Hà Nội: 9°C Hà Nội
Đà Nẵng: 17°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 21°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 16°C Thừa Thiên Huế

Chất “văn” ở một làng nghề

LNV - “Ngược sóng Hồng Hà/ Dựng phường Bạch Thổ/ Mở mang gạch ngói nghề xưa/ Theo đuổi bút nghiên nếp cũ/ Ơn Thành hoàng sáu vị chở che/ Đời dân chúng một vùng trù phú”. Tôi được nghe lời ca này trong một buổi sáng đầu xuân, khi cùng mấy người bạn đứng ở sân trước đình làng Bát Tràng. Dòng sông Hồng đoạn chảy ngang đây dường như thao thiết hơn.


Những “nghệ sĩ” làng gốm Bát Tràng đang miệt mài bên sản phẩm gốm. Ảnh:Linh Tâm

Làng khoa bảng

Vừa ngồi vào bàn nước bên trong đình làng, ông Trần Đức Thuận, Trưởng ban Khánh tiết đình Bát Tràng kiêm Trưởng ban Quản lý di tích làng Bát Tràng đã giới thiệu luôn: “Làng Bát Tràng chúng tôi không chỉ là một làng nghề nổi tiếng mà còn là một làng văn”. Rồi ông đưa ra dẫn chứng: Trong cuốn sách “Các làng khoa bảng Thăng Long - Hà Nội” (do Tiến sĩ Bùi Xuân Đính và Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức chủ biên, NXB Chính trị quốc gia xuất bản năm 2004) đã giới thiệu làng Bát Tràng với tư cách là một làng khoa bảng với 8 vị Tiến sĩ, hàng trăm Hương cống, Cử nhân, Sinh đồ và Tú tài. Như để chứng minh thêm, ông Thuận chỉ tay vào đôi câu đối được treo trang trọng trong đình làng: “Ngũ hành tứ khí chung anh kiệt/ Vạn trượng văn quang biểu cát tường”, có nghĩa “Khí trời tụ lại sinh nhiều người tài giỏi/ Tiếng thơm văn hiến sáng vạn trượng xa”.

Sách xưa cũng ghi lại: Các vị Tiến sĩ của làng Bát Tràng thuộc 6 dòng họ, họ Lê có nhiều người đỗ nhất (3 vị, trong đó có 2 vị là anh em ruột). Và trong 8 vị Tiến sĩ của làng có 2 người đỗ vào thời Mạc, 1 người đỗ vào thời Nguyễn, 6 người đỗ vào thời Lê - Trịnh; đặc biệt trong số đó có 1 Trạng nguyên.

Lý giải vì sao làng Bát Tràng vốn là một làng nghề có truyền thống liên tục hơn ngàn năm (làng Bát Tràng do 5 dòng họ vốn làm nghề gạch, gốm từ Bạch Bát - Ninh Tràng miệt Hoa Lư, Ninh Bình theo vua Lý Công Uẩn thiên đô về đây lập làng lập nghiệp từ mùa xuân năm 1010) lại có truyền thống khoa bảng, nhiều người đỗ đạt, ông Thuận cho biết thêm: “Làng Bát Tràng vốn thuộc xứ Kinh Bắc, kề cận kinh thành Thăng Long, nơi đây kinh tế phát triển, nhân tài nhiều, do vậy người Bát Tràng có điều kiện thuận lợi để cho con em học hành, phát tiển tài năng”. Lời giải thích đó khá chính xác, nhưng cái hay là ở chỗ người Bát Tràng đâu chỉ “mải mê” với làm ăn mà trong thâm tâm họ luôn coi trọng sự học cho con cái và coi đó là động lực để phát triển nghề làng.

Từ xưa, các vị chức sắc trong làng Bát Tràng đã đặt ra chế độ khuyến học tương đối thỏa đáng. Ví như mỗi khi làng tổ chức hội làng đều có 4 chiếu đặt nơi trang trọng nhất tại đình làng. Đó là nơi để các vị cao niên trong làng, các vị chức sắc trong làng được làng mời lên đó ngồi. Trong đó, “chiếu thứ hai” dành cho những người đỗ Tiến sĩ, nếu năm đó làng không có ai thi đỗ thì chiếu đó để trống.

Lại để chứng minh cho truyền thống khoa bảng, ông Thuận cùng ông Đoàn, Phó ban Đại diện nhân dân làng Bát Tràng, đã đưa tôi thăm Văn chỉ của làng ở ngay kế bên đình. Cả hai ông đều tự hào cho biết: Những làng có Văn chỉ ở nước ta không nhiều lắm!

Nếu như Văn Miếu là biểu tượng cho tinh thần hiếu học của dân tộc Việt Nam thì ở Đồng bằng Bắc Bộ, Văn từ hay Văn chỉ là một biểu tượng cho tinh thần hiếu học của làng quê. Được biết, làng nào muốn lập Văn chỉ thì phải có nhiều người đỗ đạt mà trước hết phải có người đỗ đại khoa từ tiến sĩ trở lên, nghĩa là phải có nhân vật và sự kiện để khắc vào bia đá lưu danh muôn thuở ở Văn chỉ.

Văn chỉ làng Bát Tràng có lẽ được xây dựng cũng khá lâu và hình thành từ dạo chính những người con của làng đã đỗ đạt. Dòng chữ được ghi trên cổng Văn chỉ “Ngưỡng di cao” là thể hiện lời nhắc nhở con em của làng phải luôn phấn đấu vươn cao hơn nữa trong học hành. Lại một minh chứng cho truyền thống hiếu học và thể hiện khát vọng học hành đỗ đạt của người dân làng nghề Bát Tràng. Điều đó chính là “nguồn cội” cho nghiệp nghề của làng phát triển, tồn tại và ngày một nâng tầm phù hợp với sự phát triển của kinh tế - xã hội trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa.

Sự kết hợp giữa văn hóa với nghề nghiệp

“Vậy thì theo hai ông, chất “văn” của người làng đã được thể hiện như thế nào vào nghề gốm?”. Tôi đặt câu hỏi ấy với ông Thuận và ông Đoàn, cả hai ông đều cười vui. Nhìn nụ cười vui ấy của hai ông, tôi hiểu câu hỏi của mình có vẻ “hơi thừa”, nhưng thực tình là tôi muốn hai ông nói rõ hơn về mối quan hệ giữa văn và nghiệp của người làng gốm.

Ông Thuận chợt ngân nga: “Anh về mua gạch Bát Tràng/ Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân”. Rồi ông lại nở một nụ cười vui nữa. Tôi biết câu ca dao này đã quá quen thuộc từ thuở xa xưa, nó không chỉ khái quát về chất lượng của gốm Bát Tràng mà còn cả tiếng thơm của vùng quê bên sông Hồng này nữa. Xưa nay, người đời hay ví những cô gái đẹp là những “nàng thơ” và cứ theo đó mà suy ra thì “nàng thơ” của người Bát Tràng chính là những sản phẩm từ đôi bàn tay của họ. Nói không ngoa thì gốm Bát Tràng là nàng thơ của trí tuệ và tài năng của người thợ làm gốm, những người thợ quê chân chất, bình dị ấy đã “thổi hồn” vào những viên đất, hòn đất tưởng như vô tri vô giác. Bằng nghị lực và cả bằng sự tài hoa, dĩ nhiên “tài hoa” ấy là sự đúc kết của chất “văn”, của chất “đời” của người làm nghề. Người thợ gốm làng Bát Tràng thực sự là những nghệ sĩ, bởi nếu như không có tâm hồn nghệ sĩ thì làm sao gạch Bát Tràng lại đi vào thơ ca: “Ước gì anh lấy được nàng/ Để anh mua gạch Bát Tràng về xây”.

Nghe theo lời của ông Thuận và ông Đoàn, những ngày sau đó tôi tha thẩn khắp làng Bát Tràng. Khi thì ngồi hàng giờ để xem người thợ cẩn thận đổ khuôn, lúc thì mải mê ngắm những cô thợ trẻ vẽ họa tiết cho những chiếc bình gốm, có lúc lại dạo bước ngắm nghĩa vô vàn những bình, những bát, những đĩa gốm Bát Tràng được bày bán khắp làng.

Từ lúc đặt chân lên đất làng gốm, tôi dường như bị ngợp trước khung cảnh những dãy phố cửa hàng cửa hiệu san sát, tủ kính sáng choang, đèn đuốc tưng bừng. Hầu như tất cả chỉ bày bán duy nhất một sản phẩm, đó là gốm của làng. Đôi lúc tôi thầm nghĩ, có lẽ trên trái đất này không có nơi nào mà sản phẩm sinh ra từ bàn tay khối óc người thợ lại được trưng bày nhiều đến thế. Mẫu mã đẹp, màu sắc tinh tế, chất lượng tuyệt vời và đặc biệt là số lượng. Sau nhiều biến cải, gốm Bát Tràng vẫn thể hiện một sức sống mãnh liệt, vẫn tồn tại và phát triển.

Dừng chân ở một cửa hàng, tôi bày tỏ ý định tìm mua đồ thờ cúng. Cô chủ tuổi ngoài bốn mươi, gương mặt hồn hậu, câu chào níu chân, đon đả giới thiệu về sản phẩm. Trong một không gian thoáng rộng, ánh đèn soi rọi những sản phẩm gốm như những “ánh mắt” nhìn tôi đầy gợi ý. Cuối cùng, tôi chọn mua được thứ mình cần, phải công nhận đẹp và đúng ý. Thấy tôi vui vui, cô chủ cửa hàng tên là Phạm Thị Hường khoe luôn: “Cụ cố nhà cháu tên là Phạm Văn Ẩm (họ Phạm là một trong 5 dòng họ khởi nghiệp ở Bát Tràng) hồi trước đã mang sản phẩm của mình đi dự trưng bày tại Nhà đấu xảo Hà Nội và được Toàn quyền Đông Dương phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân gốm sứ” đấy chú ạ. Đó là năm 1943”. Tôi hỏi thêm: “Thế cụ cố nhà mình có cho biết bí quyết để có sản phẩm đẹp là thế nào không?”. Cô Hường trả lời luôn: “Cụ có truyền lại là phải có tâm và phải có hồn chú ạ”.

Có tâm và có hồn, đó chính là nét văn hóa nghề nghiệp. Tâm chính là cái đức và hồn chính là chất văn, đó là bí quyết để người thợ sáng tạo nên những sản phẩm gốm “vạn người mê”. Đó là sự giao thoa, sự kết hợp giữa văn hóa với nghề cổ truyền. Người làm nghề nếu thiếu đi hai thứ đó thì sẽ không bao giờ có những sản phẩm đẹp và tốt.

Có thể nói: “Mỗi người thợ gốm Bát Tràng là một nghệ sĩ thực thụ”. Dĩ nhiên rồi, có thế thì làng nghề mới tồn tại và phát triển qua ngàn năm thăng trầm, biến cải. Tôi chợt nhận ra ý nghĩa sâu sắc của dòng đại tự trên bức hoành phi treo chính giữa đình Bát Tràng: “Thiên địa hợp kỳ đức”, có nghĩa là “Trời đất cùng hợp thành một đức”.

Nguyễn Trọng Văn

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bình Định: Làng nghề Bún – Bánh An Thái tất bật vào Tết

Bình Định: Làng nghề Bún – Bánh An Thái tất bật vào Tết

LNV - Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, hàng trăm cơ sở, hộ gia đình trong Làng nghề Bún – Bánh An Thái ở thôn An Thái, xã Nhơn Phúc, thị xã An Nhơn hối hả chạy đua với thời gian để có sản phẩm kịp phục vụ Tết.
Làng Nghề Nhôm Đúc Hải Vân – Nét Tinh Hoa Nghề Thủ Công Truyền Thống

Làng Nghề Nhôm Đúc Hải Vân – Nét Tinh Hoa Nghề Thủ Công Truyền Thống

LNV - Nằm tại xã Hải Nam, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, làng nghề nhôm đúc Hải Vân đã khẳng định vị thế của mình là một trong những trung tâm nhôm đúc mỹ nghệ nổi tiếng cả nước. Với bề dày lịch sử hơn 30 năm phát triển, làng nghề không chỉ đóng góp vào sự phát triển kinh tế địa phương mà còn lưu giữ tinh hoa văn hóa truyền thống qua từng sản phẩm.
Gốm đỏ Mang Thít - Hồn gốm miền sông nước

Gốm đỏ Mang Thít - Hồn gốm miền sông nước

LNV - Làng nghề gạch, gốm truyền thống Mang Thít là một di sản văn hóa độc đáo, nằm tại huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long, miền Tây Nam Bộ Việt Nam. Đây được coi là một trong những vùng sản xuất gạch và gốm lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long, nổi tiếng với những sản phẩm có chất lượng cao, mang đậm nét truyền thống.
Hoa đào Nhật Tân sắp bung nở sắc hồng đón Tết

Hoa đào Nhật Tân sắp bung nở sắc hồng đón Tết

LNV - Vượt qua trận lụt lớn do bão Yagi, vườn đào Nhật Tân (quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội) hiện đang sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Những gốc đào đang được chăm sóc kỹ lưỡng, chuẩn bị khoe sắc thắm trong dịp Tết.
Khô Cá Cơm Sông Đốc: Hương Vị Đậm Đà Từ Biển Cả

Khô Cá Cơm Sông Đốc: Hương Vị Đậm Đà Từ Biển Cả

LNV - Nghề làm khô cá cơm tại Sông Đốc, dù có lịch sử lâu đời nhưng chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Nhiều cơ sở sản xuất quy mô lớn với hàng trăm lao động và hệ thống cơ sở vật chất hiện đại đã được đầu tư. Mỗi năm, hàng ngàn tấn sản phẩm được cung ứng ra thị trường, mang lại doanh thu hàng trăm tỷ đồng, góp phần quan trọng vào nguồn ngân sách địa phương và tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi.
Lượng tiêu thụ tăng vọt, người trồng rau hối hả vào vụ Tết

Lượng tiêu thụ tăng vọt, người trồng rau hối hả vào vụ Tết

LNV - Giá rau vụ Tết tuy không nhỉnh hơn nhiều so với bình thường nhưng lượng tiêu thụ thường cao gấp 4 - 5 lần.

Tin khác

“Lụa nàng sen” và câu chuyện nghề dệt lụa tơ sen ở Mỹ Đức

“Lụa nàng sen” và câu chuyện nghề dệt lụa tơ sen ở Mỹ Đức

LNV - Tại cuộc thi Hoa hậu Quốc tế Miss International 2024 được tổ chức tại Nhật Bản ngày 12/11/2024, có sự tranh tài của hơn 70 người đẹp đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Các người đẹp lần lượt trải qua các phần thi: trang phục dân tộc, dạ hội, áo tắm và ứng xử. Người đẹp đại diện Việt Nam là Huỳnh Thị Thanh Thủy đã trình diễn bộ trang phục dân tộc “Lụa nàng sen” được làm bằng lụa tơ sen của nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận (xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội) và xuất sắc đoạt vương miện Hoa hậu Quốc tế 2024.
"Bàn tay vàng" Người thợ mộc

"Bàn tay vàng" Người thợ mộc

LNV - Người dân làng nghề sản xuất đồ mộc Vạn An, xã Sơn Đông, TX Sơn Tây, Hà Nội vô cùng phấn khởi khi đón nhận Bằng công nhận danh hiệu "Làng nghề Hà Nội". Một sự kiện ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực không mệt mỏi, vượt mọi khó khăn của người dân Vạn An, đóng góp tích cực vào quá trình xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh trên địa bàn thị xã.
Nghệ nhân đánh thức làng nghề Trạch Xá

Nghệ nhân đánh thức làng nghề Trạch Xá

LNV - Đàn ông Trạch Xá khéo may - Tay đo, tay thước suốt ngày chỉ kim. Quả thực, hiếm có làng quê nào như làng Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa - nơi hầu hết đàn ông trong làng đều làm nghề may áo.
Làng nghề nước mắm Nam Ô

Làng nghề nước mắm Nam Ô

LNV - Cứ mỗi dịp gần Tết, người dân làng nước mắm Nam Ô lại tất bật chuẩn bị đủ sản lượng nước mắm phục vụ cho khách hàng trong và ngoài thành phố đến mua làm quà biếu và tiêu dùng. Từ đầu ngõ, nghe thoang thoảng hương vị mắm đặc trưng, quyện trong không gian thân thuộc giữa làng chài cổ.
Nữ nghệ nhân giữ lửa nghề rối nước

Nữ nghệ nhân giữ lửa nghề rối nước

LNV - Nữ Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT) duy nhất của phường rối nước hơn 300 năm tuổi, bà Nguyễn Thị Thỏa (sinh năm 1965 ở thôn Đào Thục, xã Thục Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội) luôn giữ trong mình ngọn lửa đam mê với nghề và nỗ lực để bảo tồn, phát huy di sản văn hóa đặc sắc của quê hương.
Làng nghề bánh nổ Điền Trang

Làng nghề bánh nổ Điền Trang

LNV - Bánh nổ, món ăn dân dã chỉ có ở Quảng Ngãi này từ lâu đã thành đặc sản. Khi tiếng búa đóng vào chày vang khắp cả làng Điền Trang, xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa chính là chuông báo, Tết sắp đến.
Giữ gìn và phát triển nghề dệt truyền thống lâu đời Na Sang

Giữ gìn và phát triển nghề dệt truyền thống lâu đời Na Sang

LNV - Bản Na Sang, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên, (tỉnh Điện Biên) là nơi người dân tộc Lào sinh sống lâu đời. Từ xưa, người Lào quan niệm phụ nữ phải biết dệt vải, “biết dệt vải mới lấy được chồng!”. Bởi vậy nghề dệt vải truyền thống người Lào Na Sang được lưu giữ, truyền dạy và phát triển cho tới ngày nay.
Làng quất cảnh lớn nhất miền Trung vào vụ Tết

Làng quất cảnh lớn nhất miền Trung vào vụ Tết

LNV - Với truyền thống hơn 100 năm trồng quất cảnh, nông dân xã Cẩm Hà, TP Hội An đã chuẩn bị 71.000 chậu quất phục vụ Tết Ất Tỵ.
Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân - Ninh Bình

Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân - Ninh Bình

LNV - Nhiều năm trở lại đây, làng đá mỹ nghệ Ninh Vân, thuộc huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, đã ghi dấu ấn mạnh mẽ như một trong những làng nghề truyền thống có bước phát triển vượt bậc. Kế thừa những giá trị tinh hoa do cha ông để lại, các nghệ nhân chạm khắc đá nơi đây, qua bao thế hệ, không ngừng sáng tạo và hoàn thiện tay nghề. Chính nhờ sự đam mê và tài năng đó, họ đã tạo ra những tuyệt tác độc đáo, góp phần đưa thương hiệu nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân không chỉ vang danh trong nước mà còn vươn xa ra thế giới.
Bài viết đầy cảm xúc của Bộ trưởng Lê Minh Hoan về Làng nghề gốm Phù Lãng

Bài viết đầy cảm xúc của Bộ trưởng Lê Minh Hoan về Làng nghề gốm Phù Lãng

LNV - Hồn đất thăng hoa qua bàn tay người thợ
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình

Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình

LNV - Làng nghề bánh tráng Long Bình, ở khu phố Long Bình, thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân là một trong ba làng nghề truyền thống được UBND tỉnh Phú Yên hỗ trợ về vốn đầu tư, đào tạo nghề, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tạo điều kiện cho làng nghề được phục hồi và phát triển.
Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết

Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết

LNV - Những ngày này, làng nghề đèn lồng truyền thống Hội An (Quảng Nam) đang bước vào giai đoạn nhộn nhịp nhất trong năm. Nhiều cơ sở tất bật ngày đêm sản xuất những chiếc đèn lồng để phục vụ Tết Nguyên đán 2025.
Thách thức bảo tồn nghề nón Huế

Thách thức bảo tồn nghề nón Huế

LNV - Hai câu thơ: "Ai ra xứ Huế mộng mơ / Mua về chiếc nón bài thơ làm quà" của tác giả Nguyễn Khoa Điềm là một trong những câu thơ nổi bật trong thơ ca dân tộc, phản ánh một cách tinh tế về vẻ đẹp và bản sắc văn hóa của vùng đất Huế. Những từ ngữ giản dị nhưng đầy sức gợi, "xứ Huế mộng mơ" đã khắc họa được hình ảnh của một mảnh đất yên bình, thơ mộng, nơi có những giá trị văn hóa lâu đời, đặc biệt là những làng nghề truyền thống như nghề làm nón lá.
Kết nối nghề xưa với văn hóa truyền thống

Kết nối nghề xưa với văn hóa truyền thống

LNV - Làng nghề vùng Bắc Bộ từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong di sản văn hóa dân tộc Việt Nam, gắn liền với quá trình truyền nghề qua nhiều thế hệ. Những tinh hoa từ nghề xưa không chỉ là sản phẩm thủ công mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa truyền thống, góp phần quan trọng trong sự phát triển bền vững của các làng nghề trong thời đại ngày nay.
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên

Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên

LNV - Ngày 20/12/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Làng nghề Việt Nam – Cơ quan của Trung ương Hiệp Hội Làng nghề Việt Nam tổ chức kỉ niệm 13 năm Ngày xuất bản số báo đầu tiên (22/12/2011 – 22/12/2024). Tổng kết công tác năm 2024 – Triển khai công tác năm 2025.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Triển lãm 300 hình ảnh, hiện vật về “Đảng ta thật là vĩ đại” và “Hội Xuân Ất Tỵ 2025”

Triển lãm 300 hình ảnh, hiện vật về “Đảng ta thật là vĩ đại” và “Hội Xuân Ất Tỵ 2025”

LNV - Chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), mừng Xuân Ất Tỵ 2025, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức triển lãm “Đảng ta thật là vĩ đại” và “Hội Xuân Ất Tỵ 2025”.
Bình Định: Làng nghề Bún – Bánh An Thái tất bật vào Tết

Bình Định: Làng nghề Bún – Bánh An Thái tất bật vào Tết

LNV - Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, hàng trăm cơ sở, hộ gia đình trong Làng nghề Bún – Bánh An Thái ở thôn An Thái, xã Nhơn Phúc, thị xã An Nhơn hối hả chạy đua với thời gian để có sản phẩm kịp phục vụ Tết.
Cao Bằng: Trao thiết bị hỗ trợ làng nghề dệt thổ cẩm cho xóm Luống Nọi (Hà Quảng)

Cao Bằng: Trao thiết bị hỗ trợ làng nghề dệt thổ cẩm cho xóm Luống Nọi (Hà Quảng)

LNV -Vừa qua, Sở Công Thương tỉnh Hà Giang đã tổ chức lễ trao thiết bị hỗ trợ làng nghề dệt thổ cẩm cho xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng. Buổi lễ là một trong những nỗ lực nhằm bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Tày tại địa phương.
Ninh Thuận: Công nhận thêm 84 sản phẩm OCOP

Ninh Thuận: Công nhận thêm 84 sản phẩm OCOP

OVN - Mới đây, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành quyết định công nhận 84 sản phẩm của các chủ thể đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 đến 4 sao. Đây là kết quả từ chương trình đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2024, nhằm nâng cao chất lượng, giá trị và
Phú Yên: Chương trình OCOP làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn

Phú Yên: Chương trình OCOP làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn

OVN - Sau 5 năm triển khai thực hiện, Chương trình OCOP cho ra đời 377 sản phẩm OCOP chất lượng, uy tín, chinh phục được người tiêu dùng. Tỉnh Phú Yên xác định Chương trình OCOP là bước đi quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, làm đòn bẩy phát triển ki
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
Giao diện di động