Hà Nội: 19°C Hà Nội
Đà Nẵng: 23°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 32°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 18°C Thừa Thiên Huế

Giấc mơ sen Huế

LNV - Ngoài thưởng lãm hương sắc hoa sen khi vào mùa, qua những sản phẩm đặc trưng của sen Huế được lồng ghép cùng câu chuyện kể, du khách còn có cơ hội khám phá tầng sâu văn hóa vùng đất này qua giá trị về ẩm thực, văn hóa, lịch sử… Đó là kết quả của dự án Mộc Truly Hue’s do Phạm Thị Diệu Huyền (phường Thuận Thành, TP Huế) ấp ủ.


Sen trắng đặc trưng của cố đô Huế được Diệu Huyền trồng thành công tại các hồ nước di sản Huế.

Duyên ngầm với sen

Tháng 3, khi các loài cây trái ở cố đô Huế vẫn tỏa hương hoa đón nắng xuân là lúc người trồng sen bắt đầu xuống giống. Giữa hồ nước hộ thành hào trước mặt Đại nội Huế vừa làm sạch, Phạm Thị Diệu Huyền với thân hình mỏng manh cặm cụi, cẩn thận cấy từng gốc sen.

Huyền kể nghề trồng sen cũng đòi hỏi kinh nghiệm như cây lúa: “Tháng giêng ủ gốc, lo dọn đáy hồ, rồi đợi thời tiết thuận lợi đem sen ra trồng. Sen trồng bằng thân (người Huế gọi mặt sen). Cứ trung bình 1ha trồng khoảng 500 mặt sen. Ngày trước, em rong ruổi khắp nơi theo các lão nông trồng sen, tỉ mỉ quan sát học hỏi. Nhưng có năm trồng cả gần 5ha, bỏ ra ngót nghét trăm triệu đồng mua giống đến thời điểm gần thu hoạch thì sen chết rụi. Rứa mà trắng tay”.

Dù thất bại nhưng Phạm Thị Diệu Huyền không nản chí. Cô như mối “duyên ngầm” với sen. Từng theo học ngành Công nghệ Sinh học, làm công việc đúng chuyên môn với mức lương 15 triệu đồng/tháng tại TPHCM, nhưng cô gái Cố đô lại từ bỏ tất cả trở về làm nông dân vừa trồng sen, vừa học hỏi... Cứ thế các hồ nước rộng lớn, phủ đầy bèo lục bình, rau muống hoặc trống trải trước mặt các khu di sản Huế dần thay bằng những bông sen vươn mình lên khỏi mặt nước, bung cánh đua nở làm say đắm lòng người.


Diệu Huyền hướng dẫn du khách trải nghiệm ướp trà sen.


Tiếp đó, Huyền tự tay làm hoa sen sấy lạnh; trà ướp hoa sen; trà tâm sen; trà lá sen… như món quà ân tình xứ Huế. “Năm 2014, em có cơ hội tiếp xúc với các khách du lịch và rút ra một điều, Huế là thành phố du lịch, nhưng các sản phẩm quà tặng chưa đáp ứng nhu cầu. Có nhiều nơi mạo danh hoặc làm nhái sản phẩm đặc sản của Huế làm dần mai một và thất truyền những làng nghề truyền thống” - Huyền thật thà chia sẻ. Sau đó cô quyết tâm khởi nghiệp với đặc sản sen trắng hoàng cung, và đưa những câu chuyện từ văn hóa Huế đến từng sản phẩm để thu hút khách hàng.

Nghĩ là làm, Huyền cùng chồng là anh Trần Anh Tuấn lập tức bắt tay vào công việc tìm hiểu, nghiên cứu cách thức trồng sen cổ trắng mà theo sử sách, dưới thời nhà Nguyễn (1802-1945), ao hồ ở các khu di tích thường chỉ trồng sen trắng - giống sen có bông thơm, hạt ngon. Đặc biệt, với ý nghĩa thanh cao, tinh khiết, sen trắng được chọn trồng ở hồ Thái Dịch với dụng ý nâng đỡ những bước chân thiên tử khi đi qua cầu Trung Đạo - lối đi ngày xưa chỉ dành riêng cho nhà vua.

Nhưng tác động chiến tranh, thời tiết khắc nghiệt và môi trường nước ô nhiễm nên giống sen trắng giảm nhiều về số lượng lẫn chủng loại... “Em kết hợp Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cùng người dân địa phương cải tạo ao hồ để trồng sen trắng. Dự án không chỉ giúp phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm mà còn tương hỗ lẫn nhau hình thành nên một hình ảnh đẹp, tinh tế và sang trọng cho Cố đô Huế” - Huyền chia sẻ.

Huyền được các lão nông có kinh nghiệm trồng sen tại Huế chia sẻ những kỹ thuật trồng loại sen trắng đặc trưng của Huế. Bởi sen trắng dường như chỉ thích hợp với thổ dưỡng ở Huế. Sen trắng có năng suất thấp so với sen hồng, nhưng bù lại nó có sắc, hương và hàm lượng dinh dưỡng cao. Huyền dành nhiều thời gian nghiên cứu sách về hoàng cung cũng như tham vấn các ý kiến từ các chuyên gia để thử nhiều công thức pha chế trà hoa sen sấy lạnh, trà hoa sen ướp, trà tâm sen, trà lá sen… cũng như hoa sen trắng tươi cho những ai muốn thưởng thức hoa. Những đơn hàng về các sản phẩm sen và hoa tươi dần nhiều lên.

Gói ân tình xứ Huế

Không những tạo hình ảnh đẹp, tinh tế và sang trọng cho Huế khi những hồ sen khoe sắc tỏa hương, dự án Mộc Truly Hue’s do Huyền sáng lập còn góp phần nâng tầm giá trị sen Huế. Từ những sản phẩm với hương vị đặc trưng của sen Huế, Mộc Truly Hue’s khéo léo lồng ghép những câu chuyện để du khách có cơ hội khám phá tầng sâu văn hóa Huế qua giá trị về ẩm thực, văn hóa, lịch sử…

Mộc Truly Hue’s còn áp dụng phương pháp sấy lạnh thực phẩm - một trong những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay về chế biến thực phẩm sau thu hoạch để những sản phẩm từ sen xuất hiện trong cả 4 mùa. Qua đó, mỗi khi đến Huế, bất cứ lúc nào du khách cũng cảm nhận được hương vị từ sen. Điều này cũng góp phần gây ấn tượng với du khách bốn phương, góp phần nâng tầm thương hiệu sen Huế. Ngoài ra, Mộc Truly Hue’s còn lưu giữ những sản vật không bị thất truyền và hơn thế nữa là đưa tất cả các đặc sản nổi tiếng xứ Huế đến mọi miền Tổ quốc, để mọi người thưởng thức sản vật ở một vùng đất từng là kinh đô của đất nước.
Để làm được điều này, Phạm Thị Diệu Huyền không quản ngày đêm mày mò sáng tạo, đưa chất liệu màu sắc, mô-tip của văn hóa Huế vào họa tiết, mẫu mã bao bì sản phẩm trên tranh làng Sình - dòng tranh dân gian nổi tiếng xứ Huế. Huyền cho biết, muốn du khách thưởng thức không chỉ biết đến mỗi đặc sản bên trong mà còn biết đến di tích Huế, văn hóa Huế.

“Bao bì nhãn mác bình thường, khi bóc một gói mè xửng - đặc sản nổi tiếng của cố đô Huế ra, bạn sẽ vứt đi cái vỏ. Nhưng với nhãn mác của Mộc Truly Hue’s, mọi người có thể vừa ăn đặc sản Huế vừa được ngắm và biết thêm thông tin, câu chuyện các thắng cảnh, di tích Huế. Hoặc cũng có thể giữ lại, trưng cất làm kỷ niệm như một bức tranh về Huế” - Huyền chia sẻ.

Dự án Mộc Truly mà Diệu Huyền thường gọi là “Gói ân tình xứ Huế”; “Xứ Huế thu nhỏ” - mộc mạc, giản dị nhưng vô cùng tinh tế và trang nhã sau đó đạt Giải A tại cuộc thi khởi nghiệp do UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức năm 2019. Giải thưởng ấy là nguồn động viên lớn đối với những nỗ lực của Diệu Huyền, nhưng còn một giải thưởng tinh thần lớn hơn nữa là mỗi sáng thức dậy, mọi người lại được thưởng thức hương sen phảng phất trong cái dịu dàng trầm lắng của cố đô Huế và các sản vật do chính Diệu Huyền chung tay phục dựng.

Theo Văn Thắng

Tin liên quan

Tin mới hơn

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất

LNV - Chuẩn bị nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng, người dân nhiều làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh bước vào thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2025 với nhiều hy vọng mới.
Gốm Kim Lan - Di sản trường tồn cùng thời gian

Gốm Kim Lan - Di sản trường tồn cùng thời gian

LNV - Làng nghề gốm Kim Lan nằm ở xã Kim Lan, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời nổi tiếng của Việt Nam. Gốm Kim Lan có lịch sử phát triển hàng trăm năm, gắn liền với văn hóa, nghệ thuật và đời sống người dân nơi đây. Sản phẩm gốm Kim Lan không chỉ nổi bật bởi sự tinh xảo trong từng chi tiết mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa đặc sắc của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Quảng Nam: Những tác phẩm nghệ thuật độc đáo ở Làng Củi Lũ

Quảng Nam: Những tác phẩm nghệ thuật độc đáo ở Làng Củi Lũ

LNV - Thời gian gần đây, nhiều du khách đến thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam thường ghé đến Làng Củi Lũ để chiêm ngưỡng “sống ảo” trong không gian nghệ thuật, với hàng trăm tác phẩm độc đáo được “tái sinh” từ những thanh củi trôi dạt ở bờ biển, bờ sông qua bàn tay khéo léo tài hoa của người thợ.
Bàn tay vàng trong nghệ thuật khảm xà cừ - Từ tinh xảo đến tinh hoa

Bàn tay vàng trong nghệ thuật khảm xà cừ - Từ tinh xảo đến tinh hoa

LNV - Tinh hoa của nghề khảm xà cừ nằm trong từng chi tiết nhỏ, được chế tác một cách tỉ mỉ, thể hiện kỹ năng tinh xảo của người nghệ nhân. Với đôi bàn tay khéo léo của mình, nghệ nhân Nguyễn Phú Hà tại xã Xuân Thới Thượng (Hóc Môn, Hồ Chí Minh) đã tạo ra những sản phẩm mỹ nghệ không chỉ có giá trị kinh tế mà còn mang giá trị văn hóa, có sự kết nối sâu sắc giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.
Thúc đẩy kinh tế từ mô hình làng nghề

Thúc đẩy kinh tế từ mô hình làng nghề

LNV - Trong bối cảnh các làng nghề tại Hà Nội đang có đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế cũng như tạo ra công việc cho hàng vạn lao động trên địa bàn Thủ đô, thời gian qua, TP Hà Nội đã có nhiều giải pháp để hỗ trợ gìn giữ và phát triển hiệu quả mô hình kinh tế từ các làng nghề trên địa bàn.
Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng

Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng

LNV - Những chính sách liên kết, hỗ trợ mở rộng thị trường và sự năng động, sáng tạo của những nghệ nhân, gốm Phù Lãng ( huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) đang có bước chuyển mình mạnh mẽ để đưa sản phẩm truyền thống Kinh Bắc đến với khách hàng trong và ngoài nước.

Tin khác

Làng nghề chuối khô Cà Mau

Làng nghề chuối khô Cà Mau

LNV - Không chỉ nổi tiếng với tôm khô, Cà Mau còn là vùng đất trồng chuối và có đặc sản chuối ép khô nổi tiếng vùng đồng bằng sông Cửu Long.
An Giang: Sức sống mới ở làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer

An Giang: Sức sống mới ở làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer

LNV - Liên kết cùng nhau sản xuất, hỗ trợ nâng cao tay nghề, phát triển các sản phẩm dệt truyền thống đạt chuẩn OCOP là cách mà các nghệ nhân làng dệt thổ cẩm Khmer (xã Văn Giáo, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang) đang thực hiện nhằm bảo tồn và mang lại sức sống mới cho nghề dệt truyền thống tồn tại hàng thế kỷ ở vùng Bảy Núi An Giang.
Hải Dương: Đưa bánh đa Lộ Cương vươn xa

Hải Dương: Đưa bánh đa Lộ Cương vươn xa

LNV - Làng bánh đa Lộ Cương, một trong những làng nghề lâu đời ở thành phố Hải Dương (tỉnh Hải Dương) mang đậm nét văn hóa đặc sắc của một không gian làng nghề Việt. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển và mở rộng mạnh mẽ của thành phố Hải Dương. Làng nghề bánh đa Lộ Cương cũng có nhiều thay đổi với những hướng đi, cách làm phù hợp nhằm giữ gìn và phát huy nghề truyền thống.
Nghệ An: Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái

Nghệ An: Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái

LNV - Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại, với sự đa dạng của các sản phẩm hàng hóa khác nhau, nhưng những sản phẩm được làm từ thổ cẩm với hoa văn truyền thống như khăn piêu, những chiếc đệm, những tấm rèm che… vẫn được đồng bào giữ gìn phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình đồng thời giúp bảo lưu giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đến nay, các sản phẩm này đã trở thành mặt hàng được nhiều du khách lựa chọn khi đến với Nghệ An.
Bình Định: Làng nghề truyền thống đan đát Trung Chánh mang sắc thái, hình dáng đặc trưng riêng

Bình Định: Làng nghề truyền thống đan đát Trung Chánh mang sắc thái, hình dáng đặc trưng riêng

LNV - Làng nghề truyền thống đan đát Trung Chánh, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa đại diện vùng miền, thể hiện đời sống văn hóa lễ hội truyền thống, sinh hoạt cộng đồng góp phần tạo diện mạo, bản sắc riêng của địa phương đạt tiêu chí bản sắc văn hóa dân tộc.
Lễ hội Đình Hậu: Sắc màu truyền thống và tinh hoa Cốm Làng Vòng

Lễ hội Đình Hậu: Sắc màu truyền thống và tinh hoa Cốm Làng Vòng

LNV - Sáng ngày 09/3/2025, trong không khí phấn khởi của mùa xuân mới, phường Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống Đình Hậu - Xuân Ất Tỵ 2025 và đón bằng công nhận "Nghề truyền thống Hà Nội" với nghề sản xuất Cốm Làng Vòng. Đây là sự kiện văn hóa quan trọng, không chỉ thể hiện sự tôn vinh các giá trị lịch sử mà còn khẳng định niềm tự hào về nghề cốm đặc trưng của người dân nơi đây.
Vĩnh Phúc: Phát triển và bảo tồn các làng nghề truyền thống: Thực trạng và giải pháp

Vĩnh Phúc: Phát triển và bảo tồn các làng nghề truyền thống: Thực trạng và giải pháp

LNV - Làng nghề truyền thống luôn đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và tạo dựng cơ hội việc làm cho người dân. Để các làng nghề có thể phát triển bền vững, ngoài sự hỗ trợ của chính quyền, cộng đồng và các nghệ nhân cần có những bước đi đồng bộ trong việc bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và ứng dụng công nghệ vào sản xuất.
Hải Phòng: Phát huy bản sắc, giá trị làng nghề

Hải Phòng: Phát huy bản sắc, giá trị làng nghề

LNV - Thành phố Hải Phòng có nhiều nghề và làng nghề truyền thống mang đậm nét văn hóa bản địa, góp phần quan trọng tạo việc làm, hiệu quả kinh tế phục vụ đời sống nhân dân. Bên cạnh một số nghề truyền thống có xu hướng mai một dần thì cũng có nhiều làng nghề, nghề truyền thống chủ động tìm được hướng đi đúng đắn, phù hợp nhu cầu phát triển của thị trường nhờ sự hỗ trợ hiệu quả của các cấp, ngành, địa phương. Qua đó, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị truyền thống, nét đặc trưng, riêng biệt, bản sắc độc đáo của các địa phương.
Làng nghề đan lát ở Vĩnh Long

Làng nghề đan lát ở Vĩnh Long

LNV - Nằm bên bờ sông Long Hồ, xã Hòa Tịnh, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long là xóm nghề đan đát rổ, rế từ tre trúc. Đây là một nghề truyền thống đã có từ lâu đời của người dân nơi đây. Nhờ sự tỉ mỉ, khéo léo của đôi bàn tay của người thợ, những chiếc rổ, rế từ tre trúc đã trở thành những sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của vùng sông nước miền Tây.
Điện Biên: Giữ lửa cho nghề rèn của người Mông

Điện Biên: Giữ lửa cho nghề rèn của người Mông

LNV - Nghề rèn của đồng bào dân tộc Mông ở tỉnh Điện Biên không chỉ thể hiện sự tài hoa khéo léo của người thợ khi cho ra lò những sản phẩm tinh xảo, có giá trị sử dụng cao, mà còn thể hiện nét riêng có về bản sắc văn hóa.
Cà Mau: Những người tâm huyết giữ nghề truyền thống lờ, lọp

Cà Mau: Những người tâm huyết giữ nghề truyền thống lờ, lọp

LNV - Về miền Tây Nam Bộ ai cũng biết nơi đây có một nét rất riêng biệt đó là lắm sông nhiều cá, nên nơi đây cũng sản sinh ra một làng nghề mang đậm chất đặc trưng sông nước đó là làng nghề đan lờ, lợp.
“Đòn bẩy” để Hà Nội bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề

“Đòn bẩy” để Hà Nội bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề

LNV - Làng nghề gốm sứ Bát Tràng và làng dệt Vạn Phúc là 2 làng nghề đầu tiên của Việt Nam trở thành thành viên Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới.
Nghề làm ngói Âm Dương ở Lũng Rì

Nghề làm ngói Âm Dương ở Lũng Rì

LNV - Xóm Lũng Rì, xã Tự Do, huyện Quảng Hòa cách TP. Cao Bằng khoảng trên 30km, đây là làng nghề làm ngói âm dương đã có hàng trăm năm tuổi. Ngói Lũng Rì được làm thủ công rất cẩn thận, màu sắc đẹp, dùng lợp mái nhà mát vào mùa hè ấm về mùa đông.
Trù phú làng nghề

Trù phú làng nghề

LNV - Toàn tỉnh Cà Mau có gần 40 làng nghề tiểu thủ công nghiệp được công nhận và nhiều làng nghề thực hiện mô hình gắn với phát triển du lịch như: chuối khô, tôm khô, khô cá bổi, dưa bồn bồn, trồng bí đỏ, đan mê bồ truyền thống, làm bánh phồng tôm, muối ba khía, nuôi thuỷ sản...
Bình Định: Làng nghề đan đát Phú Hiệp tạo ra sản phẩm mang bản sắc văn hóa

Bình Định: Làng nghề đan đát Phú Hiệp tạo ra sản phẩm mang bản sắc văn hóa

LNV - Thôn Phú Hiệp, xã Cát Tài, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định được coi là cái nôi của nghề đan đát, đây là một nghề bản địa với nguyên liệu sẵn có ở địa phương để làm ra các sản phẩm quen thuộc như: Thúng, nong, nia, rổ, sàn, dừng, lồng sen, cơi trầu, xiểng đám cưới.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
(Huyện Gia Lâm) Nô nức khai mạc lễ hội đền - chùa Bà Tấm năm 2025

(Huyện Gia Lâm) Nô nức khai mạc lễ hội đền - chùa Bà Tấm năm 2025

LNV - Sáng 19/3/2025, tại sân tượng đài Hoàng Thái hậu Ỷ Lan, UBND xã Dương Xá tổ chức Lễ hội truyền thống đền, chùa Bà Tấm - Hoàng Thái hậu Ỷ Lan.
Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc

Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc

LNV - Ngày 17/3, tại TP Việt Trì (Phú Thọ), nghi lễ rước nước từ ngã ba sông Bạch Hạc với chủ đề “Nước Thiêng Hun Đúc Tinh Hoa” do Gốm Sứ Vạn Linh An tổ chức đã góp phần tôn vinh di sản văn hóa tâm linh độc đáo vùng đất Tổ.
Phú Thọ: Phát triển làng nghề tạo động lực cho kinh tế nông thôn

Phú Thọ: Phát triển làng nghề tạo động lực cho kinh tế nông thôn

LNV - Hiện nay, tỉnh Phú Thọ có hơn 70 làng nghề ổn định hoạt động, chủ yếu theo quy mô gia đình, với gần 7.000 hộ, 25 doanh nghiệp và 11 hợp tác xã, tạo việc làm cho gần 17.000 lao động. Tổng doanh thu từ các làng nghề ước đạt trên 1.000 tỷ đồng/năm. Các làng nghề đang tích cực sản xuất, hứa hẹn tạo ra sản phẩm chất lượng, góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy kinh tế nông thôn.
Phú Yên triển khai xây dựng nông thôn mới năm 2025

Phú Yên triển khai xây dựng nông thôn mới năm 2025

LNV - Năm 2025, tỉnh Phú Yên tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới, phấn đấu không còn xã dưới 15 tiêu chí, các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới tiếp tục phấn đấu nâng cao chất lượng các tiêu chí, xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu đi liền với đô
Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất

LNV - Chuẩn bị nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng, người dân nhiều làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh bước vào thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2025 với nhiều hy vọng mới.
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động