Hà Nội: 23°C Hà Nội
Đà Nẵng: 24°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 29°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 23°C Thừa Thiên Huế

Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng

OVN - Lợi thế của các loại đặc sản miền quê là tận dụng vùng nguyên liệu tự nhiên tạo nên nét đặc trưng riêng biệt, sản phẩm càng được nâng tầm giá trị khi tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Tăng cường kết nối cho các sản phẩm OCOP

Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng
Tại Diễn đàn sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL tổ chức tại tỉnh Cà Mau năm 2023, 2 sản phẩm OCOP 4 sao của An Giang là đường thốt nốt bột Palmania và trà kim ngân hoa được chọn là 2 trong số 43 sản phẩm OCOP tiêu biểu vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Từ khi được triển khai, Chương trình OCOP ở tỉnh An Giang đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai mạnh mẽ và tạo ra sự lan tỏa mạnh mẽ trên địa bàn, tạo động lực lớn cho các chủ thể kinh tế đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, OCOP cũng góp phần tạo ra nhiều cơ hội việc làm và cải thiện thu nhập cho người lao động địa phương, góp phần phát triển kinh tế khu vực nông thôn của tỉnh.

Tính đến nay, toàn tỉnh An Giang đã thực hiện đánh giá, phân hạng và công nhận được 125 sản phẩm OCOP thuộc 86 chủ thể kinh tế. Đến năm 2025, An Giang đặt có 170 sản phẩm OCOP được công nhận từ 3 sao trở lên; trong đó 11 sản phẩm 5 sao - cấp quốc gia; củng cố và nâng cấp ít nhất 20 sản phẩm OCOP đã được đánh giá, phân hạng. Định hướng đến năm 2025, tỉnh ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm, phát triển dịch vụ du lịch nông thôn; phấn đấu ít nhất 40% chủ thể OCOP là hợp tác xã, 30% chủ thể là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Có ít nhất 30% chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định, ưu tiên sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng…

Câu chuyện xây dựng và phát triển của nhiều sản phẩm OCOP từng bước khẳng định được giá trị và chất lượng trên thị trường.
Câu chuyện xây dựng và phát triển của nhiều sản phẩm OCOP từng bước khẳng định được giá trị và chất lượng trên thị trường.

Theo ông Phạm Thái Bình - Phó Chánh Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh An Giang cho biết, đối với các sản phẩm OCOP được chứng nhận 3 sao trở lên, được lựa chọn làm quà tặng trong các hội nghị, hội thảo quan trọng và các chuyến công tác trong, ngoài tỉnh. Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh đã phối hợp với các sở, ngành chú trọng quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối giao thương đối với các sản phẩm OCOP, thông qua các hoạt động, như: Ngày hội sản phẩm OCOP và hàng hóa đặc trưng các tỉnh, thành năm 2023; Ngày hội mắm Châu Đốc An Giang - Đặc sản các vùng miền năm 2023 tại TP. Châu Đốc, hoạt động kết nối giữa 4 tỉnh ABCD Mekong (An Giang, Bến Tre, Cần Thơ và Đồng Tháp)...

Các sản phẩm đặc thù, sản phẩm OCOP của An Giang có thể kể đến như: Đường thốt nốt, sản phẩm từ cây thốt nốt, khô cá lóc, khô bò, mắm cá mè vinh, trà thảo dược, rượu trái cây... được hỗ trợ trưng bày, quảng bá tại các kỳ hội chợ triển lãm, sự kiện quan trọng ở nhiều tỉnh thành. Đối với các sản phẩm đạt chứng nhận OCOP từ 3 sao trở lên, được hỗ trợ tham gia xúc tiến tại các tỉnh: Bến Tre, Quảng Ninh, Đồng Tháp, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng, Festival hoa Đà Lạt, Tuần Văn hóa trà và tơ lụa Lâm Đồng tại TP. Bảo Lộc...

Nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP

Nhằm khuyến khích phát triển sản phẩm OCOP, An Giang đã và đang triển khai nhiều chính sách hỗ trợ cho các chủ thể kinh tế, như: Hỗ trợ 5 nhãn hiệu cho 5 chủ thể có sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, tổng kinh phí 60 triệu đồng; trao quyền sử dụng và gia hạn quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận An Giang cho 11 tổ chức, cơ sở. Tỉnh còn hỗ trợ 80.000 tem nhãn hiệu chứng nhận An Giang cho: Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Việt Hà (15.000 tem), Hộ kinh doanh Phương Giàu (5.000 tem), Hộ kinh doanh lạp xưởng bò Anas (20.000 tem), Hộ kinh doanh hiệu mắm Út Nhanh (30.000 tem), Hộ kinh doanh Hòa Kiều (10.000 tem). Thông qua dán tem lên sản phẩm, giúp người tiêu dùng nhận biết nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp chủ lực của An Giang.

Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng
Trà Kim Ngân Hoa là một trong những sản phẩm OCOP nổi bật của tỉnh An Giang.

Năm 2023, Sở Công Thương đã triển khai thực hiện đề án khuyến công địa phương, hỗ trợ cho các chủ thể kinh tế 15 đề án ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất, với số tiền hỗ trợ trên 3,56 tỷ đồng (năm 2022 hỗ trợ 13 đề án, số tiền 3,2 tỷ đồng); hỗ trợ 1 doanh nghiệp tham gia đề án khuyến công quốc gia; hỗ trợ cho 7 sản phẩm OCOP, gồm: Chả cá thát lát rút xương tẩm gia vị; chả cá thát lát tẩm gia vị; bộ sản phẩm mật thốt nốt (sệt Palmania, bột Palmania); trà kim ngân hoa; xoài cát Hòa Lộc sấy dẻo; đũa ăn gỗ thốt nốt.

Thông qua nhiều hoạt động hỗ trợ tích cực, các địa phương thấy được tiềm năng, thế mạnh để có những chính sách, giải pháp phù hợp nhằm phát triển sản phẩm OCOP, đặc biệt là bảo tồn và phát triển ngành nghề truyền thống của địa phương. Chương trình OCOP được tổ chức, triển khai tương đối đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, đáp ứng yêu cầu và góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng NTM. Sản phẩm đạt chứng nhận OCOP bước đầu đã khơi dậy tiềm năng, thế mạnh về sản phẩm, vùng nguyên liệu và lao động địa phương; tạo được lợi thế, cơ hội để phát huy và khai thác giá trị sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch nông thôn, góp phần chuyển đổi sản xuất theo hướng tăng quy mô sản xuất gắn với chuỗi giá trị, nâng cao thu nhập cho người dân./.

Tường Vân

Tin liên quan

Ứng phó sạt lở vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Các giải pháp “cứng” và “mềm”

Ứng phó sạt lở vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Các giải pháp “cứng” và “mềm”

LNV - Trước tình trạng sạt lở đất bờ sông ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các địa phương đã triển khai nhiều công tác ứng phó, bao gồm cả những công trình “cứng” như kè sông, đê điều. Song song đó, chuyên gia cũng đề xuất một số giải pháp “mềm” giúp giảm thiểu tác động thiên tai.
Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long

Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long

LNV - Nông nghiệp xanh là định hướng phát triển bền vững của vùng Đồng bằng sông Cửu Long khi giúp nâng cao chất lượng, bảo vệ môi trường, đồng thời tạo sinh kế ổn định cho người dân. Để làm được điều này, chuyên gia cho rằng việc bảo vệ môi trường phải được tích hợp chặt chẽ với các chương trình nâng cao chuỗi giá trị.
Hướng phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

Hướng phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

LNV - Nông nghiệp xanh là định hướng phát triển bền vững của vùng Đồng bằng sông Cửu Long khi giúp nâng cao chất lượng, bảo vệ môi trường, đồng thời tạo sinh kế ổn định cho người dân. Để làm được điều này, chuyên gia cho rằng việc bảo vệ môi trường phải được tích hợp chặt chẽ với các chương trình nâng cao chuỗi giá trị.

Tin mới hơn

Nghệ An có thêm 14 sản phẩm đạt OCOP 4 sao

Nghệ An có thêm 14 sản phẩm đạt OCOP 4 sao

LNV - UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định công nhận 24 sản phẩm OCOP 4 sao, trong đó công nhận lại 10 sản phẩm, nâng hạng 3 sản phẩm và công nhận lần đầu 11 sản phẩm.
Sản phẩm OCOP 5 sao vươn ra thế giới

Sản phẩm OCOP 5 sao vươn ra thế giới

OVN - Theo Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, hiện chưa có thống kê cụ thể về hiện trạng tất cả các sản phẩm OCOP xuất khẩu. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm OCOP 5 sao, đã có 48/79 sản phẩm OCOP 5 sao (chiếm 60,7%) xuất khẩu sang các thị trường khó tính như: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản.
Hội chợ OCOP – Cơ hội phát triển sản phẩm OCOP Bình Phước

Hội chợ OCOP – Cơ hội phát triển sản phẩm OCOP Bình Phước

LNV - UBND tỉnh Bình Phước vừa công nhận thêm 33 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, nâng tổng số sản phẩm OCOP của tỉnh lên 169 sản phẩm. Vì vậy, nhằm quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ, UBND tỉnh Bình Phước đã chỉ đạo các đơn vị lên kế hoạch tổ chức Hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP địa phương.
Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất

LNV - Chuẩn bị nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng, người dân nhiều làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh bước vào thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2025 với nhiều hy vọng mới.
Hải Phòng: Nỗ lực xây dựng sản phẩm OCOP 5 sao

Hải Phòng: Nỗ lực xây dựng sản phẩm OCOP 5 sao

LNV - Hải Phòng thực hiện chương trình OCOP từ năm 2019. Đến nay, toàn thành phố có 287 sản phẩm OCOP được cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao, nhưng vẫn chưa có sản phẩm nào đạt 5 sao (tiêu chuẩn cấp quốc gia). Vì vậy, các doanh nghiệp, HTX đang nỗ lực phấn đấu hoàn thiện các tiêu chí quy định để được xếp hạng sản phẩm cấp quốc gia.
Bình Phước: Thêm 33 sản phẩm OCOP 4 sao

Bình Phước: Thêm 33 sản phẩm OCOP 4 sao

LNV - Ngày 20/2, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuyết Minh đã chủ trì cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, xem xét kết quả thẩm định hồ sơ, chấm điểm và phân hạng sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh năm 2024.

Tin khác

Vĩnh Long: Đẩy mạnh hỗ trợ các sản phẩm OCOP

Vĩnh Long: Đẩy mạnh hỗ trợ các sản phẩm OCOP

LNV - Theo “Kế hoạch hoạt động xúc tiến thương mại năm 2025” của tỉnh Vĩnh Long, các sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) của tỉnh sẽ được tiếp cận thị trường trong và ngoài nước, thông qua việc tham gia các cuộc hội chợ triển lãm, kết nối cung cầu, giao thương, hội nghị,…
Kiệu Hương Hòa Nhơn: Từ hương vị quê nhà đến chuẩn OCOP 4 sao

Kiệu Hương Hòa Nhơn: Từ hương vị quê nhà đến chuẩn OCOP 4 sao

OVN - Khi xuân về, giữa bao món ngon “cao lương mỹ vị”, dưa kiệu Hòa Nhơn – món ăn giản dị nhưng đầy thi vị – vẫn luôn giữ một vị trí đặc biệt trong lòng người dân quê. Không cầu kỳ, không phô trương, những củ kiệu muối chua giòn tan hòa quyện với chút ngọt thanh của giấm đường và cay nồng đặc trưng đã tạo nên một hương vị khó quên. Đây không chỉ là món ăn, mà còn là ký ức, là tình yêu quê hương đậm sâu trong tâm trí mỗi người con xa xứ.
Chè Shan Tuyết Tà Xùa: Hương vị cao nguyên tinh túy

Chè Shan Tuyết Tà Xùa: Hương vị cao nguyên tinh túy

LNV - Chè Shan Tuyết Tà Xùa, một đặc sản nổi tiếng của vùng núi cao Tây Bắc, không chỉ thu hút người thưởng thức bởi hương vị thơm ngon, độc đáo mà còn vì sự gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên hoang sơ và truyền thống canh tác lâu đời của người dân nơi đây.
Bắc Ninh thưởng cho sản phẩm OCOP được công nhận năm 2024

Bắc Ninh thưởng cho sản phẩm OCOP được công nhận năm 2024

LNV - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Lê Xuân Lợi vừa ký, ban hành Quyết định số 828/QĐ-UBND thưởng cho sản phẩm được công nhận OCOP năm 2024.
Quảng Nam: Lần đầu tiên có 2 sản phẩm OCOP 5 sao

Quảng Nam: Lần đầu tiên có 2 sản phẩm OCOP 5 sao

LNV - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam đã chủ trì phiên họp Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP Trung ương đợt 3 năm 2024. Sau khi thảo luận, trao đổi, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương đã thống nhất quyết định công nhận 28 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP cấp quốc gia.
Phú Yên: Hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn gắn với Chương trình OCOP

Phú Yên: Hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn gắn với Chương trình OCOP

Nhằm hướng tới xây dựng, thực hiện các dự án, mô hình phát triển ngành nghề nông thôn gắn với Chương trình OCOP, tỉnh Phú Yên triển khai thực hiện hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh năm 2025.
Hành trình chạm đến ước mơ OCOP 5 sao

Hành trình chạm đến ước mơ OCOP 5 sao

OVN - Nhận thấy tiềm năng dược liệu của Bắc Kạn, Công ty Cổ phần Công nghệ dược liệu Bắc Hà đã đầu tư nghiên cứu, chiết xuất hoạt chất quý từ cây dược liệu, đưa 3 sản phẩm đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia.
Mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP

Mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP

OVN - Chứng nhận sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được xem như “giấy thông hành” để đưa sản phẩm hướng vào các siêu thị và cửa hàng tiện ích.
Vợ chồng thạc sĩ về quê làm nông dân thu lãi tiền tỷ

Vợ chồng thạc sĩ về quê làm nông dân thu lãi tiền tỷ

Họ là những Thạc sĩ, Kỹ sư có nhiều ý tưởng sáng tạo, tiếp thu được những công nghệ tiên tiến, hiện đại, mong muốn đem sức vóc về quê hương lập nghiệp và hướng đến mục tiêu “xanh và sạch” nhằm tạo ra những giá trị bền vững cho cộng đồng.
Hà Nam có 157 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên

Hà Nam có 157 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên

OVN - Sau 7 năm thực hiện Chương trình OCOP, tính đến hết năm 2024, toàn tỉnh Hà Nam có 157 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên.
Mật ong Phương Di đạt chuẩn OCOP 5 sao

Mật ong Phương Di đạt chuẩn OCOP 5 sao

LNV - Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Trần Thanh Nam ký Quyết định số 377/QĐ-BNN-VPĐP phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm cấp Quốc gia đợt III-2024.
Bàu Bàng đẩy mạnh chương trình OCOP, nâng tầm sản phẩm địa phương

Bàu Bàng đẩy mạnh chương trình OCOP, nâng tầm sản phẩm địa phương

LNV - Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã được huyện Bàu Bàng xác định là nhiệm vụ quan trọng nhằm khai thác tối đa tiềm năng địa phương, nâng cao giá trị hàng hóa nông sản, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn
Pháo đất - nâng tầm trò chơi dân gian thành sản phẩm OCOP

Pháo đất - nâng tầm trò chơi dân gian thành sản phẩm OCOP

OVN - Liên hoan pháo đất tỉnh Hải Dương năm 2025 diễn ra ngày 14/2 tại chùa Côn Sơn, thuộc Di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc (thành phố Chí Linh) là hoạt động do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương tổ chức, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân gian của dân tộc.
Sản phẩm OCOP làng nghề Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Sản phẩm OCOP làng nghề Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

LNV - Làng nghề OCOP (Chương trình Mỗi Xã Một Sản Phẩm) từ lâu đã trở thành biểu tượng sống động của sự sáng tạo, khéo léo và tâm huyết. Đây không chỉ là nơi gìn giữ những giá trị truyền thống quý báu mà còn là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, mang lại sự gắn kết giữa các vùng miền.
Nâng cao vị thế sản phẩm OCOP miền núi Quảng Ngãi

Nâng cao vị thế sản phẩm OCOP miền núi Quảng Ngãi

LNV - Thu nhập của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi chủ yếu nông, lâm nghiệp, để tạo nguồn sinh kế ổn định cho người dân, tỉnh đã thực hiện nhiều chương trình trong đó thành công là phát triển sản phẩm OCOP gắn với thế mạnh địa phương.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Phú Yên đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Phú Yên đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

LNV - Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Phú Yên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc trao tặng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Phú Yên Huân chương Lao động hạng Nhất vì những đóng góp x
Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ

Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ

LNV - Mỗi năm, doanh thu đến từ các làng nghề trên địa bàn TP. Hà Nội đạt hơn 1 tỷ USD, đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế của Thủ đô. Tuy nhiên, trong bối cảnh sức cạnh tranh thị trường ngày càng tăng cao với sự góp mặt của hàng hóa ngoại nhập thì việc tìm hướng đi mới phù hợp xu thế hiện đại là hành động cấp thiết để bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống của Thành phố, trong đó có nghề rèn tại làng Đa Sỹ.
Sức sống ở làng nghề Yên Bái

Sức sống ở làng nghề Yên Bái

LNV - Mang trong mình những giá trị văn hóa, phong tục, tập quán, đời sống sinh hoạt của người dân mỗi địa phương, mỗi vùng đất; thế nên không ít nghề truyền thống và các sản phẩm của làng nghề ở Yên Bái không những không bị mai một mà ngày càng khẳng định giá trị nhờ đổi mới sáng tạo, kết hợp du lịch, thương mại điện tử và xu hướng tiêu dùng xanh.
Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh

LNV - Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nghề đúc đồng ở làng Trà Đông (Thanh Hóa) vẫn giữ được nét độc đáo, đặc trưng, tiếp tục phát triển mạnh mẽ cho tới ngày nay.
Làng nghề nuôi cá triệu đô

Làng nghề nuôi cá triệu đô

LNV - Huyện Bình Chánh đang triển khai kế hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề cá kiểng tại xã Bình Lợi, nơi có tổng diện tích nuôi cá cảnh trên địa bàn khoảng 60ha. Riêng xã Bình Lợi, diện tích nuôi cá koi, chép Nam Dương và chép Nhật đã đạt khoảng 20ha. Đây được xem là mô hình kinh tế nông nghiệp đô thị hiệu quả, thu hút nhiều hộ dân tham gia sản xuất. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nước dồi dào và kinh nghiệm nuôi cá kiểng lâu năm của người dân, Bình Lợi đang từng bước trở thành trung tâm sản xuất cá cảnh quy mô lớn của TP. Hồ Chí Minh.
Giao diện di động