Hà Nội: 28°C Hà Nội
Đà Nẵng: 26°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 29°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 28°C Thừa Thiên Huế

Cô gái trẻ 'biến' lá cây thành tiền

LNV - Những hình thêu tay trên xương lá bồ đề mỏng manh đem lại sự ngạc nhiên thú vị với rất nhiều người, thêu trên những chiếc xương lá thì không dễ dàng như thêu trên vải
Với mong muốn gìn giữ, duy trì và phát triển nghề thủ công truyền thống của quê hương, chị Quản Thị Cúc (SN 1987, quê Thái Bình), một nghệ nhân trẻ đã nảy ra ý tưởng sáng tạo các sản phẩm từ nghệ thuật thêu 3D.

Chia sẻ với PV Infonet, chị Quản Thị Cúc cho biết, từ nhỏ chị đã đam mê với việc "se chỉ luồn kim" này và chị luôn mong muốn gìn giữ được nghề thủ công truyền thống.

Chị Quản Thị Cúc - người "thổi lửa" cho nghề thêu tay truyền thống ở Thái Bình.


"Tôi trưởng thành từ làng thêu truyền thống ở huyện Vũ Thư (Thái Bình) và bén duyên với công việc này từ thuở lên 9-10 tuổi.

Lúc bấy giờ, tôi đã tự mình thêu được những sản phẩm hoàn chỉnh và có thể phụ giúp mẹ thêu để kiếm tiền. Tuy nhiên, khi lớn lên, tôi đã chọn nghề khác để kiếm sống.

Thế nhưng vài biến cố ập đến, tôi đã từ bỏ công việc và khăn gói về lại quê nhà Thái Bình. Nhận thấy nghề thêu tay dần mai một và nhiều người ở làng gần như không "mặn mà" với nghề này, không hiểu sao tôi lại muốn góp sức vực dậy, thổi lửa cho làng nghề sống lại. Nghĩ là làm, tôi bắt tay vào thực hiện và toàn tâm toàn ý theo đuổi nghề thêu thủ công này", chị Cúc kể lại.

Sản phẩm thêu tay trên lá bồ đề của chị Cúc.

Chị Cúc cũng cho rằng, điều quan trọng nữa là khi chị muốn vực dậy nghề truyền thống này là vì khi làm chị thấy được niềm vui ở đó, thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn khi công việc chị lựa chọn lại giúp được nhiều người biết đến nghề thêu cũng như giúp xã hội lưu giữ và phát triển nghề. Cũng vì thế nên chị ngày càng yêu thích và mong muốn phát triển nghề thêu tay.

Chị Cúc kể về những ngày đầu bắt tay vào làm. Làm được ra sản phẩm nhưng tìm được đầu ra để tiêu thụ sản phẩm là hành trình đầy gian nan:

Trước đó, tôi cũng chật vật tìm đầu ra cho sản phẩm thêu tay. Thời gian đầu, tôi lên Hà Nội, đến trước cổng Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội) và đi tận Sa Pa (Lào Cai) tìm đến một số cửa hàng lưu niệm ở đó để giới thiệu sản phẩm của làng nghề chúng tôi, nhờ họ bán giúp.

Dần dà cũng có một số nơi đồng ý ký gửi nhưng lượng sản phẩm bán được vẫn rất ít. Thậm chí, có những lúc tôi phải bán cả xe máy và điện thoại để có tiền đền bù cho khách khi nhận may gia công áo, váy mà vô tình thêu phải chỉ phai màu.

Không nản lòng, tôi quyết tâm tìm hướng đi mới. Từ tranh thêu, tôi chuyển sang thêu họa tiết hoa văn trên quần áo. Rất may, ý tưởng này được nhiều người đón nhận. Rồi tôi bắt đầu nghiên cứu sâu hơn về nghệ thuật thêu 3D và sáng tạo ra những họa tiết, phụ kiện thời trang mới lạ, tinh xảo.

Và cũng từ đó, công việc của chị trở nên “xuôi chèo mát mái” hơn. Đến cuối năm 2016, chị Cúc thành lập Trung tâm đào tạo thêu tay Thu Cúc, kết hợp mở lớp dạy thêu trực tuyến với mong muốn kết nối cộng đồng làm đồ handmade. Đến nay, trung tâm của chị thu hút được gần 3.000 người, bao gồm cả người Việt đang sinh sống trong nước lẫn ở một số nước ngoài như Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Một bước ngoặt lớn để đưa nghề thêu truyền thống của chị "vươn xa" hơn theo chị kể đó là vào năm 2019, một học viên đã nhờ chị hướng dẫn cách thêu tay trên xương lá bồ đề. Từ đây, chị Cúc đi sâu nghiên cứu và từng bước cải tiến kỹ thuật thêu tay trên loại chất liệu độc đáo này sao cho sản phẩm sắc nét đến từng chi tiết.


Những chiếc lá bồ đề thêu tay có giá hàng triệu đồng.

"Tôi nhận ra rằng lá bồ đề có độ bền cao, hình dáng lá rất đẹp và chứa đựng nhiều giá trị sống ý nghĩa. Cá nhân tôi muốn lá bồ đề sẽ tái sinh với một hình ảnh mới.

Bỏ qua các bước xử lý, để có những chiếc có xương lá lành lặn để thêu thì những công đoạn thêu trên lá cũng như thêu trên vải đòi hỏi phải cực kỳ khéo léo và cẩn thận bởi thêu trên những chiếc xương lá thì không dễ dàng thêu được như trên vải.

Với những chiếc lá thêu, sản phẩm phải làm rất lâu mới có thể hoàn thiện. Vì sản phẩm không làm được nhanh nên không có nhiều, vì thế khách muốn mua phải đặt hàng từ trước, khi sản phẩm hoàn thiện tôi mới giao cho khách", chị Cúc cho hay.

Chị Cúc cũng chia sẻ thêm, chủ đề chính trong các sáng tác của chị là chữ thư pháp, điểm xuyết thêm họa tiết hoa lá, đồng thời còn có những linh vật phong thủy như sen cá, tùng hạc, rồng phượng… Mỗi sản phẩm nếu đơn giản cũng làm mất ít nhất 1 ngày, phức tạp thì mất 1-2 tuần để hoàn thành.

Trong đó, sản phẩm khó nhất chị từng thực hiện là lá thêu hình tượng Phật vì không dễ để lột tả trọn vẹn thần thái của Phật. Quá trình thêu khá kỳ công nên giá thành mỗi sản phẩm dao động từ 400.000 đồng đến vài triệu đồng.

Hiện tại chị Cúc đã có nguồn khách ổn định đầu ra cho sản phẩm lá thêu, tiếng lành đồn xa, nhiều khách tự tìm đến đặt hàng.

Chị Cúc rất mong muốn giữ gìn được nghề thêu truyền thống


"Nếu nghề thêu tay mang lại thu nhập không nhiều bằng công việc cũ tôi làm nhưng tôi vẫn chọn làm vì đây là niềm vui, là công việc giúp ích cho xã hội và cộng đồng thêu tay truyền thống.

Quan trọng hơn cả là tôi thấy đây là công việc có ý nghĩa nên lựa chọn gắn bó với nghề. Dự định của tôi sắp tới là nghiên cứu và phát triển thêm nhiều sản phẩm đẹp đẽ mang lại niềm vui, sự hài lòng cho nhiều người", chị Cúc nói.

Bài và ảnh Hoàng Thanh

Tin liên quan

Tin mới hơn

Chuyện đũa tre của người Tày

Chuyện đũa tre của người Tày

LNV - Từ những ngày nông nhàn, đôi đũa tre của người Tày Chiêm Hóa đã trở thành sản phẩm mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều gia đình. Từ những lóng tre, cây vầu được chọn lựa tỉ mỉ, qua bàn tay tài hoa của những người thợ, đôi đũa mang đậm bản sắc văn hóa Tày đã tìm được chỗ đứng trên thị trường, góp phần giữ gìn nghề truyền thống và nâng cao đời sống cho người dân địa phương.
Nước mắm truyền thống kỳ vọng được bảo vệ

Nước mắm truyền thống kỳ vọng được bảo vệ

LNV - Sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, nhiều cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống tại Phú Quốc kỳ vọng 'cơ hội lớn' để tạo sự công bằng trên thị trường, đặc biệt với các sản phẩm truyền thống.
Nghệ nhân gìn giữ di sản cồng chiêng Tây Nguyên

Nghệ nhân gìn giữ di sản cồng chiêng Tây Nguyên

LNV - Giữa không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên - Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, có những con người đặc biệt được giao trọng trách gìn giữ những thanh âm của đại ngàn. Nghệ nhân Nay Phai, người con của mảnh đất Gia Lai, với tài năng và tâm huyết, không chỉ lưu truyền âm thanh đặc trưng của cồng chiêng, mà còn thổi vào từng tiếng ngân vang, làm sống lại sức sống mãnh liệt của di sản vô giá này.
Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng

Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng

LNV - Đồng bào Nùng ở thôn Bum Kẹn, xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) đến nay vẫn giữ được nghề truyền thống nhuộm vải chàm, đây cũng là nét văn hoá riêng và độc đáo ít nơi còn giữ được.
Thanh Hóa: Phát huy tiềm năng làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch

Thanh Hóa: Phát huy tiềm năng làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch

LNV - Không chỉ nổi tiếng bởi chất lượng sản phẩm, phần lớn các làng nghề của tỉnh Thanh Hóa vẫn còn lưu giữ những nét đẹp truyền thống thông qua các phong tục, tập quán và lễ hội, nhất là nhiều làng nghề nằm trên các tuyến du lịch của tỉnh, thuận lợi cho việc đưa khách đến tìm hiểu, tham quan.
Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

LNV - Làng Xuân Nẻo, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) là một trong những địa phương còn giữ được nghề thêu tay truyền thống có tuổi đời hơn 100 năm. Từng là sinh kế chính của hàng trăm hộ dân, nghề thêu Xuân Nẻo không chỉ góp phần phát triển kinh tế mà còn mang giá trị văn hóa đặc trưng của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ.

Tin khác

“Giữ lửa” nghề làm trống Đọi Tam

“Giữ lửa” nghề làm trống Đọi Tam

LNV - Làng Đọi Tam thuộc xã Ðọi Sơn, huyện Duy Tiên (tỉnh Hà Nam) nổi tiếng với nghề làm trống độc đáo. Nơi đây đã gìn giữ và phát triển nghề làm trống qua bao thế hệ. Làng nằm ở phía Tây Bắc chân núi, phía giữa vẫn còn ngôi đình cổ thờ thành hoàng là hai ông tổ nghề. Với lịch sử phát triển hơn 1.000 năm, làng nghề ngày hôm nay vẫn được duy trì và phát triển với những người con quê hương Đọi Tam là những nghệ nhân, thợ giỏi.
Giới trẻ gìn giữ món bánh truyền thống

Giới trẻ gìn giữ món bánh truyền thống

LNV - Tại làng Gàu, xã Cửu Cao, Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, bánh chưng bánh giầy không chỉ là một sản phẩm, mà còn là niềm tự hào của làng nghề.
Khi làng nghề chạm ngõ hàng hiệu: Ai đang mua - đang bán?

Khi làng nghề chạm ngõ hàng hiệu: Ai đang mua - đang bán?

LNV - Hàng hiệu hay hàng nhái? Khi cái tên “Gucci” xuất hiện ở một cụm công nghiệp làng nghề, câu hỏi đầu tiên không phải là giá trị, mà là độ tin cậy. Hàng thật hay hàng giả - đôi khi không nằm ở chất liệu hay mẫu mã, mà nằm ở cái tên ai có quyền sử dụng. Và ở đó, pháp luật là thước đo duy nhất.
Nghề làm bánh cuốn ở Mão Điền

Nghề làm bánh cuốn ở Mão Điền

LNV - Bánh cuốn Mão Điền (TX Thuận Thành) từ lâu đã trở thành món ăn truyền thống, độc đáo của người dân xứ Kinh Bắc. Để duy trì và phát triển nghề làm bánh cuốn, xã Mão Điền đang phối hợp với các ngành chức năng có chính sách hỗ trợ người làm bánh, từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.
Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na ở Bình Định

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na ở Bình Định

LNV - Tại hai làng nghề truyền thống Hà Văn Trên (huyện Vân Canh) và Hà Ri (huyện Vĩnh Thạnh), đồng bào Ba Na vẫn miệt mài bên khung dệt, gìn giữ tinh hoa văn hóa thổ cẩm. Với sự hỗ trợ từ Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia, nghề dệt nơi đây đang hồi sinh mạnh mẽ, trở thành điểm tựa kinh tế và văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
Đan Phượng: Diễn tập chữa cháy tại làng nghề chế biến lâm sản

Đan Phượng: Diễn tập chữa cháy tại làng nghề chế biến lâm sản

LNV - Chiều 14-5, Tổ địa bàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) Đan Phượng (Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an thành phố Hà Nội) phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức diễn tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại xã Liên Trung, huyện Đan Phượng.
Người giữ hồn dân ca Bài chòi xứ Bình Định

Người giữ hồn dân ca Bài chòi xứ Bình Định

LNV - Giữa vùng đất giàu truyền thống văn hóa như thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, nghệ nhân Lệ Thắm đã trở thành cái tên quen thuộc với người yêu nghệ thuật dân ca Bài chòi và được đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể - nghệ thuật trình diễn dân gian.
Làng nghề thêu Xuân Nẻo: Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

Làng nghề thêu Xuân Nẻo: Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

LNV - Làng Xuân Nẻo, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) là một trong những địa phương còn giữ được nghề thêu tay truyền thống có tuổi đời hơn 100 năm. Từng là sinh kế chính của hàng trăm hộ dân, nghề thêu Xuân Nẻo không chỉ góp phần phát triển kinh tế mà còn mang giá trị văn hóa đặc trưng của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ.
Đưa làng nghề lên phố

Đưa làng nghề lên phố

LNV - Giữa lòng phố cổ Hà Nội nhộn nhịp, có một không gian rất riêng tại 22 Hàng Buồm, nơi thời gian như chậm lại để nhường chỗ cho những thanh âm mộc mạc, bình yên từ làng quê Việt. Đó là không gian của “làng nghề lên phố” - một hoạt động văn hóa du lịch được các nghệ nhân Hà Nội khơi nguồn và gìn giữ như một điểm đến văn hóa độc đáo dành cho du khách yêu thích bản sắc truyền thống.
Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn

Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn

LNV - Giữa vùng quê yên bình Đồng Văn (huyện Thanh Chương, Nghệ An), người dân nơi đây vẫn nhắc đến ông Trần Văn Tuy với lòng biết ơn sâu sắc – người cựu chiến binh đã âm thầm gieo mầm và góp phần dựng xây làng nghề nón nổi tiếng một thời.
Phát triển nghề truyền thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Phát triển nghề truyền thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

LNV - Để truyền dạy và làm nghề của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bắc Giang gặp không ít khó khăn, xong nơi đây vẫn lưu giữ được các nghề truyền thống, thể hiện bản sắc văn hóa đặc trưng.
Hà Nội: Hỗ trợ số hóa 300 sản phẩm làng nghề

Hà Nội: Hỗ trợ số hóa 300 sản phẩm làng nghề

LNV - Nhằm bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống, Hà Nội sẽ huy động tối đa nguồn lực xã hội và sự hỗ trợ của nhà nước để thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủ công.
Nghề guốc mộc Bình Dương trải qua hơn 100 năm

Nghề guốc mộc Bình Dương trải qua hơn 100 năm

LNV - Trải qua hơn 100 năm thăng trầm, nghề guốc mộc ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương không chỉ tạo sinh kế cho người dân, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, mà còn là điểm du lịch làng nghề thú vị dành cho du khách.
Điện Biên: Phát huy giá trị nghề, làng nghề truyền thống

Điện Biên: Phát huy giá trị nghề, làng nghề truyền thống

LNV - Trong những năm gần đây, tỉnh Điện Biên tích cực triển khai các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị các nghề truyền thống. Qua đó, quảng bá hình ảnh và nét đẹp văn hóa các dân tộc qua các sản phẩm độc đáo, mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, góp phần nâng cao đời sống người dân.
Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc

LNV - Tây Bắc không chỉ cuốn hút du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn bởi những nét văn hóa đặc sắc, trong đó nổi bật là nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. Từ Lùng Tám (Hà Giang), Cát Cát (Sapa) đến Sin Suối Hồ (Lai Châu), mỗi bản làng đều lưu giữ và phát triển nghề dệt lanh, nhuộm chàm, thêu sáp ong – tạo nên những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa, được yêu thích bởi cả du khách trong và ngoài nước.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Khai quật khảo cổ 3 địa điểm di tích Trường Lũy Bình Định

Khai quật khảo cổ 3 địa điểm di tích Trường Lũy Bình Định

LNV - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương vừa ký Quyết định số 1419, cho phép Bảo tàng tỉnh Bình Định phối hợp với Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ khai quật khảo cổ tại 3 địa điểm của di tích Trường Lũy Bình Định thuộc huyện An Lão
Chuyện đũa tre của người Tày

Chuyện đũa tre của người Tày

LNV - Từ những ngày nông nhàn, đôi đũa tre của người Tày Chiêm Hóa đã trở thành sản phẩm mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều gia đình. Từ những lóng tre, cây vầu được chọn lựa tỉ mỉ, qua bàn tay tài hoa của những người thợ, đôi đũa mang đậm bản sắc
Xã Xuân Lôi tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Xã Xuân Lôi tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

LNV - Sau hơn 1 năm được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, xã Xuân Lôi (Lập Thạch) tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các tiêu chí NTM kiểu mẫu với 3 ti...
Bình Định: Huyện Vân Canh tôn vinh bản sắc văn hóa Chăm, Ba Na

Bình Định: Huyện Vân Canh tôn vinh bản sắc văn hóa Chăm, Ba Na

LNV - Huyện Vân Canh tổ chức sự kiện Văn hóa – Du lịch năm 2025 từ ngày 30/5 đến 1/6/2025 và tiến hành lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể Không gian văn hóa Cồng 3, Chiêng 5, Trống K’toong của dân tộc Chăm Hroi để bảo tồn, phát huy giá trị của
Nước mắm truyền thống kỳ vọng được bảo vệ

Nước mắm truyền thống kỳ vọng được bảo vệ

LNV - Sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, nhiều cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống tại Phú Quốc kỳ vọng 'cơ hội lớn' để tạo sự công bằng trên thị trường, đặc biệt với các sản phẩm truyền thống.
Giao diện di động