Điện Biên: Đòn bẩy để phát triển bền vững nghề và làng nghề truyền thống
Những năm qua, trên địa bàn tỉnh có một số nghề truyền thống đã được hỗ trợ phát triển và biết đến rộng rãi, như đan lát, thêu dệt thổ cẩm, chế biến đặc sản dân tộc. Hợp tác xã (HTX) Dệt thổ cẩm Lào, bản Na Sang II, xã Núa Ngam, huyện Ðiện Biên là một điển hình. Thành lập từ năm 2004, HTX hiện vẫn đang hoạt động tích cực với 15 thành viên chính thức cùng hơn 10 chị em thuần thục thêu dệt trong bản thường xuyên tham gia lúc nông nhàn. Trong nhiều năm hoạt động, HTX cũng có thời gian rơi vào tình trạng sản phẩm làm ra rồi cất kho, “bỏ thì thương, vương thì tội”, nhưng bằng sự kiên trì, tự mày mò học hỏi, không ngại đi giới thiệu sản phẩm khắp mọi nơi của thành viên HTX mà đến nay hoạt động của HTX đã có nhiều khởi sắc. Sản phẩm của HTX đã đến Hà Nội, Hòa Bình, TP. Hồ Chí Minh… và ra cả nước ngoài. Nhiều khách từ xa lên tận nơi tìm hiểu, đặt hàng. Doanh thu trung bình hàng năm khoảng 600 - 700 triệu đồng, riêng năm 2018 thu về trên 1 tỷ đồng. Bà Lò Thị Viên, Giám đốc HTX Dệt thổ cẩm Lào, bản Na Sang II cho biết: “Năm 2020, HTX đã nhận được 3 đơn đặt hàng xuất đi các tỉnh. Sản phẩm tiêu thụ chủ yếu là vải thổ cẩm, nhưng HTX cũng luôn làm mới mình bằng các mặt hàng đa dạng, phong phú, như: Túi, giày, khăn, váy, áo… được khách khen ngợi, đánh giá cao. Nhờ đó mang lại thu nhập 3 - 3,5 triệu đồng/tháng/người cho hội viên tham gia đều đặn, những người tranh thủ thời gian làm cũng có thêm nguồn thu 1 - 2 triệu đồng/người/tháng.”.
Xã viên HTX Dệt thổ cẩm Lào bản Na Sang II dệt vải, cung ứng cho thị trường.
HTX làng nghề mây tre đan Nà Tấu, xã Nà Tấu (TP. Ðiện Biên Phủ) cũng có nhiều tiềm năng phát triển. HTX được thành lập từ năm 2010 theo chương trình đào tạo nghề phụ cho lao động nông thôn, trên nền tảng nghề truyền thống của cộng đồng dân tộc Thái bản địa. Từ khi thành lập đến nay, HTX đã sản xuất gần 4.000 sản phẩm các loại, cung ứng cho thị trường các tỉnh, thành phố, như: Hà Nội, Lào Cai, U Ðôm Xay (nước CHDCND Lào)... HTX giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương trong thời gian nông nhàn với mức thu nhập 1 - 2 triệu đồng/tháng/người. Thu nhập thêm tuy chưa cao nhưng là nguồn thường xuyên, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống tại địa bàn. Theo thông tin từ HTX, số lượng đơn đặt hàng mây tre đan đang ngày càng tăng, sản phẩm làm ra đến đâu hết đến đấy, thậm chí không đủ cung ứng. Ðây là tín hiệu vui cho nghề truyền thống mây tre đan.
Ðược tạo điều kiện phát triển
Có thể khẳng định các nghề truyền thống có tiềm năng phát triển, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, những nhóm hộ, tổ hợp tác, HTX làm nghề truyền thống duy trì, phát triển được chỉ có vài ba cơ sở. Mỗi cơ sở đều gặp khó khăn riêng, chủ yếu là đầu ra cho sản phẩm. HTX Thổ cẩm dân tộc Thái bản Mển, xã Thanh Nưa (huyện Ðiện Biên) mặc dù đã đa dạng hóa mặt hàng với nhiều mẫu mã nhưng tiêu thụ rất chậm, hàng tồn kho nhiều. HTX Dệt thổ cẩm Lào, bản Na Sang II tiêu thụ tốt hơn nhưng đầu ra vẫn còn bấp bênh. Ðược biết lượng tiêu thụ năm 2019 của HTX giảm 30 - 40% so với năm trước. Còn đối với HTX làng nghề mây tre đan Nà Tấu thì khó khăn là không có nguồn nguyên liệu tại chỗ. Ông Quàng Văn Hạ, hội viên HTX Nà Tấu cho biết: “Nếu có nguyên liệu, mỗi người một ngày có thể làm 3 - 4 chiếc ghế mây, 10 ngày làm xong một chiếc mâm. Nhưng hiện giờ, cả tháng mỗi nhà chỉ làm cầm chừng được vài chiếc ghế, coóng xôi, giỏ đồ… Có khách đặt hàng mà không dám nhận”. Cách đây vài năm đã có dự án trồng cây mây tạo vùng nguyên liệu tại Nà Tấu nhưng giống mây không phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, sau nhiều năm mà cây cao không quá 1m, tay mây không phát triển.
Ðể tạo điều kiện thúc đẩy nghề truyền thống phát triển, tháng 9/2019, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 32/2019/QÐ - UBND về Quy định công nhận, quản lý và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống, ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh. Theo Quyết định, làng nghề sẽ được đầu tư, cải tạo, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, điểm bán hàng, giới thiệu sản phẩm… Tuy nhiên trên địa bàn tỉnh ta đến nay chưa có làng nghề nào được công nhận. Qua rà soát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), toàn tỉnh có 7 làng nghề cơ bản đạt các tiêu chí có thể đề nghị được công nhận, bao gồm: Dệt thổ cẩm bản Na Sang II, xã Núa Ngam; dệt thổ cẩm bản Mển, xã Thanh Nưa; sản xuất bánh đa thôn Thanh Ðông, xã Thanh Luông (huyện Ðiện Biên); đan mây tre bản Nà Tấu, xã Nà Tấu (TP. Ðiện Biên Phủ); thêu thổ cẩm bản Tà Là Cáo, xã Sính Phình (huyện Tủa Chùa); đan mây tre tổ dân phố 6, phường Sông Ðà và sản xuất bánh khẩu xén, bản Bắc, xã Lay Nưa (TX. Mường Lay). Thành lập làng nghề được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ, đầu tư là cơ hội để nghề truyền thống có thể thương mại hóa sản phẩm, vươn ra khỏi quy mô cộng đồng nội thôn, bản. Vì vậy việc vận động thành lập làng nghề được quan tâm, thúc đẩy. Ông Trịnh Minh Tiến, Phòng Chế biến nông, lâm, sản - ngành nghề nông thôn, Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT) cho biết: “Ðến thời điểm hiện tại chưa có địa phương nào gửi hồ sơ công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống. Ðược giao phụ trách nội dung này, chúng tôi đang làm công văn tham mưu triển khai các huyện rà soát các ngành nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống để vận động, hướng dẫn các cơ sở, HTX đăng ký để được công nhận và hưởng chính sách theo quy định”.
Trước khi Quyết định số 32/2019/QÐ - UBND được ban hành, tỉnh Ðiện Biên cũng đã có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ bảo tồn và phát triển làng nghề. Có thể kể đến là Quyết định số 38/2017/QÐ-UBND ban hành Quy định công nhận và quản lý nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 1128/QÐ-UBND phê duyệt đề án xây dựng bản văn hóa dân tộc để phát triển du lịch tỉnh đến năm 2015; Quyết định số 1430/QÐ-UBND phê duyệt Ðề án tiếp tục bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Ðiện Biên gắn với phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025. Thực tế việc bảo tồn và phát triển làng nghề còn được lồng ghép thực hiện trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo; các chương trình, dự án có sự tài trợ của các tổ chức quốc tế; gắn với phát triển 10 bản văn hóa du lịch… Hàng năm các tổ hợp tác, HTX nghề truyền thống đều được các cơ quan trong tỉnh (Chi cục Phát triển nông thôn, Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch, Trung tâm Xúc tiến thương mại…) hỗ trợ đi giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại các hội chợ thương mại trong và ngoài tỉnh.
Nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Ðiện Biên đã có tiềm năng nội tại, lại có chủ trương, chính sách thúc đẩy thực sự là cơ hội, đòn bẩy mạnh mẽ cho những cá nhân, tập thể, HTX say mê, nhiệt huyết với nghề của cha ông để lại.
Bài và ảnh: Nguyễn Hiền
Tin liên quan
Tin mới hơn
Hải Dương: Làng nghề tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn
13:54 | 18/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề
11:06 | 18/09/2024 OCOP
Nông dân Hồ Trọng Lập được vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024
14:59 | 17/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định triển khai giải pháp ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
14:45 | 17/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Du lịch trải nghiệm nghề truyền thống
09:50 | 17/09/2024 Du lịch làng nghề
Nông dân Phú Thọ "kiếm bộn tiền" nhờ một thứ quả đặc biệt không thể thiếu trên mâm ngũ quả Tết Trung thu
09:43 | 17/09/2024 Kinh tế
Tin khác
Hàng trăm ha Đào Nhật Tân bị lụi tàn sau Cơn bão số 3 (Yagi)
09:39 | 17/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Người "Thổi hồn" cho nghề làm bánh oản cổ truyền
16:03 | 16/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cơ hội để phát huy tiềm năng của làng nghề truyền thống
11:17 | 16/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống
17:27 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng
17:27 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Xưởng mộc Minh Mít làm nhà thờ gỗ sơn son thiếp vàng
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề truyền thống hoa, cây cảnh Triệu Đề
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Tự Lập: Khai thác, sản xuất, kinh doanh đá ốp lát - Đem lại những sản phẩm và chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng
09:55 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cụ ông 75 tuổi tự tay làm hơn 100 chiếc đèn Trung thu truyền thống
10:35 | 12/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thừa Thiên Huế: Nghề làm đầu lân tất bật mùa trung thu
11:04 | 11/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ gìn tinh hoa nghệ thuật khảm trai ở làng nghề Chuôn Ngọ
11:04 | 11/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ngày hội mắm Châu Đốc Tôn vinh ẩm thực kết nối kinh tế vùng miền
11:20 | 10/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ông “vua dép lốp” trở thành Nghệ nhân làng nghề
11:19 | 10/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên tập trung thực hiện xây dựng nông thôn mới đến năm 2025
15:20 Nông thôn mới
Khoác áo mới có sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Định
14:55 Khuyến công
Xây dựng vùng chè hơn 500ha theo hướng VietGAP ở huyện Kỳ Anh
09:57 Khuyến nông
Triển vọng phát triển kinh tế từ nghề nuôi rắn ở Đồng Hỷ
09:57 Kinh tế
Vệ sinh giếng nước, bể chứa, xử lý môi trường sau lũ lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế
09:56 Sức khỏe - Đời sống