Giữ lửa nghề chạm bạc 600 năm
Nét chạm trổ tinh xảo trên các sản phẩm của làng nghề Đồng Xâm. |
Trong cuốn gia phả của làng, ông tổ nghề có từ xa xưa là ông Nguyễn Kim Lâu vốn làm nghề hàn xanh, hàn nồi đồng lên châu Bảo Lạc (nay thuộc tỉnh Cao Bằng) hành nghề rồi trở về làng truyền dạy nghề cho dân. Ban đầu, người trong làng mới chỉ làm nghề đồng doa, sửa chữa các đồ bằng đồng, sau phát triển thành nghề mỹ nghệ chuyên chạm khắc các đồ gia dụng bằng đồng, dần dần làm được các đồ trang sức bằng vàng, bạc... Bắt đầu từ đó, nghề chạm bạc Đồng Xâm nổi tiếng, phát triển mạnh thành các phường thợ.
Nghệ nhân nhân dân Nguyễn Văn Ngoan cho biết: Vinh dự cho làng nghề trước đây có sắc vua ban, ngày nay được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận làng nghề và được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cấp bằng chứng nhận là 1 trong 12 làng nghề tiêu biểu toàn quốc”.
Đền Đồng Xâm huyện Kiến Xương (Tỉnh Thái Bình) thuộc vùng Đồng Bằng Sông Hồng, là cả một quần thể di tích lịch sử trong đó thờ Triệu Vũ Đế, đền thờ Trình Thị Hoàng hậu (vợ vua Triệu Vũ Đế) và đền thờ Nguyễn Kim Lâu (vị tổ nghề chạm bạc truyền thống cổ truyền) cùng hệ thống đền chùa tọa lạc kề sông Vông. |
Từ thời kỳ Pháp thuộc, người Pháp đã dùng sản phẩm của làng nghề xuất khẩu sang các nước Đông Âu, Tây Âu nên từ lâu tiếng của Đồng Xâm đã vang dội sang các nước trên toàn thế giới. Thời đó hầu như người làng nghề chỉ làm đồ bạc như bộ đồ ăn, bộ văn phòng, khung gương bàn chải... xuất bán nước ngoài.
Sau khi tình hình kinh tế thay đổi, hàng xuất khẩu ít dần, Đồng Xâm đã chuyển hẳn sang làm hàng nội địa. Do đó, làng nghề luôn tạo việc làm cho người dân, mở rộng phát triển sang hai xã bên cạnh là Lê Lợi và Trà Giang, hình thành một vùng nghề rộng lớn chạy dài 6km tạo việc làm cho trên 4.000 lao động, với trên 200 tổ sản xuất, đem lại thu nhập bình quân từ 3,5 - 6 triệu đồng/người/tháng.
Chính vì thế, từ khi có nghề đến nay, Đồng Xâm chưa bao giờ ngưng tiếng búa. Ngay cả trong thời gian dịch Covid-19 vừa qua, nhiều nơi phải đóng cửa, công nhân không có việc làm nhưng ở Đồng Xâm vẫn luôn có việc làm ổn định bởi sản phẩm làm ra không bao giờ thừa và làm sẵn để chờ thời điểm cuối năm.
Cũng chính vì thế, hình ảnh của làng nghề luôn đẹp trong mọi lúc, mọi thời điểm, để lại nhiều ấn tượng với du khách. Ngay từ đầu làng là hình ảnh những cửa hàng lớn nhỏ biển hiệu trưng bày sản phẩm chạm bạc. Nhiều nhà có cả khu trưng bày sản phẩm khang trang, bề thế với những bức tranh phong cảnh, những vật dụng quý hiếm theo yêu cầu của khách hàng. Không khí làm việc trong các tổ nghề luôn hối hả, đi tới đâu cũng nghe thấy tiếng búa, tiếng đục, hàn, chạm trổ... Điều đặc biệt là bất kỳ sản phẩm gì người Đồng Xâm cũng có thể làm được, từ vàng, bạc, đồng đều làm theo nhu cầu của thị trường, do đó sản phẩm làng nghề rất đa dạng.
Từ các mặt hàng phục vụ thị trường nội địa như hàng trang sức, hàng phục vụ cho đạo Phật, Công giáo thì còn chạm trổ những bức tranh danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở trong nước. Để làm ra một sản phẩm chạm bạc cần rất nhiều công đoạn, trong đó khó nhất là khâu chạm trổ. Khâu này được ví như người viết chữ đẹp, chữ xấu nên người thợ phải có óc thẩm mỹ, có bàn tay hội họa, khéo léo, có con mắt tinh xảo thì mới cho ra được sản phẩm đẹp. Ngoài ra, còn phải cần cù, chịu khó, kiên trì, nhẫn nại mới làm nổi. Bởi vậy, thợ kỹ thuật rất ít và người thợ kỹ thuật giỏi thường làm được 4 mặt: trơn, đấu, đậu, chạm. Đến nay, người trong làng nghề đã ghi dấu bàn tay của mình ở các đình, chùa lớn trong cả nước như Bái Đính, Tam Chúc.
Mỗi năm làng nghề chạm bạc Đồng Xâm sản xuất và tiêu thụ hàng triệu sản phẩm ra thị trường. Ngoài sử dụng nguyên liệu đồng khoảng 300 - 400 tấn, cả làng nghề còn dùng khoảng 3 tấn axit các loại như axit sunfuric, axit nitric và thủy ngân phục vụ việc xử lý đồng và hóa mạ sản phẩm. Toàn bộ tồn dư hóa chất sau sử dụng đều không được xử lý mà các hộ sản xuất xả thải trực tiếp ra môi trường. Thêm vào đó, bụi đồng trong quá trình mài đánh bóng sản phẩm phát tán ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe người dân.
Chính quyền địa phương đã phối hợp với các cấp, các ngành đăng ký nhãn hiệu tập thể cho làng nghề và chứng nhận là sản phẩm OCOP nhằm bảo hộ thương hiệu, tăng giá trị cho sản phẩm và quan trọng nhất là nâng cao ý thức giữ gìn uy tín của làng nghề, chú trọng đưa chất lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn.
Đồng Xâm có quần thể di tích gồm đền thờ vua Triệu Vũ Đế, Trình Thị Hoàng hậu và am thờ tổ nghề chạm bạc Nguyễn Kim Lâu đã được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia. Người dân có đời sống văn hóa phong phú cả về thơ ca, trò chơi, lễ hội truyền thống. Làng nghề có 5 nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân và hàng trăm người thợ giỏi nắm giữ những tinh túy ngón nghề. Tất cả các yếu tố này nếu biết phát huy Đồng Xâm sẽ trở thành một trong những địa chỉ du lịch hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước. Ngoài mang lại giá trị kinh tế thương mại, nó cũng giúp cho mỗi người dân thêm tự hào, đoàn kết bảo nhau gìn giữ cho làng nghề đẹp và phát triển hơn.
Nét chạm trổ tinh xảo trên các sản phẩm của làng nghề Đồng Xâm |
Cảnh làng quê đẹp vì đường to, nhà cửa khang trang, đời sống của người dân khấm khá nhưng môi trường sống còn ô nhiễm khiến người dân địa phương chưa thể yên tâm gắn bó với nghề. Quy hoạch một khu đưa các hộ ra sản xuất tập trung thuận lợi cho quản lý môi trường; có công trình xử lý chất thải làng nghề là mong muốn cháy bóng của cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Hồng Thái hiện nay. Đó cũng là nền tảng cơ bản giúp làng nghề chạm bạc Đồng Xâm phát triển vững chắc trong tương lai./.
Tin liên quan
Nghề chạm bạc của đồng bào Dao đỏ
09:19 | 12/06/2023 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Rèn Đa Sỹ - Top 10 thương hiệu quốc gia
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân
15:00 | 02/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá
23:50 | 01/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Xã Sơn Đông, TX Sơn Tây (Hà Nội): Tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"
23:38 | 30/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Nhọc nhằn nghề trồng dâu nuôi tằm Hồng Đô
09:53 | 29/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cảnh báo nguy cơ cháy nổ tại các làng nghề dịp cuối năm
09:08 | 28/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
“Hội An - Làng nghề lên số” đạt giải thưởng quốc tế Kotler Awards 2024
09:08 | 28/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ninh Bình: Xã Khánh Dương đón nhận Bằng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
11:46 | 27/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bảo tồn, phát triển nghề và làng nghề vùng hồ Thác Bà
09:43 | 27/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Huyện Gia Lâm phát triển du lịch xanh gắn với làng nghề
11:01 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Về làng “May mặc đệ nhất Hà thành”
11:00 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thu hút 120.000 nghệ nhân, chuyên gia và 3.000 nhà khoa học vào trường nghề
11:00 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ngọt ngào mùa nhãn quê tôi
10:59 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Khai mạc triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”
14:13 | 24/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến
14:18 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029
09:23 | 18/11/2024 Tin tức
Xây dựng hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Hành tím Duyên Hải – Trà Vinh”
10:41 | 15/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
"Tự hào một dải biên cương": vinh danh tác phẩm ảnh bảo vệ độc lập chủ quyền, giữ gìn bờ cõi thiêng liêng
15:24 OCOP
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã
15:23 Tin tức
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 Tin tức
Đồng Tháp: Phát huy vai trò hội viên nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới
13:31 Nông thôn mới
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên
13:31 Làng nghề, nghệ nhân