Cần có sáng tạo đột phá cho sản phẩm Làng nghề
Làm gốm, chạm khắc gỗ, rèn, dệt lụa, thêu ren, làm đồ da, đan lát mây tre lá... có thể đại diện cho các nghề truyền thống có từ lâu đời của các làng nghề ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Nó được lữu giữ và phát triển qua nhiều thế hệ với hình thức “cha truyền con nối”, từ nỗ lực của Chính phủ cùng với các địa phương qua từng giai đoạn phát triển kinh tế chung của cả nước.
Các nghệ nhân và thợ thủ công phát triển nghề đã nỗ lực giữ nghề đến ngày nay với tư cách là công việc kinh doanh hoặc sở thích vì nghề của họ sẵn từ gia đình bởi thế hệ trước. Nhiều sản phẩm là tác phẩm độc đáo, có giá trị cao của các nghệ nhân được thương mại hoá và đã từng đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế địa phương.
Tuy nhiên, với sự phổ biến của sản phẩm làng nghề truyền thống và sự thay đổi của thị trường,thì nhu cầu của ngườitiêu dùng đỏi hỏi ngày càng cao về chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khi mua sắm hoặc tới tham quan tại làng nghề.
Trong bối cảnh này, nhiều người làm nghề, nhà sản xuất ở làng nghề và các địa phương có nghề phải đối mặt nhiều khó khăn và thách thức, trong đó 3 vấn đề liên quan tới nguồn lực là:
+ Nguồn lực để đổi mới sản phẩm;
+ Nguồn lực để phát triển kênh kinh doanh;
+ Nguồn lực cho tiếp thị và bán hàng.
Quan trọng hơn, các cơ sở sản xuất ở làng nghề thiếu các sáng kiến đột phá và cơ hội để hành động và đổi mới. Năng lực đầu tư còn hạn chế ở quy mô nhỏ, nó cản trở việc mua sắm đầu vào tốt hơn, như: nguyên liệu, thiết bị, duy trì và phát triển nguồn nhân lực có tay nghề và có đủ sức khoẻ để làm việc năng suất và lâu bền.
Thông qua các hoạt động khảo sát phục vụ nghiên cứu trong khoảng thời gian 5 năm gần đây, chúng tôi đã nhận được phản hồi từ khách hàng rằng “sản phẩm không hấp dẫn”. Đặc biệt là khách du lịch, khách tham quan các đợt hội chợ, họ cho biết “cách tiếp thị và bán hàng của các làng nghề chưa làm hài lòng người mua”.
Vậy, bằng cách nào để giúp các nghệ nhân, thợ thủ công biến nghề nghiệp đam mê của họ thành công việc kinh doanh thành công? Và liệu sản phẩm của họ có thể cạnh tranh thành công trên thị trường nếu không có các sáng kiến đột phá để bắt kịp xu hướng của thời đại mới?
Sản phẩm làng nghề cần làm mới
Sáng kiến đột phá cho sự đổi mới, hợp tác là tập trung cho việc khai thác hiệu quả nguồn nội lực, chuẩn bị năng lực để nắm bắt được các cơ hội tiếp cận nguồn lực bên ngoài.
Hoạt động cho sự hợp tác phát triển sản phẩm làng nghề cần được hành động dựa trên quan điểm về hợp tác địa phương. Cách tiếp cận là dựa vào cồng đồng nghệ nhân, hiệp hội của thợ thủ công và các trung tâm R&D để tiếp thị và mang các sản phẩm tới đúng nơi khách hàng có nhu cầu và để gia tăng giá trị của nghề truyền thống. Mối quan hệ đối tác được xây dựng sẽ giúp các nghệ nhân – doanh nhân tiếp cận được giải pháp thực tế từ nhà tư vấn để phát triển kế hoạch và kênh kinh doanh hiệu quả.
Cuối cùng, sản phẩm của làng nghề cần được bán trên thị trường dưới các thương hiệu làng nghề và địa phương hoặc tập thể như HTX thông qua các hoạt động hoặc các sự kiện hợp tác.
Các tài nguyên được tạo ra từ các hoạt động hợp tác địa phương cần được duy trì và luôn sẵn có vì lợi ích của các bên và cộng đồng. Người thụ hưởng là những nghệ nhân và thợ thủ công sẽ có động lực và sự quan tâm hơn sẽ trở thành những trụ cột vững chắc của mối quan hệ hợp tác địa phương, họ chính là những điều phối viên về lợi ích công bằng trong hợp tác. Bởi sự tồn tại của một tập thể hay tổ chức kinh tế đều phụ thuộc vào năng lực hợp tác của các thành viên. Sự hợp tác là tập hợp các hành động có mục đích được thực hiện cùng nhau bởi hai hoặc nhiều bên và yêu cầu chia sẻ tài nguyên công bằng.
Cần có sáng kiến đột phá
Một trong những mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là tìm kiếm các sáng kiến đột phá cho sự hợp tác phát triển làng nghề truyền thống, bằng cách làm cho sản phẩm thủ công của họ trở nên hấp dẫn hơn và để kinh doanh tốt hơn.
Đó cũng chính là cách giúp nhà nghề và làng nghề truyền thống xác định được mục tiêu, nhu cầu mua sắm của khách hàng và hiểu hơn về khả năng cạnh tranh của sản phẩm của họ trên thị trường. Từ đó, giúp họ phát triển tư duy đột phá và nắm bắt cơ hội để hiện thực hoá các sáng kiến bằng cách khai thác các nguồn lực bên ngoài.
Một trong những hoạt động của nghiên cứu là xây dựng nền tảng hợp tác phát triển sản phẩm địa phương và biến thách thức thực tế của họ thành cơ hội kinh doanh trong thời kỳ mới.
Từ kết quả nghiên cứu, một trung tâm khách hàng và cộng sự tại Hà Nội sẽ được hình thành, tạo cơ hội kết nối giao thương giữa cộng đồng nghệ nhân, thợ thủ công với đối tác và khách hàng của họ dựa trên kênh kinh doanh mới.
Một vườn trại sinh thái trong vùng cũng sẽ được phát triển và trở thành một địa chỉ tin cậy cho cộng đồng phát triển các sản phẩm địa phương. Tại đây, sẽ có các hoạt động hỗ trợ các bên tham gia để hiện thực hoá các sáng kiến của họ – biến sáng kiến thành sản phẩm hấp dẫn, có thể bán được ra thị trường.
Các bên sẽ được hưởng lợi hơn từ chuỗi cung ứng, biết cách phân biệt công việc sáng tạo với kinh doanh và biết cách để phát triển khách hàng mục tiêu, cách tạo dòng thu nhập và kinh doanh thành công.
Phản hồi từ nhóm tham gia sau đó sẽ tiếp tục được hình thành các dự án nhỏ. Đây cũng là giải pháp cấp thiết trong bối cảnh hạn chế về nguồn lực, cơ hội và chuyên môn. Trên thực tế, còn nhiều nghệ nhân, thợ thủ công tạo ra những sản phẩm - tác phẩm tinh xảo và họ thường nghĩ rằng họ đang kinh doanh, nhưng rất khó để đi tới đích thành công.
Trong phạm vi của hội nghị này, chúng tôi đề xuất và mong có sự hợp tác từ các làng nghề và cộng đồng nghệ nhân ở các địa phương. Sự hợp tác này được cụ thể hoá thành các dự án nhỏ, trước hết là dự án ưu tiên “Làng thủ công năng động”. Một nguyên mẫu được chạy thử là bộ sưu tập ảnh về các sản phẩm được làm mới để giới thiệu và bán tại trung tâm khách hàng, cùng kênh bán hàng trực tuyến với tài nguyên được khai thác miễn phí.
Nền tảng này sẽ hợp nhất (cho điểm khởi động trong khuôn khổ dự án) là 100 nghệ nhân và thợ lành nghề, không giới hạn địa lý hành chính để nhằm đến số lượng lớn hơn trong tương lai. Các bên quan tâm sẽ có thể thảo luận chi tiết về việc bán hàng, xây dựng blog của riêng và tổ chức các sự kiện khách hàng của mình.
Dự án “Làng thủ công năng động” sẽ là một nguyên mẫu về cách hợp tác phát triển sản phẩm làng nghề có thể mở rộng. Một nền tảng không chỉ thúc đẩy phát triển các hạt giống doanh nghiệp cá nhân trong các làng nghề, mà còn là một động lực có giá trị để phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Họ là những hạt nhân có giá trị đóng góp vào việc thực hiện Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2030 của Chính phủ và công cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
Nguyễn Thị Hương, Giám đốc
Trung tâm Khoa học và Công nghệ Phát triển làng nghề
Tin liên quan
Tin mới hơn

Cuốn sách "Phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc " của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
09:27 | 01/12/2023 Nghiên cứu trao đổi

Bình Dương: Kỳ vọng có thêm sản phẩm OCOP thủ công mỹ nghệ
10:00 | 29/11/2023 Nghiên cứu trao đổi

Tìm hiểu về phòng, chống tham nhũng và đức thanh liêm của người xưa
08:57 | 24/11/2023 Nghiên cứu trao đổi

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ V
14:25 | 16/11/2023 Nghiên cứu trao đổi

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nội “Hội tụ - kết tinh - lan tỏa”
14:24 | 16/11/2023 Nghiên cứu trao đổi

Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn
10:22 | 09/11/2023 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác

Kết nối văn hoá biển Quảng Ninh - Hải Phòng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
09:58 | 13/10/2023 Nghiên cứu trao đổi

Hải Phòng xây dựng thành phố theo hướng hiện đại, văn minh
09:58 | 13/10/2023 Nghiên cứu trao đổi

Những bài học kinh nghiệm qua 18 năm hoạt động của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam
15:41 | 05/10/2023 Nghiên cứu trao đổi

Làng nghề Việt Nam - Sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng hướng tới phát triển bền vững
09:00 | 22/09/2023 Nghiên cứu trao đổi

Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ
11:22 | 13/09/2023 Nghiên cứu trao đổi

Nghệ nhân giữ gìn “hồn cốt” của một làng nghề
15:53 | 08/09/2023 Nghiên cứu trao đổi

Vai trò của tiết kiệm năng lượng, sản xuất sạch hơn và sử dụng năng lượng thay thế để giảm chi phí sản xuất, cái thiện môi trường làng nghề
08:10 | 17/08/2023 Nghiên cứu trao đổi

Vấn đề tiết kiệm năng lượng tại các làng nghề
08:00 | 17/08/2023 Nghiên cứu trao đổi

Thực trạng mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ hiện nay
14:20 | 10/08/2023 Nghiên cứu trao đổi

Các doanh nghiệp, cở sở sản xuất Làng nghề: Ứng dụng công nghệ thông tin - Giành nhiều lợi thế trên thị trường
09:39 | 08/08/2023 Nghiên cứu trao đổi

Xây dựng thương hiệu OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm truyền thống
08:00 | 06/08/2023 OCOP

Nên lấy ngày 20 tháng 2 hằng năm là “Ngày Làng nghề Việt Nam”
15:57 | 04/08/2023 Nghiên cứu trao đổi

Định hướng phát triển ngành hàng thủ công mỹ nghệ trong giai đoạn hiện nay
10:51 | 20/07/2023 Nghiên cứu trao đổi

Tạo mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
10:47 | 20/07/2023 Nghiên cứu trao đổi

Trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí
09:09 | 14/07/2023 Nghiên cứu trao đổi



Vinamilk và câu chuyện đằng sau việc thay đổi nhận diện thương hiệu
13:37 Tin tức

Thừa Thiên Huế: Phát huy nội lực, đánh thức tiềm năng du lịch làng nghề
12:00 Du lịch làng nghề

Festival quốc tế ngành lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang
11:28 Tin tức

Cần một cách tiếp cận đa chiều đối với quy hoạch phát triển thủ đô Hà Nội
11:27 Tin tức

Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho Doanh nghiệp nghệ nhân làng nghề
11:27 Tin tức










