Cơ hội để phát huy tiềm năng của làng nghề truyền thống
Không chỉ là không gian kết tinh, lưu giữ giá trị văn hóa, lịch sử mà làng nghề góp phần phát triển kinh tế nông thôn, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Minh chứng là doanh thu của các làng nghề ước đạt trên 24.000 tỷ đồng/năm, một số làng nghề có doanh thu cao trên 1.000 tỷ đồng như: làng nghề điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng; làng nghề bánh kẹo dệt kim La Phù; làng nghề chế biến nông sản thực phẩm Minh Khai; làng nghề cơ khí nông cụ Phùng Xá đạt 1.200 tỷ đồng…
Bên cạnh đó, nhiều làng nghề còn có tiềm năng lớn trong phát triển du lịch, thu hút đông đảo du khách. Điển hình như làng làm đồ chơi trung thu làng Ái Hậu, nặn tò he ở Phú Xuyên, gốm sứ Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, mây tre đan Phú Vinh...
Mặc dù có nhiều tiềm năng nhưng các làng nghề truyền thống vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Các chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước đôi khi chưa thực sự đến được với các hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ. Một thách thức nữa là nguồn nhân lực. Nhiều làng nghề thiếu hụt lao động trẻ, có tay nghề cao do xu hướng di cư lên thành phố hoặc làm việc trong các ngành công nghiệp khác. Môi trường làng nghề cũng là một thách thức không nhỏ…
Một khó khăn nữa chính là tìm thị trường tiêu thụ. Bởi lẽ, sản phẩm của làng nghề truyền thống có giá thành cao, mẫu mã sản phẩm chưa đa dạng, chưa theo kịp thị hiếu người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Đây là một thực tế khiến cho hàng Việt truyền thống chưa thể đến nhiều với những thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng như: Anh, Mỹ, Pháp và Đức.
Đáng nói là các làng nghề hiện nay phát triển manh mún, nhỏ lẻ, khó cạnh tranh với những sản phẩm cùng loại được sản xuất bằng công nghệ hiện đại từ các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, do thiếu thông tin nên việc mở rộng thị trường tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ còn chậm. Hiện nhiều làng nghề đứng trước nguy cơ bị mai một.
Như làng Hậu Ái (xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội) cũng từng được coi là thủ phủ sản xuất đồ chơi trung thu truyền thống mỗi dịp rằm tháng 8. Tuy nhiên do cơn bão đồ chơi nhập khẩu, theo thời gian, làng nghề ngày càng đìu hiu.
Bà Nguyễn Thị Tuyến - người còn đang giữ được nghề cuối cùng của làng chia sẻ, bà còn làm nghề là vì tình yêu, sự đam mê với nghề, chứ làm nghề giờ đủ ăn đã khó chứ chưa nói đến làm giàu. Bà Tuyến cũng không khỏi trăn trở nguy cơ về một làng nghề Hậu Ái truyền thống trong quá khứ trước đây sẽ chỉ còn trong ký ức.
Hay như nghề làm chuồn chuồn tre ở làng Thạch Xá (huyện Thạch Thất, Hà Nội) nổi tiếng từ lâu. Trao đổi với phóng viên, nghệ nhân Đỗ Văn Liên - người đầu tiên mang nghề thủ công làm chuồn chuồn tre về với Thạch Xá cho biết, có những thời điểm cả làng Thạch Xá gần như hộ nào cũng làm chuồn chuồn tre để kiếm thêm thu nhập, vì sản phẩm độc đáo, đa sắc màu. Tuy nhiên, hiện nay còn số ít gia đình giữ được nghề. Nhìn làng nghề cận những ngày Tết Trung thu vẫn hiu hắt mà chạnh lòng.
Còn tại Nam Định, thôn Báo Đáp (xã Hồng Quang, huyện Nam Trực) nức tiếng cả nước với nghề làm đèn ông sao truyền thống. Đã có những thời điểm, trước sức ép của các loại đồ chơi trung thu ngoại nhập, nghề làm đèn ông sao của làng Báo Đáp đứng trước nguy cơ mai một.
Thế nhưng năm gần đây, khi các giá trị văn hóa truyền thống được quan tâm và phát huy trở lại, thì mặt hàng đồ chơi trung thu được làm thủ công cũng tìm được vị thế vốn có của mình. Và rồi những chiếc đèn ông sao lại có thể nuôi sống người làm nghề. Số hộ quay trở lại làm đèn đang có xu hướng tăng dần theo từng năm.
Để làng nghề có thể phát triển bền vững, cần thiết phải có một khung pháp lý thuận lợi và một môi trường kinh doanh cởi mở. Và việc xây dựng Luật Làng nghề là rất quan trọng, nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa phát triển và bảo tồn theo hướng hài hòa lợi ích.
Theo GS.TS Từ Thị Loan - Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam, cần xây dựng và ban hành Luật Làng nghề để điều chỉnh mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, lợi ích cộng đồng và lợi ích quốc gia. Luật Làng nghề sẽ đảm bảo cho sự phát triển bền vững của các làng nghề Việt Nam, trong đó có nghề thủ công mỹ nghệ.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục ban hành các chính sách khuyến khích phát triển nghề và sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Hoàn thiện công tác quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủ công mỹ nghệ trong cả nước. Hoàn thiện các quy định về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú trong ngành thủ công mỹ nghệ.
Tin liên quan
Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn
09:11 | 04/10/2024 OCOP
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Kiên Giang
10:07 | 30/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Bến Tre
14:01 | 20/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn
Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động
09:24 | 04/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội An đón nhận “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia
09:24 | 04/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Công nhận nghề truyền thống Hà Nội đối với nghề kim hoàn, đậu bạc Định Công
09:08 | 04/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Về miền cổ tích gốm Thanh Hà truyền thống 500 năm tuổi
10:23 | 03/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam Trịnh Quốc Đạt làm việc với đơn vị trực thuộc tại thành phố Hải Phòng
15:12 | 02/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Lập Đề án phát triển Làng nghề trồng hoa Gia An Nam
13:30 | 02/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Trăm năm kể chuyện nghề rèn
10:07 | 30/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân ẩm thực nâng tầm món ăn truyền thống Việt
15:06 | 27/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề chè Ba Trại Phát triển bền vững
09:38 | 27/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nâng cao giá trị sản phẩm từ nghề đan võng gai của đồng bào người Thổ
10:32 | 25/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bún, phở gạo lứt khô - Đặc sản của làng nghề truyền thống Minh Khai
09:42 | 25/09/2024 OCOP
Bình Định bảo tồn và phát triển làng nghề
11:11 | 24/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hơn 100 đơn vị, doanh nghiệp sẽ tham gia Hội chợ Làng nghề năm 2024
11:04 | 24/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề chằm nón lá
09:23 | 23/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phát triển làng nghề theo hướng du lịch xanh và sạch
09:23 | 23/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội tụ tinh hoa làng nghề tại “Hội chợ Làng nghề Việt Nam lần thứ 20 – 2024”
13:13 | 20/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hải Dương: Làng nghề tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn
13:54 | 18/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề
11:06 | 18/09/2024 OCOP
Nông dân Hồ Trọng Lập được vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024
14:59 | 17/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định triển khai giải pháp ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
14:45 | 17/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Du lịch trải nghiệm nghề truyền thống
09:50 | 17/09/2024 Du lịch làng nghề
Rượu Lừng Hồng - Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình
12:16 OCOP
100 gian hàng OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ được giới thiệu tại huyện Thanh Trì
23:00 Tin tức
Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động
09:24 Làng nghề, nghệ nhân
Hội An đón nhận “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia
09:24 Làng nghề, nghệ nhân
Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn
09:11 OCOP