Đà Nẵng: Làng nghề truyền thống Non Nước - Tự hào là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Ngoài ra, cũng có một người thợ giỏi trong làng là ông Huỳnh Bá Triêm đã từng ra kinh đô Huế trang trí các lăng tẩm, cung đình. Ông đã học được cách làm bộ ấm chén trà bằng đá cẩm thạch đỏ – sản phẩm được xem là độc đáo, tinh xảo nhất của nghề đá mỹ nghệ Non Nước hồi đó. Nhưng nói về người đầu tiên dùng đá quý tạc tượng là phải nhắc đến nghệ nhân Nguyễn Chất, ông đã tạo tác hai pho tượng thờ ở động Hoa Nghiêm và động Tàng Chơn, đến nay vẫn ngày ngày được khách hành hương chiêm ngưỡng.
Thời chống Mỹ, gia đình ông Huỳnh Phước Thảo đã bí mật tổ chức cưa, xẻ, vận chuyển gần 200 phiến đá trắng, đỏ, cẩm thạch quý hiếm đưa ra xây Lăng Hồ Chủ tịch. Màu đỏ của cờ đỏ sao vàng ghép bằng đá trang trí trên lăng đến nay vẫn còn thắm tươi niềm tự hào của người làng đá Non Nước.
Sau ngày thống nhất đất nước, những người làm nghề điêu khắc đá tập hợp lại thành lập HTX Đá mỹ nghệ Non Nước, hoạt động trong suốt thập niên 80 thế kỷ trước. HTX lúc đó chỉ có 130 xã viên; trong đó thợ điêu khắc có 35 người, còn hầu hết là lao động phổ thông. Nguyên liệu được khai thác tại chỗ, sản xuất theo kinh nghiệm truyền thống.
Sản phẩm mỹ nghệ lúc đó có kích thước nhỏ gọn, nghệ thuật điêu khắc độc đáo, nhưng số lượng chưa nhiều, chủ yếu là hàng gia dụng và vật lưu niệm phục vụ cho du khách trong nước và quốc tế mỗi khi tới Đà Nẵng. Nhưng giờ đây sản phẩm này có mặt khắp nơi trong nước mà còn xuất ra thế giới, chủ yếu qua một số thương nhân nước ngoài.
Ban đầu các vị tiền hiền khai sáng làng nghề còn dùng cái vồ như vồ ép dầu – nghề đá gọi là cái cui – làm bằng gỗ đồi mồi để đập đá. Còn bây giờ, thời buổi khoa học kỹ thuật hiện đại, tất cả các hộ đều sử dụng các loại máy cầm tay, năng suất lao động cứ thế mà vụt lên như tên lửa. Nhiều công đoạn, kỹ thuật chế tác như chạm lộng chẳng hạn, ngày trước thủ công gần như không làm được thì giờ đây, với trợ thủ đắc lực là máy cơ giới, tất cả đều được giải quyết tất tần tật.
Tuy nhiên, hệ quả tất yếu từ sự phát triển nhanh của làng nghề là vấn nạn ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước uống do các hộ đều dùng a-xít để tẩy rửa và tạo độ bóng cho đá. Ngoài ra, bụi đá và tiếng ồn cũng ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Vì vậy, quận Ngũ Hành Sơn đã lập phương án di dời toàn bộ làng nghề tập trung tại tổ 17 khu vực Đông Trà, phường Hòa Hải, với quy mô 35,5ha.
Nghệ nhân chế tác đá đã truyền nghề qua nhiều thế hệ con cháu của họ. Dần dần nghề chế tác đá mỹ nghệ tại phường Hòa Hải đã trở thành nghề truyền thống. Nghề vừa mang ý nghĩa kinh tế, tham gia xóa đói giảm nghèo, đồng thời cũng có ý nghĩa về đời sống tinh thần, phản ánh bản sắc văn hóa truyền thống địa phương.
Nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước ẩn chứa các lớp lịch sử, văn hóa trong từng công đoạn của nghề, trên từng sản phẩm, là bảo tàng sống về sinh hoạt văn hóa, đời sống tinh thần của người dân địa phương. Hiện nay, nghề này còn có vai trò rất lớn trong đời sống kinh tế – xã hội của cộng đồng, đã góp phần quan trọng vào sự dịch chuyển cơ cấu nông thôn, chuyển từ lao động giản đơn, năng suất thấp sang lao động có kỹ năng, năng suất cao. Nghề đã tận dụng được nguồn lao động nhàn rỗi, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân…
Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc sắc của nghề điêu khắc đá Non Nước, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định đưa di sản văn hóa phi vật thể này vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình Nghề thủ công truyền thống.
Theo Lê Gia Lộc
Sản phẩm điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước đa dạng về loại hình, phong phú về màu sắc, kích cỡ, chủng loại. Những sản phẩm có truyền thống lâu đời, gắn liền với sự phát triển của nghề chủ yếu có các loại sau:
– Sản phẩm phục vụ đời sống sinh hoạt, như ấm chén, bát đĩa, bình cắm hoa, chân cột…
– Sản phẩm phục vụ đời sống tín ngưỡng, như bia mộ, tượng… Thợ điêu khắc đá Non Nước có tài làm hai loại tượng: tượng tròn và phù điêu, song phổ biến và sở trường vẫn là tượng tròn. Dạng tượng tròn gồm các nhóm sau:
+ Nhóm tượng tâm linh: tượng Phật, tượng La Hán, tượng Đức Mẹ và Chúa hài đồng…
+ Nhóm tượng Chăm: nghệ nhân điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước phục chế và chế tác tượng Chăm dưới dạng tượng tròn và phù điêu. Các tác phẩm này rất đa dạng, như: tượng chim thần, bò thần, rắn thần, tượng thần Siva, tượng Genesa, tượng vũ nữ, tượng makara hai đầu, các lá nhĩ phù điêu vũ nữ, biểu tượng linga, yoni…
+ Nhóm tượng trang trí: có hàng trăm mẫu mã và sản phẩm đủ kích cỡ nhưng chủ yếu là tượng động vật, trong đó có một số tượng gắn với đời sống tâm linh của người Việt, như: sư tử, cá chép trông trăng, rồng phun lửa, trâu, hổ… Bên cạnh đó, tượng tròn mang đề tài hiện đại được khai thác phục vụ nhu cầu của du khách, như: tượng chân dung thiếu nữ Việt Nam và phương Tây, tượng phỏng theo tượng của nước ngoài, tượng các nhà cách mạng, lãnh tụ…
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại
09:08 | 15/04/2025 Nghiên cứu trao đổi

Những yếu tố sống còn của làng nghề
14:31 | 10/04/2025 Nghiên cứu trao đổi

Sức sống ở làng nghề Yên Bái
09:31 | 04/04/2025 Nghiên cứu trao đổi

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống
11:34 | 02/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng
10:03 | 21/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống
09:45 | 13/03/2025 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác

Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam
15:44 | 06/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị
11:40 | 01/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề
21:08 | 20/02/2025 Nghiên cứu trao đổi

Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề
19:28 | 13/02/2025 Nghiên cứu trao đổi

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:29 | 21/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao
14:44 | 14/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:28 | 05/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ
09:22 | 17/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững
09:24 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Một số nghề thủ công truyền thống của người Mường ở Tân Lạc Hòa Bình
09:23 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Cần đa dạng mẫu mã sản phẩm làng nghề để đẩy mạnh xuất khẩu
13:51 | 06/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Thực trạng xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
09:08 | 28/11/2024 Nghiên cứu trao đổi

Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
11:00 | 26/11/2024 Nghiên cứu trao đổi

Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?
08:56 | 14/11/2024 Nghiên cứu trao đổi

Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu
13:43 | 07/11/2024 Nghiên cứu trao đổi

Hà Nội đưa hơn 3.000 sản phẩm OCOP vào hệ thống phân phối hiện đại
12:21 OCOP

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
12:19 Làng nghề, nghệ nhân

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi
12:15 Làng nghề, nghệ nhân

Tăng hiệu quả, giảm phát thải từ mô hình sản xuất lúa SRI
12:07 Khuyến nông

Hà Nội đón 875.000 lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5
12:03 Văn hóa - Xã hội