Hà Nội: 29°C Hà Nội
Đà Nẵng: 29°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 35°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 28°C Thừa Thiên Huế

Chiếc mâm mây được ví như linh hồn của dân tộc Hà Nhì

LNV - Đến “xứ mưa” Y Tý (huyện Bát Xát) hỏi thăm nhà ông Ly Giờ Lúy giỏi nghề đan mâm mây, từ người già đến trẻ nhỏ ai cũng biết. Trong câu chuyện với người đường xa, họ còn không quên tấm tắc: Mâm mây của già Lúy đan đẹp lắm. Không chỉ đan cho nhà dùng, già còn làm bán cho bà con và khách du lịch nữa đấy!
Chiếc mâm mây được ví như linh hồn của dân tộc Hà Nhì

Giờ đang là cuối hạ, đầu thu, nhưng đất trời Y Tý đã mang dáng vẻ của buổi cuối thu, đầu đông. Mới 4 giờ chiều mà sương đã rơi đặc quánh bên hiên nhà. Những mái nhà trình tường bàng bạc màu mây khói.

Nhà già Lúy nằm ngay đầu thôn Lao Chải. Trước sân nhà, người đàn ông có nước da ngăm đen, chừng 70 tuổi đang cặm cụi chẻ nan, chuốt nan rồi lại cặm cụi đan, ghép các mảnh tre, sợi mây thành các bộ phận để làm chiếc mâm mây truyền thống của người Hà Nhì. Đôi bàn tay chai sạn vì nương rẫy, vì tuổi tác, nhưng đầy tài hoa lướt nhanh trên các sợi mây, tre để tạo hình, ghép dáng cho mâm.

Thấy có khách đến chơi, già Lúy đon đả mời chào, rồi chạy vội vào trong nhà lấy chiếc mâm mây màu bồ hóng ngả ra giữa sân mời nước. Vừa trao chén trà cổ thụ nóng hổi, già Lúy vừa vui vẻ: Với người Hà Nhì, chiếc mâm mây là vật dụng không thể thiếu trong các dịp lễ trọng, như lễ hội Khô già già, tết Thiếu nhi, tết Nguyên đán, thì phải có chiếc mâm mây để bày lễ vật trong nhà, ngoài công viên (khu sinh hoạt chung ngoài trời của cộng đồng người Hà Nhì, dùng làm nơi cúng bái thần linh) để dâng cúng lễ vật. Hay như mỗi khi có khách đến nhà, mang mâm mây ra mời rượu, mời chè cũng là tỏ lòng thịnh tình, hiếu khách.

Già Lúy còn giới thiệu thêm, làm mâm mây rất kỳ công, để đan một chiếc mâm mây, người thạo nghề như già cũng phải mất 8 - 10 ngày mới hoàn thành trong điều kiện đã đủ các nguyên liệu, còn người mới học nghề phải mất đến cả tháng. Đó là còn chưa kể công đoạn chuẩn bị nguyên liệu phải chuẩn bị trước đó mấy tháng. Do nguyên liệu đều từ tự nhiên, như mây, trúc, tre, giang, nên ngày trước, những người làm mâm phải lên tận rừng xa tìm kiếm, chọn cây già, dẻo, dai chắc nhất trong rừng. Việc khai thác cây cũng phải chọn từ mùa thu trở đi, bởi nếu chọn vào mùa hè, mưa nhiều, cây lúc đó ngậm nước dễ bị mối mọt.

Nguyên liệu thô được mang từ rừng về, người làm mâm sẽ cắt khúc thành những kích thước mong muốn, rồi chẻ, tước, vuốt để có sợi nan tròn, dẹt, dài, ngắn tùy ý sử dụng cho từng bộ phận. Rồi lại trăn trở hong lửa, hong gió qua tháng tháng, ngày ngày để sợi đan được dẻo dai, bền chắc.

Ngồi nghe già Lúy kể chuyện, tôi cũng phần nào hình dung sự kỳ công, tỉ mẩn của người đan mâm và có dịp ngắm kỹ chiếc mâm mây được ví như linh hồn của dân tộc Hà Nhì. Mâm có chân hình trụ với một chiếc mặt mâm cỡ lớn, nhìn nghiêng tựa như chiếc trống đồng. Sự xinh đẹp nằm ở những nốt đan trên các bộ phận đế, thân, vành và mặt mâm.

Đầu tiên, phải đan vành mâm, sau đó là chân mâm và sau cùng là đan mặt mâm. Mỗi bộ phận sẽ dùng những nguyên liệu khác nhau và cách đan cũng khác nhau. Chân mây được đan bằng các nan tre, giang hoặc mai theo kiểu đan hình chữ “x” dọc thân. Vành mâm được đan bằng mây theo kiểu đan nong 2, tạo thành những mảng xoắn bện chắc chắn. Mặt mâm đan ba lớp bằng các nan tre, trúc, mai chẻ bản to, đan chéo 6 nan, sao cho mỗi nốt đan là hình lục giác, nhìn xa như những bông hoa được xếp kề nhau. Đây là công đoạn khó nhất, đòi hỏi người đan phải tỉ mẩn và khéo léo, nếu không cẩn thận thì không thể ghép kín bàn mâm với chân mâm được. Điều này đòi hỏi người đan phải thật khéo tay và có sự tính toán hợp lý thì vòng của chân, thân và mặt mâm mới khớp nhau. Trước khi đan phải chuốt nan trúc và dây mây thật bóng thì chiếc mâm thành phẩm mới đẹp. Sau khi việc đan lát hoàn thành, người ta sẽ treo mâm lên gác bếp, để mâm ngậm bồ hóng, vừa tạo nên màu nâu đẹp, lại giúp mâm bền chắc, không bị mối mọt.

Tôi mê mải “sống” trong câu chuyện nghề của người Hà Nhì; đôi tay già Lúy vẫn lướt đều trên những que đan dưới ánh điện loang loáng, giọng âm vang về những ngày xưa cũ, mà không hay trời đã ngả về đêm. Hơi lạnh bắt đầu ngập tràn, già Lúy đưa tôi vào nhà trong. Bếp củi đã được nhen lên tự lúc nào, than hồng rực một góc. Qua ánh lửa, tôi có dịp chiêm ngưỡng “kho báu” của già. Xung quanh bếp là những chiếc mâm có mặt tròn xoe như chiếc trống đồng. Già Lúy tự hào về kho báu này lắm, vừa giới thiệu với tôi, đôi mắt ông vừa ánh lên lấp lánh.

Không ai biết chiếc mâm mây và nghề đan mâm mây có từ khi nào, chỉ biết rằng những người đã sống “xưa như Trái Đất” ở “xứ mưa” này như già Lúy cũng từng đặt câu hỏi ấy với ông bà, cha mẹ mình, nhưng đều nhận được cái lắc đầu, ai cũng bảo rằng khi bắt đầu biết cầm dao, những cậu bé Hà Nhì đã được dạy vót nan mây, nan tre và học nghề từ những người đàn ông lớn tuổi trong gia đình. Có lẽ khi người Hà Nhì in dấu chân trên mặt đất, thì nghề đan mâm mây đã xuất hiện và gắn chặt với họ như cuộc sống của họ gắn chặt với rừng xanh.

Chiếc mâm mây được ví như linh hồn của dân tộc Hà Nhì

Tôi tò mò vì việc đan mâm mây chỉ có đàn ông đảm nhiệm, liệu có điều kiêng gì không, hay phụ nữ không khéo tay, cần mẫn bằng cánh mày râu? Già Lúy bảo, phụ nữ Hà Nhì cũng khéo tay lắm, nhưng họ cũng đã đủ bận với các việc gia đình, đồng áng rồi, nên những người đàn ông thường đảm nhiệm việc này.

Thời già Lúy, đàn ông ai cũng biết đan mâm mây. Những lúc nông nhàn, vào mùa khô, làng trên xóm dưới rủ nhau đi rừng lấy cây mây, cây tre để làm nguyên liệu vui như trảy hội. Ai cũng mong có chiếc mâm truyền thống bền đẹp nhất để dùng trong gia đình và còn làm quà để tặng cho những người thân quen. Vậy nhưng, xã hội ngày càng hiện đại, khi cuộc sống con người hối hả với nhiều mối bận tâm, trong khi đan mâm mây tiêu tốn nhiều thời gian, đòi hỏi sự cần mẫn, thì nhiều người già dần quên nghề cũ, còn người trẻ cũng không mặn mà học nghề xưa.

Cùng với đó, đồ dùng công nghiệp chiếm ưu thế, những chiếc mâm mây được biến tấu làm bằng nhôm vừa nhẹ, vừa dễ cọ rửa, giá thành lại rẻ. Trong khi giá mâm nhôm chỉ vài trăm nghìn, thì mâm đan mây thủ công có giá từ 1,5 đến 2,5 triệu đồng tùy kích cỡ.

Già Lúy nhìn sâu vào bếp lửa, giọng chầm chậm: “Bây giờ đã không còn nhiều người đan mâm mây, cả Y Tý người đan mâm mây hiện chỉ đếm trên đầu ngón tay, như ông Ly Hờ Suy, Chu Thó Se, Phu Giờ Lù, Sò Giờ Vù, Ly Ché Đo. Thanh niên bây giờ cũng có ít người theo học đan lát, có người học biết đan rồi nhưng không thực hành nên dần quên hết. Lớp người chúng tôi mà về với tổ tiên thì có lẽ nghề đan mâm sẽ không còn ai biết đến. Người Hà Nhì mà không dùng chiếc mâm của mình thì còn đâu là người Hà Nhì nữa”. Nói rồi già Lúy thở dài. Tiếng thở như của ngàn xưa vọng lại khiến người nghe cũng thấy có phần nuối tiếc.

Đem trăn trở của già Lúy trao đổi với ông Phạm Văn Tâm, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bát Xát, chúng tôi được biết trong định hướng bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa cổ, nghề đan mâm mây của dân tộc Hà Nhì được đưa vào các chương trình, dự án nhằm tạo sinh kế cho người dân, đặc biệt gắn việc phát triển các nghề với phát triển du lịch cộng đồng. Như ở xã Y Tý gắn với định hướng phát triển du lịch, các bản người Hà Nhì cổ như Lao Chải, Choản Thèn sẽ được tập trung bảo tồn, phát huy nghề truyền thống, bằng cách trình diễn, truyền dạy, tạo hướng phát triển thu nhập, để giữ mãi những nghề xưa.

Khép lại câu chuyện về nghề cổ, đôi bàn tay chai sạn vì nương rẫy, vì tuổi tác nhưng đầy tài hoa làm nên những chiếc mâm mây với họa tiết, hoa văn đẹp mắt của già Lúy như sợi chỉ buộc nối quá khứ, hiện tại và tương lai cứ trở đi, trở lại trong tôi. Mong rằng sẽ có thêm nhiều sợi chỉ mới, nhiều sắc màu mới lưu giữ nghề xưa, thổi hồn vào văn hóa bản địa, vào sản phẩm thủ công truyền thống.

Tô Dung

Tin liên quan

Tin mới hơn

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na ở Bình Định

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na ở Bình Định

LNV - Tại hai làng nghề truyền thống Hà Văn Trên (huyện Vân Canh) và Hà Ri (huyện Vĩnh Thạnh), đồng bào Ba Na vẫn miệt mài bên khung dệt, gìn giữ tinh hoa văn hóa thổ cẩm. Với sự hỗ trợ từ Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia, nghề dệt nơi đây đang hồi sinh mạnh mẽ, trở thành điểm tựa kinh tế và văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
Đan Phượng: Diễn tập chữa cháy tại làng nghề chế biến lâm sản

Đan Phượng: Diễn tập chữa cháy tại làng nghề chế biến lâm sản

LNV - Chiều 14-5, Tổ địa bàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) Đan Phượng (Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an thành phố Hà Nội) phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức diễn tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại xã Liên Trung, huyện Đan Phượng.
Người giữ hồn dân ca Bài chòi xứ Bình Định

Người giữ hồn dân ca Bài chòi xứ Bình Định

LNV - Giữa vùng đất giàu truyền thống văn hóa như thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, nghệ nhân Lệ Thắm đã trở thành cái tên quen thuộc với người yêu nghệ thuật dân ca Bài chòi và được đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể - nghệ thuật trình diễn dân gian.
Làng nghề thêu Xuân Nẻo: Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

Làng nghề thêu Xuân Nẻo: Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

LNV - Làng Xuân Nẻo, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) là một trong những địa phương còn giữ được nghề thêu tay truyền thống có tuổi đời hơn 100 năm. Từng là sinh kế chính của hàng trăm hộ dân, nghề thêu Xuân Nẻo không chỉ góp phần phát triển kinh tế mà còn mang giá trị văn hóa đặc trưng của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ.
Đưa làng nghề lên phố

Đưa làng nghề lên phố

LNV - Giữa lòng phố cổ Hà Nội nhộn nhịp, có một không gian rất riêng tại 22 Hàng Buồm, nơi thời gian như chậm lại để nhường chỗ cho những thanh âm mộc mạc, bình yên từ làng quê Việt. Đó là không gian của “làng nghề lên phố” - một hoạt động văn hóa du lịch được các nghệ nhân Hà Nội khơi nguồn và gìn giữ như một điểm đến văn hóa độc đáo dành cho du khách yêu thích bản sắc truyền thống.
Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn

Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn

LNV - Giữa vùng quê yên bình Đồng Văn (huyện Thanh Chương, Nghệ An), người dân nơi đây vẫn nhắc đến ông Trần Văn Tuy với lòng biết ơn sâu sắc – người cựu chiến binh đã âm thầm gieo mầm và góp phần dựng xây làng nghề nón nổi tiếng một thời.

Tin khác

Phát triển nghề truyền thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Phát triển nghề truyền thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

LNV - Để truyền dạy và làm nghề của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bắc Giang gặp không ít khó khăn, xong nơi đây vẫn lưu giữ được các nghề truyền thống, thể hiện bản sắc văn hóa đặc trưng.
Hà Nội: Hỗ trợ số hóa 300 sản phẩm làng nghề

Hà Nội: Hỗ trợ số hóa 300 sản phẩm làng nghề

LNV - Nhằm bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống, Hà Nội sẽ huy động tối đa nguồn lực xã hội và sự hỗ trợ của nhà nước để thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủ công.
Nghề guốc mộc Bình Dương trải qua hơn 100 năm

Nghề guốc mộc Bình Dương trải qua hơn 100 năm

LNV - Trải qua hơn 100 năm thăng trầm, nghề guốc mộc ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương không chỉ tạo sinh kế cho người dân, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, mà còn là điểm du lịch làng nghề thú vị dành cho du khách.
Điện Biên: Phát huy giá trị nghề, làng nghề truyền thống

Điện Biên: Phát huy giá trị nghề, làng nghề truyền thống

LNV - Trong những năm gần đây, tỉnh Điện Biên tích cực triển khai các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị các nghề truyền thống. Qua đó, quảng bá hình ảnh và nét đẹp văn hóa các dân tộc qua các sản phẩm độc đáo, mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, góp phần nâng cao đời sống người dân.
Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc

LNV - Tây Bắc không chỉ cuốn hút du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn bởi những nét văn hóa đặc sắc, trong đó nổi bật là nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. Từ Lùng Tám (Hà Giang), Cát Cát (Sapa) đến Sin Suối Hồ (Lai Châu), mỗi bản làng đều lưu giữ và phát triển nghề dệt lanh, nhuộm chàm, thêu sáp ong – tạo nên những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa, được yêu thích bởi cả du khách trong và ngoài nước.
Theo dấu tằm tơ

Theo dấu tằm tơ

LNV - Lụa Việt gắn liền với thời kỳ Nam tiến mở mang bờ cõi của chúa Nguyễn. Thế kỷ 17, đô thị Hội An bên sông Thu Bồn, xưa là đất quận Nhật Nam, nổi tiếng bởi “đàn ông trồng dâu, đàn bà dệt lụa”.
Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa

LNV - Khởi nguồn là món ăn dân dã, theo dòng thời gian, bánh gai xứ Dừa, thuộc xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) trở thành món ăn đặc sản, được đưa đến mọi miền đất nước. Nhờ đó, nghề làm bánh gai đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ gia đình ở xứ Dừa.
Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử

LNV - Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, nhiều làng nghề truyền thống của Việt Nam đang tìm thấy cơ hội hồi sinh nhờ ứng dụng thương mại điện tử. Điển hình trong số đó là làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) và các làng nghề tại huyện Phú Xuyên.
Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp

LNV - Nghề dệt thổ cẩm làng Hà Ri, Thạnh Quang và Tà Lét ở xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định là nét văn hóa lâu đời của đồng bào Ba Na, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống vật chất và tinh thần người dân nơi đây.
Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Thái Bình từ lâu đã được biết đến là vùng đất của những làng nghề truyền thống, nơi lưu giữ tinh hoa văn hóa qua nhiều thế hệ. Trong định hướng phát triển kinh tế nông thôn bền vững, tỉnh chú trọng khôi phục và phát triển các làng nghề. Đây không chỉ là giải pháp tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân mà còn là cách giữ gìn bản sắc quê hương.
Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại

LNV - Tại Ninh Thuận, cộng đồng làng gốm cổ Chăm Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước) đang “thổi một luồng gió mới” vào nghệ thuật làm gốm đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Người dân nơi đây không chỉ nỗ lực bảo tồn những tinh hoa nghề truyền thống mà còn sáng tạo các dòng sản phẩm gốm mới và đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng.
Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới

LNV - Các làng nghề ở Hà Nam đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ hạn chế, sức cạnh tranh chưa cao. Trước xu thế hội nhập và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các làng nghề cần linh hoạt đổi mới để phát triển bền vững.
Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi

LNV - Làng nghề bánh phồng Sơn Đốc (ấp Sơn Đốc, xã Hưng Nhượng, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) có tuổi đời trên trăm năm tuổi, là đặc sản trứ danh của tỉnh Bến Tre. Người dân của làng nghề ngày càng đa dạng hóa sản phẩm để gìn giữ và phát triển nghề truyền thống này.
Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen

LNV - Với mong muốn bảo tồn nghề truyền thống và xây dựng mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ, Hợp tác xã Chè Sen Quảng An Hương Thủy đã ra đời. Đây không chỉ là bước đi nhằm gìn giữ giá trị văn hóa, mà còn mở ra cơ hội đưa sản phẩm chè sen Quảng An vươn xa trên thị trường quốc tế.
Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

LNV - Cận kề dịp lễ 30/4, nhu cầu về cờ Tổ quốc tăng mạnh khiến các cơ sở sản xuất tại làng nghề Từ Vân (huyện Thường Tín - Hà Nội) phải hoạt động hết công suất.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na ở Bình Định

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na ở Bình Định

LNV - Tại hai làng nghề truyền thống Hà Văn Trên (huyện Vân Canh) và Hà Ri (huyện Vĩnh Thạnh), đồng bào Ba Na vẫn miệt mài bên khung dệt, gìn giữ tinh hoa văn hóa thổ cẩm. Với sự hỗ trợ từ Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia, nghề dệt nơi đây đang hồi sinh mạnh mẽ, trở thành điểm tựa kinh tế và văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
Nem nắm Xuân Khôi - Từ món ăn làng nghề đến sản phẩm tiêu biểu của huyện

Nem nắm Xuân Khôi - Từ món ăn làng nghề đến sản phẩm tiêu biểu của huyện

LNV - Từ món ăn dân dã của người dân, nem nắm Xuân Khôi ở xã Phụng Châu (huyện Chương Mỹ) đã trở thành sản phẩm OCOP 3 sao, được tin dùng bởi chất lượng và cái tâm của người làm nghề.
Thanh niên bỏ phố về quê, làm giàu từ mô hình nuôi chim bồ câu Pháp

Thanh niên bỏ phố về quê, làm giàu từ mô hình nuôi chim bồ câu Pháp

LNV - Từ bỏ công việc ổn định tại thành phố, anh Mai Xuân Lâm quyết định trở về quê hương khởi nghiệp với mô hình nuôi chim bồ câu Pháp. Sau nhiều nỗ lực và học hỏi, anh đã xây dựng thành công mô hình chăn nuôi cho thu nhập ổn định, trở thành tấm gương thanh niên làm kinh tế giỏi tại địa phương.
Làng bí đao khổng lồ độc nhất vô nhị của làng quê Bình Định

Làng bí đao khổng lồ độc nhất vô nhị của làng quê Bình Định

LNV - Đến thôn Chánh Trạch 2, xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định vào những ngày tháng 5, du khách sẽ tận mắt chiêm ngưỡng những quả bí đao khổng lồ treo lủng lẳng trên giàn, mỗi quả có thể nặng 50 đến 60kg. Chính sự độc đáo ấy đã khiến vùng đất này đ
Huyện Nam Đàn (Nghệ An) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Huyện Nam Đàn (Nghệ An) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 921/QĐ-TTg về việc công nhận huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Giao diện di động