Cần giữ gìn và bảo tồn tranh dân gian Đông Hồ
![]() |
Làng Đông Hồ thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh là làng nghề truyền thống lâu đời về tranh khắc gỗ dân gian |
Nét đặc sắc của tranh Đông Hồ chính là chất liệu làm tranh, được chế biến thủ công từ các nguyên liệu có sẵn trong thiên nhiên: giấy làm từ cây dó, màu đỏ từ gạch non, màu vàng từ hoa điệp vàng, màu đen từ lá tre đốt, màu trắng được nghiền từ vỏ sò, vỏ điệp… Trên cơ sở những màu sắc cơ bản ấy người Bắc Ninh đã tạo thêm nhiều màu sắc khác nhau từ việc trộn lẫn các màu. Để hoàn thành một tác phẩm, không kể khâu khắc tranh trên bản gỗ, có sẵn giấy và màu, người làm tranh phải rất công phu, cẩn thận trong từng giai đoạn: sơn hồ lên giấy, phơi giấy cho khô hồ, quết điệp rồi lại phơi giấy cho khô lớp điệp, khi in tranh phải in từng màu lần lượt, nếu có 5 màu thì 5 lần in, mỗi lần in là một lần phơi… Mọi giai đoạn đều thật công phu nên đòi hỏi người làm tranh luôn cẩn trọng, cầu kỳ, chú ý đến từng chi tiết nhỏ để có được một bức tranh đẹp.
Nghề làm tranh từng là một kế sinh nhai, thể hiện bản sắc văn hóa và tập quán xã hội của cộng đồng, được trao truyền từ đời này qua đời khác. Trước những khó khăn thách thức và biến động của nền kinh tế thị trường, để bảo vệ và phát huy nghề làm tranh Đông Hồ, thời gian qua, các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, những nhà quản lý, nghiên cứu và nghệ nhân đã chung sức đồng lòng, nỗ lực bằng nhiều giải pháp, trong đó nghiên cứu, đánh giá, phân tích thực trạng bảo tồn nhằm ngăn chặn tác động tiêu cực gây ảnh hưởng mai một dòng tranh; đưa tranh Đông Hồ đến gần hơn với công chúng với sự lồng ghép các yếu tố xưa và nay; sáng tạo mẫu mã sản phẩm mới đáp ứng thị hiếu thẩm mỹ cũng như nhu cầu thưởng thức của công chúng đương đại...
![]() |
Tranh dân gian Đông hồ phác hoạ lại đời sống hàng ngày của người dân Việt Nam |
Tuy nhiên, nghề làm tranh dân gian Đông Hồ vẫn đang đối mặt với những thách thức không nhỏ mà nổi bật là sự thu hẹp của thị trường tiêu thụ sản phẩm và nguy cơ mai một của thế hệ nghệ nhân cao tuổi. Đông Hồ xưa kia có 17 dòng họ cùng tham gia sản xuất tranh thì nay chỉ còn 3 dòng họ giữ được nghề của cha ông với khoảng 30 người trực tiếp tham gia vào hoạt động làm tranh. Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Thị Oanh (làng tranh Đông Hồ) cho biết, vì yêu và trân trọng nếp nghề của cha ông nên các nghệ nhân cố gắng gìn giữ chứ không nghĩ đến làm giàu được từ nghề. Muốn bảo tồn bền vững nghề thì điều quan trọng nhất là phải có thị trường đầu ra, tranh phải bán được, nghề làm tranh phải nuôi sống được nghệ nhân và gia đình...
Việc bảo vệ và phát triển nghề làm tranh dân gian Đông Hồ hiện nay là việc vô cùng cần thiết và cấp bách đối với các cơ quan quản lý, cộng đồng và nghệ nhân. Điều này không chỉ có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ, phục hồi một nghề thủ công truyền thống đặc sắc và phát huy một dòng tranh mang “hồn dân tộc” của người Việt, mà còn góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ kho tàng di sản của các cộng đồng dân tộc ở Việt Nam cũng như của nhân loại.
Tranh dân gian Đông Hồ chính là phương tiện để những người nông dân một nắng hai sương nhưng rất đỗi lạc quan yêu đời, miêu tả cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mình và cũng là phương thức để giao cảm với thần linh, thể hiện đời sống tín ngưỡng.
Muốn làm sống dậy, hồi sinh nghề làm tranh Đông Hồ trong đời sống đương đại là câu chuyện khó, không thể một sớm một chiều. Ngoài sự vào cuộc của Nhà nước, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, sự tâm huyết của nghệ nhân thì việc huy động các hoạt động xã hội hóa cũng là việc làm cần thiết để việc hồi sinh tranh dân gian thêm hiệu quả và bền vững. Trong đó, việc cần làm và nên làm hiện nay là gìn giữ, khơi lại truyền thống chơi tranh của người Việt, khuyến khích người Việt không chỉ chơi tranh hiện đại mà còn quay trở lại với thẩm mỹ dân gian truyền thống để làm phong phú thêm đời sống tinh thần.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Một số làng nghề truyền thống ở Hà Nội
09:26 | 01/06/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Độc đáo nghề làm hương trám đen làng Chóa
14:10 | 30/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề tủ thờ truyền thống hơn 100 tuổi
14:10 | 30/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá làng nghề Sơn Đồng nghìn năm tuổi
14:00 | 30/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Doanh nghiệp và hợp tác xã thúc đẩy sự phát triển của làng nghề
09:59 | 30/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát triển nghề nón lá truyền thống
16:18 | 26/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghề chạm bạc của người Nùng Hà Giang
09:57 | 26/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Cô gái trẻ đam mê với hát Then
09:57 | 26/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Ra mắt mô hình CLB Dệt thổ cẩm tại xã Axan
09:57 | 26/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Công nhận nghề làm bánh tráng Thuận Hưng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
14:49 | 22/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân đam mê sinh vật cảnh và sưu tầm cổ vật
10:50 | 19/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân bàn tay vàng tạo hình xếp mâm ngũ quả
11:53 | 18/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Đậm sâu gốm Kim Lan
11:52 | 18/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Có một nghề như thế…
11:45 | 18/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội gìn giữ, quảng bá nghề thủ công truyền thống
11:45 | 18/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Hầu Thanh Tĩnh: Người giữ lửa điệu múa Tắc Xình
15:35 | 16/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nâng cao ý thức sản xuất sạch để tạo lập các làng nghề "xanh"
15:39 | 15/05/2023 Môi trường

Nghị lực của cô gái một chân làm nghề điêu khắc gỗ
14:43 | 12/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Rối nước Đào Thục lưu giữ tinh hoa, hoà nhập quốc tế
14:42 | 12/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Mây tre đan Tăng Tiến đứng vững trên thị trường
14:32 | 12/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân cao tuổi truyền nghề cho con cháu
14:31 | 12/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân



Phụ nữ tích cực tham gia xử lý rơm rạ sau thu hoạch
15:29 Tin tức

Sắc vàng Tam Cốc-Tràng An: Cơ hội tiêu thụ sản phẩm OCOP Ninh Bình
11:34 OCOP

Nhiều sản phẩm OCOP tại Quảng Bình bị "hạ sao"
11:34 OCOP

Nghề dệt thổ cẩm của người M’nông là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
11:28 Văn hóa - Xã hội

Giải pháp nâng cao quản lý Nhà nước về làng nghề ở tỉnh Đồng Tháp
11:28 Nghiên cứu trao đổi










