Già làng Y Kông nghệ nhân mê làm du lịch
Căn nhà của già làng Y Kông nằm đối diện UBND xã Ba (thôn Tống Coói). Năm nay già Y Kông đã thôi giữ chức “già làng” nhưng nghe có khách du lịch lên thăm, già Y Kông râu tóc bạc phơ hăng hái bước ra niềm nở chào. Rót mời khách chén trà “Quyết Thắng” (đặc sản Đông Gaing) đặc quánh, thơm ngát, già chia sẻ rằng, mấy năm gần đây sức khỏe của ông ngày một giảm sút nhưng hầu như hàng tuần “cơ sở văn hóa du lịch” của ông cũng đều đặn đón từ 3-4 đoàn khách trong và ngoài nước.
Già Y Kông nghệ nhân tạc tượng gỗ Cơ Tu.
Già Y Kông vốn tên thật là Nguyễn Văn Dư. Năm 1954, tham gia hoạt động cách mạng tại Tây Nguyên, để dễ bề hoạt động, ông đổi tên thành Y Kông theo họ người Rắc Lây. Từ đó, cái tên Y Kông theo ông mãi đến giờ. Trong chiến tranh cũng như hòa bình, Y Kông từng giữ nhiều chức vụ như Chủ tịch UBND huyện Đông Giang (1962 – 1975), Chủ tịch UBND huyện Hiên (1975 - 1982); Khi thôi chức Chủ tịch UBND huyện ông quay về xã Ba tiếp tục làm cán bộ xã mãi đến năm 2002 thì về hưu và được người dân bầu làm già làng thôn.
Từ khi nghỉ hưu, già Y Kông chuyên chú sưu tầm, phục chế các loại nhạc cụ, tạc tượng gỗ của người Cơ Tu; Tuyên truyền vận động đồng bào bảo tồn các vật dụng truyền thống của dân tộc mình. Tự tìm hiểu mày mò đến nay trong nhà Y Kông đã có đầy đủ các loại nhạc cụ như bộ trống chiêng, sáo rahem, a luốt, abel …. Mỗi khi huyện, xã có lễ hội đều đến nhờ ông hướng dẫn hoặc mượn nhạc cụ về biểu diễn. Có thể nói, ông gần như là người Cơ Tu cuối cùng của huyện còn lưu giữ và chơi được các loại nhạc cụ của dân tộc mình.
Vợ chồng già Y Kông chơi đàn Abel
Đặc biệt, du khách chiêm ngưỡng chiếc quan tài độc đáo trưng bày trong gian phòng khách. Nói về quá trình làm quan tài cho mình, Già Y Kông cho hay, năm 2010, già bỏ cả tháng trời lên rừng kiếm cây gỗ dỗi đường kính 1,5 mét và xin phép cơ quan chức năng cho khai thác rồi nhờ người mang về đục rỗng ruột tự làm... quan tài cho mình theo hình dáng con thuyền cùng nhiều hình tượng chạm trổ xung quanh. Chiếc quan tài được già làng đặt tên là T’rang Ch’ríh (nghĩa là chiếc quan tài kỳ lạ), đúng như thiết kế độc đáo của hiện vật đặc biệt trong bảo tàng văn hóa Cơ Tu ở nhà già làng Y Kông này.
Già Y Kông cho biết: “Phía trước hòm ông chạm con trâu vì đây là con thú to nhất ở dưới đồng bằng, con voi chạm phía sau vì là con to nhất ở trên rừng, hai con vật này tượng trưng cho sức mạnh, sự to lớn... Quan tài có hình chiếc thuyền vì đời người như con thuyền trôi mãi không bao giờ dừng lại, khi chết thuyền sẽ đưa linh hồn đi sang miền thế giới khác”. Dưới mắt du khách, đây có thể xem là sản phẩm mỹ nghệ đặc biệt, “độc nhất vô nhị”.
Già Y Kông nghệ nhân đánh các loại trống trưng bày trong “bảo tàng” của mình.
Cũng năm 2010, già Y Kông bỏ tiền túi hơn 50 triệu đồng thuê người và huy động con cháu lên rừng hái lá, đốn gỗ về dựng Moong (gươl nhỏ) trước nhà. Bên trong nhà moong, già làng Y Kông trang trọng bài trí ảnh thờ Bác Hồ và lá cờ Tổ quốc chính giữa; Hai bên là các ché gỗ, tượng gỗ do chính tay ông chế tác. Từ khi nhà Moong được dựng nơi đây trở thành điểm đến thường xuyên của du khách khắp nơi; Ai cũng trầm trồ khen ngợi như được sống giữa một không gian văn hóa Cơ Tu với những giá trị tưởng chừng đã mai một.
Thể theo yêu cầu của khách du lịch lưu trú. Năm 2014, già bỏ ra 100 triệu đồng xây dựng một quán cà phê, giải khát khang trang. Nơi đây du khách vừa uống cà phê, giải khát vừa xem những hiện vật, hình ảnh trang trí văn hóa Cơ Tu rất sinh động.
Già Y Kông đứng trước “Kho bảo tàng văn hóa Cơ Tu” của mình.
Năm 2017, già Y Kông bị đau tim nằm viện và nghỉ dưỡng gần 1 năm với máy tạo nhịp đập tim trong người. Qua năm 2018, già Y Kông tuy sức khỏe yếu kém nhưng với niềm đam mê bảo tồn văn hóa người Cơ Tu, già bắt đầu chế tác các loại trống đánh trong các đám ma, đám cưới, lễ hội của người Cơ Tu. Già Y Kông cho hay, tất cả các loại trống này được làm từ thân cây đục rỗng theo lối thủ công nên mỗi tuần mới ra được một cái trống. Thân trống bằng gỗ bồ đề, bịt da bò ở hai đầu trống bằng dây mây. Trống có 3 loại có giá từ 2 triệu/cái đến 3 triệu đồng. Loại lớn (chơgớr cathu) có chiều cao 0,60 mét, đường kính 0,40 mét; loại trung (chơgớr cathu catưi) có chiều cao 0,30 mét, với đường kính 0,30 mét, loại nhỏ (chơgớr gioóh) cao 0,90 mét, đường kính 0,21 mét. Năm qua, già bán 7 cái trống với số tiền 16 triệu đồng. Ngoài ra, huyện Tây giang còn đặt Già làm thêm 30 cái nữa. Sau khi các khoản chi phí như gỗ, da, mây… còn lại tiền không được bao nhiêu nhưng Già vẫn làm để giữ gìn văn hóa Cơ Tu là chính…
Già Y Kông đang chế tác trống trong nhà Moong của mình.
Già Y Kông cho hay, du khách khắp nơi tìm đến Y Kông mỗi ngày một đông, có tuần ông phải đón 3-4 đoàn khách quốc tế. Họ đi theo nhóm vài ba người, có nhóm 5-7 người; Ai cũng muốn nghe ông hát lý và chơi các loại nhạc cụ truyền thống hoặc xem ông tạc tượng, kể chuyện văn hóa Cơ Tu, chuyện núi rừng. Nhiều đoàn ban đầu chỉ định ghé thăm chốc lát nhưng rồi ở qua đêm, đặt ông nấu cơm ăn ngủ luôn tại Moong hôm sau mới về. Mới đây, có một đoàn nước ngoài đặt làm cơm trưa, mỗi suất 120.000 đồng nấu theo truyền thống, du khách ăn rất ngon miệng, tấm tắc khen mãi. Nếu du khách yêu cầu thưởng thức các món ăn truyền thống của người Cơ Tu như rượu Cần, rượu Tàvak, rượu Tr’đin, Avị cuốt (bánh sừng trâu), Avị hoor (cơm lam), Z’ră (thịt ống thọc nhuyễn), Z’rúa (thịt ủ chua),… với hương vị rất đặc trưng thì cũng đáp ứng được. Những năm qua, có gần 200 đoàn khách từ 40 nước đến thăm quan tìm hiểu “bảo tàng văn hóa Cơ Tu” này.
Ông Phan Thanh Bình, Chủ tịch UBND xã Ba, không giấu niềm tự hào khi nói về già Y Kông: “Từ khi già Y Kông về công tác ở xã Ba và là một tuyên truyền viên mẫu mực về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với người dân một cách hiệu quả. Hơn 30 năm qua, bất kể mưa nắng, ngày hay đêm, mỗi khi địa phương có việc cần thì già Y Kông đều sẵn lòng đến từng hộ gia đình vận động, tuyên truyền… Không chỉ vậy, ông còn là “kho” lưu giữ văn hóa vật thể lẫn phi vật thể của người Cơ Tu…
Trước khi chúng tôi ra về, già Y Công tâm sự: “Điều quan trọng là chúng tôi khi thực hiện các hoạt động văn hóa- du lịch” này không cầu mong mang lại lợi lộc cho bản thân hay gia đình mà chỉ mong lấy thu bù chi để bảo tồn, quảng bá, giới thiệu văn hóa truyền thống của người Cơ Tu đến mọi miền đất nước và thế giới”.
Bài, ảnh: Tiên Sa
Tin liên quan
Tin mới hơn
Bình Định: Khôi phục và phát triển Làng nghề nón lá Nhơn Mỹ
09:35 | 05/02/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Huyện Phú Xuyên từng bước khai thác tiềm năng du lịch làng nghề
15:37 | 04/02/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm muối Bạc Liêu Tinh hoa đến từ biển cả
08:29 | 26/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc Tài hoa của nghệ nhân
09:19 | 25/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bến Tre: Ý tưởng điêu khắc độc đáo từ cây, trái quê hương
09:18 | 25/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Mai khoe sắc vàng đón Tết
10:03 | 21/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Nghệ nhân Đào Thanh Hảo góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
15:00 | 20/01/2025 OCOP
Cộng đồng làng nghề sẽ bước sang thời kỳ mới
15:00 | 20/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề “trình làng” những trái cây độc lạ dịp Tết
14:59 | 20/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu
09:56 | 17/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Festival nghề muối Việt Nam
09:51 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ lửa nghề tò he Xuân La
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết
14:56 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng xôi Phú Thượng
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương
21:04 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
21:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
18 điểm du lịch gắn với làng nghề và làng nghề truyền thống
14:07 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết
11:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định trở thành tỉnh giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc
09:44 Tin tức
Bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ từ những ngày đầu Xuân mới, quyết tâm hoàn thành mục tiêu cả năm 2025
09:42 Tin tức
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây tại Hưng Yên
09:40 Văn hóa - Xã hội
Quảng Ngãi: Những “điểm tựa” nơi vùng cao
09:36 Nông thôn mới
Bình Định: Khôi phục và phát triển Làng nghề nón lá Nhơn Mỹ
09:35 Làng nghề, nghệ nhân