề sản xuất kinh doanh: thi công Chùa cổ, chế tác đồ thờ, tượng phật, tượng tứ phủ, bàn thờ, cửa võng, hoành phi, câu đối...Mới thành lập được chưa đầy 10 năm Công ty đã có nhiều công trình, sản phẩm đặc sắc đóng góp cho cộng đồng, luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế với Nhà nước, góp phần ổn định an sinh xã hội. Đi với đó rất chú trọng việc đào tạo, truyền dạy nghề cho thế hệ kế cận, mỗi năm đào tạo thành nghề cho trên 20 thợ.
Nghệ nhân thêu ren trẻ nhiệt huyết với nghề thêu ren, đan móc truyền thống

Nghệ nhân thêu ren trẻ nhiệt huyết với nghề thêu ren, đan móc truyền thống

LNV- Thành phố Hải Phòng một thời nghề thêu ren, đan móc được coi là rất phát triển, những thợ thêu ren, đan móc lành nghề không chỉ có ở các Công ty, nhà máy mà ngay trong nội đô thành phố cũng có những tổ đan len, thêu ren...tại nhiều vùng quê ngoại thành cũng có HTX thêu ren, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn người lao động, nhất là lao động nữ đủ mọi lứa tuổi. Các sản phẩm thời đó ngoài tiêu thụ trong nước còn được xuất khẩu ra thị trường quốc tế như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên Xô (cũ), châu Âu ... những năm tháng đó, thêu, ren, đan, móc cũng là nghề mang lại thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình và trở thành ngành nghề thủ công quan trọng, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của địa phương cũng như kim ngạch xuất khẩu của đất nước.
Bình Định Làng nghề trồng hoa Bình Lâm chính thức được công nhận làng nghề

Bình Định Làng nghề trồng hoa Bình Lâm chính thức được công nhận làng nghề

LNV - Làng nghề trồng hoa Bình Lâm, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước hình thành trong đời sống người dân từ lâu. Làng nghề được công nhận sẽ là động lực, khuyến khích người dân địa phương tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh, duy trì phát triển làng nghề ngày càng hiện đại, văn minh, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững.
Phú Thọ: Hồi sinh làng nghề dệt thổ cẩm ở xóm Chiềng

Phú Thọ: Hồi sinh làng nghề dệt thổ cẩm ở xóm Chiềng

LNV - Nghề dệt là di sản quý giá, niềm tự hào, biểu tượng cho bản sắc văn hóa, truyền thống lâu đời đối với đồng bào Mường ở xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn. Thế nhưng “báu vật” này đang đối diện với nguy cơ thất truyền...
Thanh Hoá: Bảo tồn giá trị văn hóa làng nghề gắn với phát triển du lịch

Thanh Hoá: Bảo tồn giá trị văn hóa làng nghề gắn với phát triển du lịch

LNV - Huyện Bá Thước luôn xác định việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa làng nghề gắn với phát triển du lịch là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, trong đó phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng là điểm nhấn để tạo nên thương hiệu cho du lịch Bá Thước.
Nghề vá lưới biển

Nghề vá lưới biển

LNV - Người dân ở khu vực Cảng cá Hòn Rớ, xã Phước Đồng (TP. Nha Trang) chủ yếu sống bằng nghề khai thác hải sản xa bờ. Sau những đợt ra khơi dài ngày trở về, những tấm lưới đánh cá của ngư dân thường bị rách do vướng phải đá ngầm, san hô hoặc sợi cước bị mục vì sử dụng lâu ngày. Vì vậy, sau mỗi chuyến biển, các chủ tàu lại thuê thợ vá lại lưới để chuẩn bị cho chuyến ra khơi tiếp theo. Do đó, nghề vá lưới từ lâu đã là sinh kế của nhiều phụ nữ miền biển để có thêm thu nhập cho gia đình.
Nghệ nhân trẻ tâm huyết với nghề đúc truyền thống - nghiên cứu áp dụng công nghệ mới góp phần bảo vệ môi trường Làng nghề

Nghệ nhân trẻ tâm huyết với nghề đúc truyền thống - nghiên cứu áp dụng công nghệ mới góp phần bảo vệ môi trường Làng nghề

LNV - Nghệ nhân bàn tay vàng Nguyễn Thế Uy sinh năm 1979, Giám đốc Công ty TNHH MTV BK- trụ sở tại thôn Văn Cú, xã An Đồng, huyện An Dương, TP Hải Phòng, quê hương của anh là làng đúc truyền thống thuộc xã Mỹ Đồng, huyện Thuỷ Nguyên, anh sinh ra trong gia đình đã có 3 thế hệ làm nghề đúc.
Tạp chí Làng nghề Việt Nam tổ chức kỷ niệm 99 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam.

Tạp chí Làng nghề Việt Nam tổ chức kỷ niệm 99 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam.

LNV - Ngày 20/6, tại Hà Nội, Tạp chí Làng nghề Việt Nam tổ chức Kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024). Tham dự buổi gặp mặt có nhà giáo ưu tú Trịnh Quốc Đạt - Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, ông Nguyễn Ngọc Lâm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, ông Nguyễn Như Chinh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, TS Vi Khải - Phó Chủ tịch hội đồng tư vấn, cùng đại diện nhiều cơ quan, đơn vị, làng nghề, nghệ nhân. Hội viện và phóng viên, nhà báo của Tạp chí.
Làng nghề phở Vân Cù - Nét đẹp văn hoá ẩm thực Việt

Làng nghề phở Vân Cù - Nét đẹp văn hoá ẩm thực Việt

LNV - Nằm ẩn mình bên bờ sông Hồng thơ mộng, làng Vân Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm phở gia truyền. Trải qua hơn 100 năm hình thành và phát triển, phở Vân Cù đã trở thành thương hiệu ẩm thực uy tín, góp phần tô điểm cho bức tranh văn hóa ẩm thực phong phú của Việt Nam.
Tây Ninh: Phát triển ngành nghề nông thôn dựa trên lợi thế địa phương

Tây Ninh: Phát triển ngành nghề nông thôn dựa trên lợi thế địa phương

LNV - Trong năm 2024, tỉnh Tây Ninh định hướng phát triển ngành nghề nông thôn dựa trên tiềm năng, phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội hiện có tại địa phương.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Quảng Ngãi: Nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Quảng Ngãi: Nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

lnv - Tỉnh Quảng Ngãi đang tập trung thực hiện hiệu quả, đồng bộ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024, nhằm nâng cao chất lượng, quy mô sản xuất và thương hiệu của các sản phẩm OCOP theo hướng “Phát huy giá trị tài nguyên bản địa, truyền tải về văn hóa, tri thức dân gian của địa phương”.
Huyện Yên Định (Thanh Hóa): Phấn đấu về đích Nông thôn mới nâng cao

Huyện Yên Định (Thanh Hóa): Phấn đấu về đích Nông thôn mới nâng cao

LNV - Huyện Yên Định phấn đấu đạt huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2024 nên còn rất nhiều việc phải làm và tập trung cao, chỉ đạo quyết liệt, nỗ lực lớn mới hoàn thành.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Vạn Thắng xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Vạn Thắng xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

LNV - Cách trung tâm huyện 07 km, Vạn Thắng là xã thuộc vùng nội đồng của huyện Ba Vì (Hà Nội), có tổng diện tích đất tự nhiên 990,67 ha, dân số 3.904 hộ, 16.469 nhân khẩu cư trú tại 07 thôn trong xã. Nền kinh tế của xã đa thành phần, gồm sản xuất nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi và công nghiệp, thương mại dịch vụ.
Trà Vinh chương trình khuyến công có trọng tâm, trọng điểm

Trà Vinh chương trình khuyến công có trọng tâm, trọng điểm

LNV - Khuyến công Trà Vinh hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, tập trung các cơ sở có sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP, sản phẩm nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, sản phẩm chủ lực của tỉnh… phù hợp với tiềm năng, lợi thế, khai thác thế mạnh của địa phương.
Làng nghề “làm nhà” cho chim cảnh

Làng nghề “làm nhà” cho chim cảnh

LNV - Nghề làm lồng chim ở làng Canh Hoạch đã có từ lâu đời có hơn 1000 hộ làm lồng chim. Người được coi là ông tổ làng nghề phải kể đến cố nghệ nhân Nguyễn Văn Tý. Sau này, cụ Nguyễn Văn Tý truyền nghề cho con trai là Nguyễn Văn Nghi (cụ Ba Mi). Sinh thờ
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động