Giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn TP Hà Nội
Tổng quan hội thảo
Sáng 23/7, Sở Nông nghiệp và PTNT TP Hà Nội, chi cục phát triển nông thôn đã tổ chức hội thảo giải pháp bảo tồn phát triển làng nghề truyền thống, tháo gỡ khó khăn, kết nối cung cầu, tìm đầu ra cho các sản phẩm làng nghề.
Thực trạng
TP Hà Nội có 1.350 làng nghề, trong đó 544 làng nghề bị mai một và 806 làng nghề đang hoạt động, trong đó có 318 làng nghề làng nghề truyền thống được công nhận danh hiệu làng nghề truyền thống. Bao gồm: 67 làng nghề, 48 làng nghề chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản,22 làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; 16 làng nghề xử lý, chế biến nguyên liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn, 196 làng nghề sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ, 12 làng nghề sản xuất kinh doanh sinh vật cảnh; 5 làng nghề phục vụ sản xuất, đời sống cư dân nông thôn.
Ông Nguyễn Văn Chí – Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn TP Hà Nội
Theo ông Nguyễn Văn Chí - Chi cục trưởng Chi cục PTNT TP Hà Nội: mặc dù đạt được một số kết quả, tuy nhiên công tác phát triển, bảo tồn nghề và làng nghề trên địa bàn TP vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Hầu hết các doanh nghiệp ở các làng nghề trên địa bàn đều hoạt động với quy mô nhỏ, tự phát và gặp một số khó khăn như: thiếu mặt bằng để sản xuất, tập trung thiếu đội ngũ lao động có tay nghề cao, thiếu vốn đầu tư, thiết bị máy móc nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm…
Qua đó, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 67/LH – UBND về bảo tồn, phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn với những nội dung: Xét công nhận 50 danh hiệu: Làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống, hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể cho 100 làng nghề, hỗ trợ đánh giá tác động môi trường làng nghề cho 100 làng nghề, hỗ trợ 50 dự án phát triển ngành nghề nông thôn.
Hà Nội đã tập trung chỉ đạo xây dựng hoàn thiện các sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch tâm linh, dịch vụ vui chơi giải trí, thể thao, mua sắm, ẩm thực…
Tháo gỡ
Trước thực trạng đó, các đại biểu đã nghiên cứu thảo luận dựa trên điều kiện tự nhiên và thực tế thị trường phát triển làng nghề, đồng thời đưa ra một số giải pháp phát triển làng nghề.
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Trung - Hội trưởng Hội doanh nghiệp mây tre đan huyện Chương Mỹ cho rằng cần có những nguyên liệu khác để thay thế, hỗ trợ cho các nguyên liệu thủ công mỹ nghệ mây tre đan bị thiếu hụt
Theo nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Trung - Hội trưởng Hội doanh nghiệp mây tre đan huyện Chương Mỹ: Ước tính sản lượng tiêu thụ hàng năm của các đơn vị sản xuất trên địa bàn huyện có mây: 600 tấn; Song 700 tấn, Tre – nứa – giang 500.000 cây…Dự kiến số lượng nguyên liệu cần sử dụng để sản xuất sẽ tăng lên. Tuy nhiên nguồn cung ngày càng thiếu hụt, giá nguyên liệu tăng cao, trong khi giá bán sản phẩm bị khống chế bởi các doanh nghiệp nhập khẩu. Do vậy, triển khai sản xuất mây tre giang đang gặp nhiều khó khăn. Vì thế chúng ta cần tìm các nguyên liệu khác để thay thế. Trong đó một số nguyên liệu mới được khai thác, chế biến như: thân cây đu đủ già, sơ mướp loại to, già quả, sơ cây chuối…đồng thời các nghệ nhân giỏi làng nghề đang nghiên cứu, sáng tạo các mẫu mã sản phẩm đa dạng từ những nguyên liệu có sẵn trên, đây là giải pháp hữu hiệu để xử lý bài toán thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu sản xuất.
Để phát triển được nghề dệt lụa điều đầu tiên cần phải tao được vùng trồng dâu tằm, hỗ trợ người dân trong việc phát triển giống kỹ thuật trồng dâu, nuôi tằm- Ông Phạm Khắc Hà – chủ tịch Hiệp hội làng nghề lụa Vạn Phúc cho biết
Theo ông Ông Phạm Khắc Hà - Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Lụa Vạn Phúc: Để phát triển được nghề dệt lụa điều đầu tiên cần phải tạo được vùng trồng dâu tằm, hỗ trợ người dân trong việc phát triển giống kỹ thuật trồng dâu, nuôi tằm. Lụa Vạn Phúc hiện nay đang bị mai một nên cần có cơ chế quảng bá lại uy tín của lụa Vạn Phúc. Song song cần phải mở rộng làng nghề thành nơi du lịch. Các công ty du lịch lữ hành cần phối hợp với làng nghề tạo ra các tour du lịch sinh thái làng nghề, đồng thời xây dựng một đội ngũ chuyên môn về du lịch là người địa phương để giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người dân.
Bà Hà Thị Vinh – Phó Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam tại hội thảo.
Nếu chúng ta muốn xuất khẩu các sản phẩm làng nghề ra thị trường nước ngoài, sản xuất bền vững thì chúng ta phải có đủ kiều kiện tuân thủ theo luật của quốc tế. Vì vậy thành phố cần lựa chọn những con chim đầu đàn trong các làng nghề, hỗ trợ về sản xuất, đầu tư tài chính, vốn, khoa học kỹ thuật trong đó các hộ nhỏ sẽ là vệ tinh thì chắc chắn chúng ta sẽ có lãi. Bà Hà Thị Vinh – Phó Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam cho biết.
Một số giải pháp bảo tồn phát triển làng nghề được đưa ra tại hội thảo như: (i) tăng cường công tác đào tạo nghệ theo hình thức truyền nghề, nhân cấy nghề, xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích các nghệ nhân, thợ giỏi tham gia đào tạo nghề; (ii) Phát triển làng nghề gắn với phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng và bảo tồn, phát triển làng nghề, chỉnh trang cơ sở hạ tầng của các làng nghề, xây dựng các trung tâm trưng bày, giới thiệu sản phẩm, bãi đỗ xe, khu vệ sinh, khu sản xuất tập trung đủ điều kiện để làm điểm du lịch cho khách tham quan đến làng nghề; (iii) bố trí quỹ đất để phát triển nghề, làng nghề đáp ứng mặt bằng phục vụ mở rộng sản xuất; (iv) Khôi phục, bảo tồn, phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống; kết hợp phát triển làng nghề với du lịch; đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ thiết kế, mẫu mã, bao bì, nhãn mác, nâng cao trình độ tay nghề cho thợ trẻ, gắn với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn và đầu tư xử lý môi trường làng nghề để đảm bảo phát triển bền vững…(v)hỗ trợ thành lập doanh nghiệp trong các làng nghề, khuyến khích hình thành các mô hình liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp và các hộ sản xuất nhằm tìm kiếm thị trường, quảng bá thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm. (vi) Hoàn thiện cơ chế để các doanh nghiệp, hộ sản xuất tại làng nghề tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng, vốn vay từ các ngân hàng với lãi xuất ưu đãi, thủ tục nhanh gọn, thông thoáng.
Ông Trần Nhật Lam – Phó chánh văn phòng Điều phối nông thôn TW cho rằng TP Hà Nội với lợi thế của mình nên cần xây dựng cơ chế chính sách phù hợp cho các sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị ông Trần Nhật Lam Phó chánh văn phòng Điều phối nông thôn mới TW ghi nhận những kết quả đạt được đồng thời hi vọng những hội thảo như thế này sẽ tạo tiền đề của sự phát triển các sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP trên địa bàn TP Hà Nội. Đồng thời ông đề xuất một số ý kiến như: (i) cần tách bạch sự phát triển của sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP; (ii) đề xuất rõ cấp độ phấn đấu bởi vì sản phẩm làng nghề phát triển trước sản phẩm OCOP, (iii) cơ chế chính sách phát triển các sản phẩm OCOP rất nhiều. Vì vậy Hà Nội với lợi thế của mình nên cần xây dựng cơ chế chính sách phù hợp, nên có những cơ chế chung và riêng để hình thành khung cơ chế cho thành phố; (iv) việc quan tâm phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, những làng nghề phát triển khác nhau nên cần xây dựng kế hoạch cụ thể đồng thời phát huy được tinh hoa, tính sáng tạo của người dân. Bên cạnh đó, xác định vấn đề xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm Hà Nội cần tập trung vào quảng bá, phát triển các sản phẩm làng nghề. Tuy nhiên cần làm rõ vấn đề liên kết từ khâu nguyên liệu đến tiếp thị sản phẩm, phát triển bền vững, xanh – sạch – đẹp.
Theo bà Nguyễn Thị Hoàng Yến – Phó cục trưởng cục kinh tế hợp tác và PTNT
Theo bà Nguyễn Thị Hoàng Yến – Phó cục trưởng cục kinh tế hợp tác và PTNT: Hiện nay với số lượng hơn 800 làng nghề cần phân loại cụ thể hơn những làng nghề truyền thống cần phải được bảo tồn. Đồng thời phải có giải pháp truyền nghề, nhân cấy nghề; giải pháp về nguồn nguyên liệu, vùng quy hoạch. Đào tạo cho việc phát triển mẫu mã sản phẩm của các làng nghề. Môi trường cho các làng nghề trước tiên cần chú trọng và phát triển các làng nghề theo hướng xanh, bền vững.
Bài/ảnh: Nguyễn Nam – Thanh Hậu
Tin liên quan
Tin mới hơn
Festival nghề muối Việt Nam
09:51 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ lửa nghề tò he Xuân La
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết
14:56 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng xôi Phú Thượng
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương
21:04 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
21:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
18 điểm du lịch gắn với làng nghề và làng nghề truyền thống
14:07 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết
11:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng bá, trình diễn nghề thủ công tại Văn miếu - Quốc Tử Giám
09:16 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ giỗ tổ nghề may làng Trạch Xá: Tôn vinh nghề truyền thống và gìn giữ bản sắc tinh hoa
08:54 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ công bố quyết định và giấy chứng nhận "Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gốm sứ Giang Cao, xã Bát Tràng."
21:18 | 10/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề Bún – Bánh An Thái tất bật vào Tết
09:58 | 10/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng Nghề Nhôm Đúc Hải Vân – Nét Tinh Hoa Nghề Thủ Công Truyền Thống
13:59 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Gốm đỏ Mang Thít - Hồn gốm miền sông nước
10:21 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Hoa đào Nhật Tân sắp bung nở sắc hồng đón Tết
10:20 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Khô Cá Cơm Sông Đốc: Hương Vị Đậm Đà Từ Biển Cả
09:17 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lượng tiêu thụ tăng vọt, người trồng rau hối hả vào vụ Tết
14:41 | 07/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
“Lụa nàng sen” và câu chuyện nghề dệt lụa tơ sen ở Mỹ Đức
08:57 | 07/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Huyện Đan Phương (Hà Nội): Xã Hồng Hà hướng tới sự hài lòng của người dân
14:08 Nông thôn mới
Tuyên Quang: Sức bật nông thôn mới tại huyện Yên Sơn
14:05 Nông thôn mới
Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại
10:12 OCOP
Sóc Trăng: Thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
09:54 Tin tức
Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt hóa thành sắc màu mùa xuân
09:51 Văn hóa - Xã hội