Gia Lai: Nỗ lực gìn giữ, bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người đồng bào
Dệt thổ cẩm là nghề truyền thống lâu đời của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Từ bao đời nay, dệt thổ cẩm đã trở thành nét văn hóa đặc sắc và không thể thiếu trong đời sống của người đồng bào nơi đây. Các công đoạn dệt thổ cẩm đều làm thủ công hoàn toàn nên đòi hỏi người thợ phải có sự tỉ mỉ, tinh tế trong quá trình dệt mới có thể tạo ra những tấm vải rực rỡ, họa tiết cầu kỳ, hoa văn đẹp mắt. Tấm vải thổ cẩm chứa đựng tâm huyết, tình yêu của người thợ dệt gửi gắm. Ngày nay, dệt thổ cẩm vừa là nét văn hóa đặc sắc nơi đây, vừa là sản phẩm mang tính hàng hóa, giúp người dân vùng núi cao cải thiện đời sống vật chất.
Nghề dệt thổ cẩm được cho là tinh hoa văn hóa của dân tộc Rajai, Bana … của tỉnh Gia Lai |
Việc phát triển làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống đã góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với xây dựng nông thôn mới. Các sản phẩm được tự tay người phụ nữ nơi đây làm ra với ý nghĩa rằng, đôi bàn tay khéo léo sẽ biết chăm lo, vun vén cho gia đình êm ấm. Nghề dệt thổ cẩm được cho là tinh hoa văn hóa của dân tộc Rajai, Bana … của tỉnh Gia Lai. Tuy nhiên mỗi dân tộc lại có nét hoa tiết thổ cẩm khác nhau, cách phối màu cũng không giống nhau. Đặc trưng vải thổ cẩm chủ yếu là những họa tiết như chim, ba ba, cồng chiêng, ngà voi với sự pha trộn màu sắc đa dạng. Với người đồng bào nơi đây, ý nghĩa đặc trưng vải thổ cẩm nền đen sẽ đại diện cho đất đai. Gam màu đỏ vải thổ cẩm thể hiện sự đam mê và tình yêu. Còn gam màu vàng của vải thổ cẩm tượng trưng cho ánh sáng, con người và thiên nhiên.
Do đó, để gìn giữ và phát triển nghề làng nghề , ngày 7/7/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 801/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2030”. Thực hiện quyết định phê duyệt trên, tỉnh Gia Lai phấn đấu đến năm 2030 sẽ khôi phục và bảo tồn được ít nhất 129 nghề truyền thống và 208 làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền; công nhận mới 213 nghề và 96 làng nghề truyền thống; phát triển khoảng 301 làng nghề gắn với du lịch. Ngoài ra, phấn đấu có ít nhất 50% số làng nghề có sản phẩm được bảo hộ sở hữu thương hiệu.
Để phát triển và giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống, tỉnh Gia Lai đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ để bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống, trong đó, tập trung hỗ trợ rà soát, lập danh mục nghề, làng nghề cần bảo tồn lâu dài, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng làng nghề gắn với phát triển văn hóa, du lịch; bảo tồn sản phẩm nghề, bảo tồn quan hệ xã hội làng nghề, không gian làm nghề truyền thống và các giá trị di sản văn hóa nghề...
Cụ thể, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và các địa phương tổ chức thực hiện “Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh”; hướng dẫn tổ chức lại sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, xây dựng chuỗi liên kết giá trị làng nghề, sản phẩm làng nghề gắn với Chương trình OCOP.
Nhà báo Đào Quang Trình trợ lý Tổng biên tập, Trưởng cơ quan đại diện phía Nam cùng với nghệ nhân cùng bảo tồn, giữ gìn phát huy nghề dệt thổ cẩm người đồng bào Tây Nguyên. |
Điển hình, thời gian qua nhiều địa bàn trên tỉnh Gia Lai đã và đang vào cuộc thực hiện chương trình trên. Điển hình như UBND phường Thắng lợi (TP. Pleku) đầu tư mở lớp truyền dạy nghề dệt thổ cẩm tại Nhà rông văn hóa Làng Choét 1, có 25 chị em phụ nữ của 3 làng tham gia học với mong muốn nghề dệt thổ cẩm được khôi phục ở các làng đồng bào dân tộc thiểu số của phường Thắng Lợi. Đây cũng là lớp kế cận trong tương lai trong việc “gìn giữ và phát huy nghề truyền thống" của người đồng bào.
Theo nghệ nhân Đinh Thị The, người có thâm niên hàng chục năm làm nghề dệt thổ cẩm của làng Pơ Nang, xã Tú An, TX. An Khê, cho biết: Để dệt được một tấm vải thì mất khoảng thời gian liên tục thời gian mất khoảng thời gian hơn 1 tháng. Từ đó, tấm vải sẽ được cắt ra để may, ráp hay trang trí thành váy, áo, khố, mũ, túi theo kiểu truyền thống. Đây là một quá trình hết sức công phu, tỉ mỹ, tâm huyết được người đồng bào chúng tôi thổi hồn vào từng sợi chỉ, đường may để có được sản phẩm mang tính đặc trưng nhưng rất truyền thống.
Chị Đinh Thị Pin, trưởng làng Pơ Nang chia sẻ: Hiện nay trong làng có hơn 60 nghệ nhân vẫn lưu giữ và phát huy nghề truyền thống dệt thổ cẩm đặc trưng này. Những sản phẩm từ dệt thổ cẩm do chính bàn tay người đồng bào chúng tôi làm ra không những gìn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc mà còn tăng thêm thu nhập cho bà con nơi đây. Mỗi lần có dịp lễ hội, sự kiện được khoác lên bộ trang phục từ chính bàn tay mình làm ra là một niềm tự hào, khẳng định được giá trị văn hoá truyền thống đã được lưu truyền từ bao đời nay đối với những người dân trong làng.
Nhằm phát huy lợi thế về du lịch gắn với phát triển các sản phẩm truyền thống của địa phương, tỉnh Gia Lai vẫn xác định nghề dệt thổ cẩm truyền thống là một trong những nghề mũi nhọn, giúp nâng cao giá trị kinh tế và giúp quảng bá văn hóa của người dân tộc thiểu số đến với bạn bè trong và ngoài nước. Do đó, chính quyền địa phương sẽ tiếp tục tạo điều kiện để làng nghề truyền thống tham gia các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm và sự kiện lớn trên địa bàn các huyện, tỉnh Gia Lai.
Bên cạnh đó, chính quyền địa phương sẽ tiếp tục bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Ngoài tạo ra những giá trị văn hoá về nghề dệt thổ cẩm của đồng bào các dân tộc Rajai, Bana … trên địa bàn tỉnh mà còn tạo ra giá trị kinh tế, đem lại thu nhập cho người dân. Do đó, việc giữ và nâng cao tay nghề của người thợ, cần có hỗ trợ về đào tạo, nâng cao chất lượng mẫu mã, quảng bá, giới thiệu sản phẩm để các sản phẩm vươn đến được thị trường lớn, tìm chỗ đứng vững chắc cho nghề dệt thổ cẩm.
Được khoác lên bộ trang phục từ chính bàn tay mình làm ra là một niềm tự hào, khẳng định được giá trị văn hoá truyền thống đã được lưu truyền từ bao đời nay đối với những người đồng bào. |
Hiện nay, toàn tỉnh Gia Lai đã có 106 câu lạc bộ dệt thổ cẩm, tập hợp hơn 1.600 phụ nữ tham gia. Con số này đang tiếp tục gia tăng khi dệt thổ cẩm được tỉnh quan tâm quảng bá như một sản phẩm văn hoá thiết yếu để phát triển du lịch. Tỉnh Gia Lai đã đưa dệt thổ cẩm thành nội dung quan trọng trong dự án "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Bà Nguyễn Thị Thanh Lịch - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cho biết: "Qua chương trình "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch", chúng tôi mong muốn tôn vinh nghệ nhân, người nghiên cứu đã không ngừng nghỉ, có sản phẩm đậm đặc tính nghệ thuật. Chúng tôi mong muốn không dừng ở quảng bá, giới thiệu mà còn làm sản phẩm kinh tế, quảng bá cho khách du lịch kết hợp thành sản phẩm thương mại hoá, góp phần vào phát triển kinh tế bền vững của Gia Lai".
Tin liên quan
Tin mới hơn
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề trồng nấm ở An Giang
10:25 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:20 | 17/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa
19:35 | 16/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 | 12/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 | 11/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Rèn Đa Sỹ - Top 10 thương hiệu quốc gia
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân
15:00 | 02/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá
23:50 | 01/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn
22:00 Tin tức
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
15:59 Tin tức
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 Tin tức
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
22:25 Kinh tế
Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long
09:54 Môi trường