Giữ lửa nghề truyền thống làng Phạm Pháo
![]() |
Ông Nguyễn Văn Cường (65 tuổi, làng Phạm Pháo, Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) là thế hệ thứ 2 trong gia đình làm nghề kèn đồng. |
Nghề làm kèn ở Phạm Pháo có từ lâu đời, gắn liền với lịch sử đạo Công giáo tại địa phương. Theo lời kể, hơn 500 năm trước, khi đạo Công giáo du nhập vào nước ta, vùng đất Quần Anh (tiền thân của huyện Hải Hậu ngày nay) là một trong những nơi đầu tiên đón nhận. Làng Pháo Tây khi ấy có nhiều người theo đạo, họ lấy họ Phạm nên đổi tên làng thành Phạm Pháo. Chiếc kèn tây cũng từ đó hiện diện trong các nghi lễ nhà thờ, dần trở thành nét đặc trưng của làng.
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, nghề làm kèn ở Phạm Pháo vẫn được gìn giữ và phát triển. Ông Nguyễn Văn Cường làng Phạm Pháo, xã Hải Minh, huyện Hải Hậu cho biết, gia đình ông đã có 4 đời làm kèn, có thể sản xuất đến 15 loại kèn khác nhau. Mỗi chiếc kèn có từ 180 đến 250 chi tiết, được làm thủ công tỉ mỉ. Trong quá trình chế tác kèn tây, khâu khó nhất là chế tạo bộ phím và ba “quả pháo”, mỗi “quả” có sáu lỗ tạo ra các nốt nhạc. Bộ phím phải được làm thật kín để đạt độ chính xác về âm thanh, nhưng lại phải nhẹ nhàng, trơn tru, dễ bấm. Ngoài sự lành nghề về cơ khí, người thợ còn phải có cả kiến thức về âm nhạc và quan trọng nhất là đôi tai thẩm âm tinh tế.
![]() |
![]() |
Một vài công đoạn làm ra chiếc kèn tây độc đáo |
“Mọi chi tiết bắt buộc phải kín thì kèn mới có thể kêu được. Và đây cũng là yếu tố quan trọng nhất của một bộ phím trên chiếc kèn. Còn đối với những loại kèn khác như saxophone, bass, trombone, hay các loại kèn dăm thì yêu cầu làm thật kín, thật kỹ các tăm bông, phải đậy kín, phẳng là sẽ kêu”, ông Nguyễn Văn Cường nói.
Mấy năm về trước, xưởng sản xuất của gia đình ông Cường mỗi năm chế tác được 10 - 30 cây kèn, sửa thì ông không nhớ hết vì khách hàng trên cả nước đều tìm về đây. Một số loại kèn thường xuyên được khách đặt hàng là: clarinet, saxophone, trumpet, alto saxophone, trombone, baritone, bass, tubas… Giá sửa kèn từ 50.000 - 70.000 đồng/cây còn giá bán dao động từ 150.000 đồng đến vài triệu đồng, tùy theo loại kèn. Nhưng giờ, vật liệu không còn khan hiếm, việc làm kèn đã dễ dàng hơn rất nhiều, nhưng người làm kèn ở Phạm Pháo cũng gặp nhiều khó khăn vì bị cạnh tranh thị trường do nhiều nơi mua “hàng bãi” nước ngoài về, tân trang lại bán với giá rẻ. Bởi vậy, công việc chính của gia đình ông Cường là sửa chữa kèn bị hỏng, lỗi gửi về từ khắp nơi trên cả nước. Họ chỉ sản xuất kèn mới khi có đơn đặt hàng cụ thể.
![]() |
Tuy nhiên, sự gắn bó với “nghề gia truyền” qua các thế hệ khiến họ vẫn quyết tâm giữ nghề làm và sửa chữa kèn tây. Sau thời anh em ông Cường, đến lượt các con, cháu tiếp tục theo công việc này. Ở tuổi 23, anh Nguyễn Trung Kiên (con nghệ nhân Nguyễn Văn Cường, em trai ông Đông) đã có “thâm niên” 13 năm tiếp xúc với nghề làm kèn. Hiện tại, anh Kiên đã thành thạo mọi công đoạn sửa chữa và sản xuất kèn tây. Kiên tâm sự, sẽ sống bằng nghề vì đam mê từ thuở nhỏ.
Ngày nay nghề làm kèn ở Phạm Pháo cũng gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh thị trường. Nhiều nơi bán kèn “hàng bãi” giá rẻ khiến cho sản phẩm của làng gặp khó khăn trong việc tiêu thụ. Hiện tại, các gia đình trong làng chủ yếu nhận sửa chữa kèn và chỉ sản xuất kèn mới khi có đơn đặt hàng. Bên cạnh những khó khăn, người dân làng Phạm Pháo vẫn giữ lửa nghề truyền thống bằng niềm đam mê và lòng tự hào. Họ mong muốn có thể tiếp tục gìn giữ và phát triển nghề, đưa tiếng kèn Phạm Pháo vang xa hơn nữa.
Tin liên quan

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Điện Biên: Giữ lửa nghề truyền thống giữa nhịp sống hiện đại
09:49 | 17/06/2025 Tin tức

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 Làng nghề, nghệ nhân

Đoài Phương hướng tới phát triển bền vững từ nông nghiệp, công nghiệp đến du lịch sinh thái
14:35 Nông thôn mới

Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP
14:35 OCOP

Xây dựng các chi hội nông dân gắn với thế mạnh từng địa phương
14:35 Khuyến nông

Bún bò Huế được công nhận Di sản quốc gia
14:34 Tin tức