Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm – Hồn cốt văn hóa của người Mông ở Pà Cò
Trong nhịp sống hiện đại, nơi quần áo may sẵn, vải họa tiết công nghiệp bán tràn lan ngoài chợ với giá rẻ, nghề trồng lanh, dệt vải thủ công của người Mông từng có lúc bị lãng quên. Ngay cả những người phụ nữ Mông – vốn là những người nắm giữ bí quyết dệt thổ cẩm – cũng dần ít khi thực hành.
Du lịch đánh thức nghề truyền thống
Kể từ năm 2018, khi mô hình du lịch cộng đồng bắt đầu được phát triển ở một số xóm tại Pà Cò, diện mạo nơi đây dần thay đổi. Du khách đến không chỉ để ngắm cảnh, thưởng thức ẩm thực mà còn bị cuốn hút bởi những trải nghiệm đậm bản sắc, trong đó có nghề dệt thổ cẩm truyền thống.
![]() |
Từ chỗ bị lãng quên, nghề dệt thổ cẩm được hồi sinh một cách tự nhiên. Các sản phẩm không còn bó hẹp trong váy áo, khăn đội đầu dùng trong gia đình, mà đã trở thành hàng lưu niệm, quà tặng được du khách yêu thích và tìm mua. Chính nhu cầu thị trường ấy đã kéo nghề trở lại với đời sống của người Mông – bền vững và tự hào.
Muốn làm ra một bộ trang phục thổ cẩm hay một sản phẩm dệt, phải qua hàng chục công đoạn, từ trồng lanh, phơi sợi, giã, se, giặt, luộc... cho đến dệt, vẽ sáp, nhuộm chàm, rồi thêu hoa văn thủ công – tất cả đều đòi hỏi sự kiên nhẫn và đôi tay khéo léo. Mỗi họa tiết là một câu chuyện, một ký ức văn hóa. Những hình vuông, hình thoi, hình chữ nhật trên váy áo không phải được in công nghiệp, mà được tạo ra bằng từng mũi kim, từng nét vẽ sáp.
Vụ trồng lanh bắt đầu vào tháng 3 – 4, thu hoạch vào tháng 7 – 8. Người Mông phơi lanh khô, tước sợi, rồi giã mềm bằng cối đá. Sợi được nối lại, giặt sạch, luộc trắng, phơi nắng rồi chia sợi trước khi đưa vào khung cửi dệt. Sau đó, họ hơ nóng bút đồng, vẽ hoa văn bằng sáp ong lên vải, đem nhuộm chàm. Khi nhúng vào nước sôi, sáp ong tan chảy, để lại những họa tiết màu xanh lơ – đặc trưng của thổ cẩm Mông.
![]() |
Người dân tộc H’Mông ở xã Pà Cò truyền nghề dệt thổ cẩm cho thế hệ trẻ. |
Giữ nghề – giữ văn hóa
Từ khi nghề truyền thống gắn liền với du lịch, những sản phẩm thủ công của chị em Pà Cò không còn lặng lẽ. Nhiều cơ sở du lịch đến tận nơi đặt hàng, giới thiệu sản phẩm. Các nhóm nghề dệt cũng dần hình thành. Chị Sùng Y Gánh – thành viên nhóm nghề dệt xóm Pà Cò 1, kể: “Từ ngày tham gia làm sản phẩm để bán, tôi thấy tự hào hơn khi gìn giữ nghề của dân tộc mình. Thu nhập cũng ổn định hơn, hỗ trợ cho gia đình rất nhiều.”
Không chỉ các bà, các chị mà nhiều phụ nữ tuổi trung niên, thậm chí các em gái nhỏ cũng được truyền dạy nghề. Những khung cửi không còn vắng lặng, mà trở thành nơi kết nối, học hỏi, và truyền lại tinh hoa của người Mông cho thế hệ kế tiếp.
![]() |
Hiện tại, xã Pà Cò đã thành lập 1 làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống, một số nhóm nghề hoạt động tích cực, cùng 2 điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm lưu niệm. 100% sản phẩm tại đây đều được dệt hoàn toàn thủ công, mang đậm dấu ấn văn hóa Mông.
Không dừng lại ở việc giữ nghề trong bản, các làng nghề, nhóm nghề chủ động chào hàng, kết nối với cơ sở dịch vụ du lịch trong vùng. Mỗi sản phẩm dệt ra không chỉ mang giá trị vật chất, mà còn là đại sứ văn hóa giúp quảng bá bản sắc người Mông Pà Cò đến với bạn bè muôn phương.
Nhìn những đôi tay cần mẫn bên khung cửi, tôi tin rằng, dù cuộc sống hiện đại có nhiều thay đổi, thì chừng nào còn người giữ nghề, chừng đó văn hóa vẫn còn sống mãi trong nhịp sống của cộng đồng. Nghề dệt thổ cẩm của người Mông ở Pà Cò – từ chỗ tưởng bị mai một – nay đã dệt nên một câu chuyện mới, vừa truyền thống, vừa hiện đại, vừa bản sắc, vừa hội nhập.
Tin liên quan

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na ở Bình Định
09:27 | 15/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề truyền thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
09:14 | 13/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm – Hồn cốt văn hóa của người Mông ở Pà Cò
14:06 | 21/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Cao Bằng: Làng nghề trồng đào Nam Phong 2, xã Hưng Đạo đón Bằng công nhận của UBND tỉnh
14:05 | 21/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề xưa giữa lòng quê Quảng Ngãi
08:55 | 21/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề truyền thống ở Quảng Hòa
08:54 | 21/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện đũa tre của người Tày
10:30 | 20/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm truyền thống kỳ vọng được bảo vệ
10:20 | 20/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân gìn giữ di sản cồng chiêng Tây Nguyên
09:55 | 19/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng
09:55 | 19/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Phát huy tiềm năng làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch
09:55 | 19/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương
15:40 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Giữ lửa” nghề làm trống Đọi Tam
15:39 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giới trẻ gìn giữ món bánh truyền thống
09:36 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khi làng nghề chạm ngõ hàng hiệu: Ai đang mua - đang bán?
09:36 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm bánh cuốn ở Mão Điền
09:36 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đan Phượng: Diễn tập chữa cháy tại làng nghề chế biến lâm sản
09:24 | 15/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người giữ hồn dân ca Bài chòi xứ Bình Định
09:23 | 15/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Tiền Giang công nhận 4 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu và nâng cao
14:06 Nông thôn mới

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm – Hồn cốt văn hóa của người Mông ở Pà Cò
14:06 Làng nghề, nghệ nhân

Cao Bằng: Làng nghề trồng đào Nam Phong 2, xã Hưng Đạo đón Bằng công nhận của UBND tỉnh
14:05 Làng nghề, nghệ nhân

Minh bạch hóa thông tin, nâng giá trị sản phẩm nông thôn mới
14:05 Nông thôn mới

COVID-19 đã là bệnh truyền nhiễm nhóm B, người mắc có cần cách ly y tế?
14:05 Sức khỏe - Đời sống