Chiếu Cà Hom - Tinh hoa nghề làm chiếu
Lịch sử hình thành và phát triển làng nghề cũng có những thăng trầm. Ban đầu bắt nguồn từ một vài nghệ nhân biết nghề dệt vải như ông Mẹs, bà Phe, bà Hiếu nghiên cứu dùng nguyên liệu sẵn có tại địa phương mài mò làm thử để sử dụng. Họ cũng dùng cây lát (cói) cắt đem về chẻ nhỏ, phơi khô. Tìm cây cha cha, ké đầu ngựa, rồi cây bố (đay) bốc vỏ se làm sợi. Và dùng tre gỗ làm khung, làm go, làm ghim để dệt. Sản phẩm làm ra chủ yếu để dùng trong nhà, dần dần nhà này thấy nhà kia làm được nên cũng làm theo để khỏi phải mua. Buổi đầu chiếu thô, đơn giản chỉ là chiếu trắng, dần dần tay nghề cũng được nâng lên, đặc biệt một vài người đã biết lấy cây dang, cây mít để chế ra màu, dệt thành chiếu màu. Rồi nghề dạy nghề, những chiếc chiếu sau vừa mắt hơn, mịn tay hơn. Từ một vài khung lẻ tẻ ban đầu phát triển lên thêm. Đặc biệt, với sự mài mò, sáng tạo của các nghệ nhân, làng nghề đã để tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo như chiếu màu từ cây dang, cây nghệ với nhiều loại hoa văn đặc trưng riêng.
Chiếu Cà Hom nổi danh nhờ hoa văn đẹp mắt, sợi lác mềm, dai nên dùng lâu hư. Ở đây còn có loại khung cửi dệt chiếu khổ lớn dành cho phật tử dâng cúng cho chùa chiềng, đó cũng là sản phẩm thể hiện sự tinh tế của nghệ nhân. Bà Ngô Thị Xuân, thường gọi là bà Hai Pho năm nay đã 89 tuổi, cũng là nghệ nhân gạo cội nhất của làng nghề. Đôi tay tài hoa của bà đã tạo ra 8 mẫu hoa văn, trong đó có những mẫu đến nay ngoài bà ra thì chưa ai làm được. Khi bà còn khỏe, người ta đến đặt bà dệt những mẫu đắt tiền để làm quà biếu hoặc hỷ cúng. Bà còn được mời đi các tỉnh để truyền dạy cách làm những mẫu hoa văn tinh tế, trong đó có cách nhuộm màu lác để làm ra chiếc chiếu đẹp, bắt mắt. Bà Ngô Thị Xuân chia sẻ: “Lác làm chiếu muốn nhuộm cho bóng, đẹp thì ăn thua lúc phơi. Phải phơi từ 6 đến 7 nắng cho lác thiệt vàng thì nhuộm mới tốt; nhuộm màu vàng, đỏ thì phải phơi lát thật kỹ; nhuộm tím, xanh thì lác phơi vừa vừa là được”.
Bà Ngô Thị Pho bên sản phẩm chiếu hoa 2 mặt có hoa văn 5 ngôi chùa tháp.
Ngoài dệt nên những chiếc chiếu trắng và chiếu bông thông dụng, bà Hai Pho còn giúp cho làng nghề dệt chiếu Cà Hom nổi tiếng với loại chiếu hai mặt, đây cũng là sản phẩm làm nên tên tuổi của bà. Bà Ngô Thị Xuân chia sẻ thêm: “Nghề làm chiếu Cà Hom, ăn thua ở chỗ chẻ, nhuộm lác và quá trình dập chiếu phải đều tay, sợi lác dày… sao cho chiếu nổi được hai mặt. Muốn làm một chiếc chiếu Cà Hom đẹp thì ăn thua sự cảm nhận từ mắt và lỗ tai của người dệt”. Nổi tiếng về chất lượng nhưng làng chiếu Cà Hom vẫn không tránh khỏi áp lực thị trường và nhu cầu phát triển, thông qua việc nâng cao năng suất để tăng thu nhập cho người lao động. Qua quá trình nghiên cứu, các cơ quan khoa học của tỉnh Trà Vinh đã tạo ra chiếc máy dệt chiếu giúp giảm bớt số nhân lực so với dệt thủ công và rút ngắn thời gian ra thành phẩm.
Tuy chỉ có hơn 450 hộ với hơn 1.000 lao động ở hai ấp Cà Hom và Bến Bạ làm nghề dệt chiếu, nhưng do nổi tiếng từ lâu nên người ta vẫn quen gọi đó là Làng nghề với cái tên danh giá – Chiếu Cà Hom.
Lác được vót và lựa chọn kỹ trước khi pha màu. Giai đoạn phơi lác sau khi xử lý màu được các nghệ nhân làm chiếu ở Hàm Tân - Trà Cú phơi nắng dùng cho dệt chiếu hoa.
Nghề dệt chiếu truyền thống được lưu truyền trong từng gia đình.
Hiện tại, làng nghề có 37 ha đất trồng lác với 450 hộ dệt chiếu. Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp trong đó có đất trồng lác đang bị thu hẹp dần do tốc độ phát triển các khu công nghiệp du lịch và thương mại. Nhiều dịch vụ, ngành nghề thu hút người lao động với mức thu nhập khá hơn. Người thợ dệt làng nghề đang đứng trước sự lựa chọn đầy trăn trở, số lượng nghệ nhân biết bí quyết nhuộm và dệt chiếu truyền thồng dần đang lớn tuổi theo thời gian nên làng nghề chiếu Cà Hom – Bến Bạ đang có nguy cơ mai một cao. Vì vậy, cần phải có giải pháp bảo tồn, phát huy hợp lý, cần có phương án, kế hoạch tiếp tục đầu tư để khôi phục nghề dệt chiếu truyền thống ở Cà Hom – Bến Bạ tiếp tục duy trì và phát triển.
Xuân Mạnh(TH)
Tin liên quan
Tin mới hơn
Hải Dương: Làng nghề tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn
13:54 | 18/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề
11:06 | 18/09/2024 OCOP
Nông dân Hồ Trọng Lập được vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024
14:59 | 17/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định triển khai giải pháp ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
14:45 | 17/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Du lịch trải nghiệm nghề truyền thống
09:50 | 17/09/2024 Du lịch làng nghề
Nông dân Phú Thọ "kiếm bộn tiền" nhờ một thứ quả đặc biệt không thể thiếu trên mâm ngũ quả Tết Trung thu
09:43 | 17/09/2024 Kinh tế
Tin khác
Hàng trăm ha Đào Nhật Tân bị lụi tàn sau Cơn bão số 3 (Yagi)
09:39 | 17/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Người "Thổi hồn" cho nghề làm bánh oản cổ truyền
16:03 | 16/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cơ hội để phát huy tiềm năng của làng nghề truyền thống
11:17 | 16/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống
17:27 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng
17:27 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Xưởng mộc Minh Mít làm nhà thờ gỗ sơn son thiếp vàng
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề truyền thống hoa, cây cảnh Triệu Đề
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Tự Lập: Khai thác, sản xuất, kinh doanh đá ốp lát - Đem lại những sản phẩm và chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng
09:55 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cụ ông 75 tuổi tự tay làm hơn 100 chiếc đèn Trung thu truyền thống
10:35 | 12/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thừa Thiên Huế: Nghề làm đầu lân tất bật mùa trung thu
11:04 | 11/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ gìn tinh hoa nghệ thuật khảm trai ở làng nghề Chuôn Ngọ
11:04 | 11/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ngày hội mắm Châu Đốc Tôn vinh ẩm thực kết nối kinh tế vùng miền
11:20 | 10/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ông “vua dép lốp” trở thành Nghệ nhân làng nghề
11:19 | 10/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên tập trung thực hiện xây dựng nông thôn mới đến năm 2025
15:20 Nông thôn mới
Khoác áo mới có sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Định
14:55 Khuyến công
Xây dựng vùng chè hơn 500ha theo hướng VietGAP ở huyện Kỳ Anh
09:57 Khuyến nông
Triển vọng phát triển kinh tế từ nghề nuôi rắn ở Đồng Hỷ
09:57 Kinh tế
Vệ sinh giếng nước, bể chứa, xử lý môi trường sau lũ lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế
09:56 Sức khỏe - Đời sống