Cà Mau: Nghề làm bánh phồng tôm ở Ngọc Hiển
Làng nghề bánh phồng tôm Đất Mũi hiện có hơn 10 hộ sản xuất theo phương pháp truyền thống, tập trung chủ yếu ở xã Tân Ân Tây, Tam Giang Tây và thị trấn Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau). Thời gian hoạt động quanh năm nhưng cao điểm bắt đầu từ tháng 9 đến hết tháng 12 âm lịch, nhằm phục vụ người tiêu dùng trong dịp Tết. Sản lượng trung bình hàng năm từ 10 – 15 tấn bánh thành phẩm cung cấp cho khắp các thị trường các tỉnh thành phía Bắc, Tây Nam bộ và Thành phố Hồ Chí Minh, tạo việc làm ổn định cho hàng chục lao động địa phương.
Điều đặc biệt làm nên thương hiệu và đưa bánh phồng tôm Ngọc Hiển bay xa là do bánh ở đây có hương vị đặc biệt, khó lẫn với các loại bánh ở nơi khác. Với loại bánh phồng tôm thông thường thì có khoảng 20 - 40% tôm nhưng với bánh phồng tôm ở Ngọc Hiển có khoảng 60 đến 70% tôm nên ngon hơn và vì ngon nên rất đắc hàng.
Bánh phồng tôm Mũi Cà Mau đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) chứng nhận là nhãn hiệu tập thể.
Nguyên liệu chủ yếu để chế biến bánh phồng tôm là tôm đất còn tươi sống. Theo kinh nghiệm của những người trong nghề, muốn có bánh phồng tôm thơm ngon, phải chọn tôm đất còn tươi sống, tôm càng nhiều thì hương vị bánh càng thơm ngon, đậm đà.
Và để làm ra được chiếc bánh ngon phải trải qua một quá trình khá công phu, chứa đựng đầy gian khổ và tâm huyết của người thợ. Đầu tiên, tôm tươi phải được làm sạch, xay nhuyễn rồi trộn đều với bột, trong đó phải đảm bảo nhồi bột từ 15 phút trở lên để bột và tôm quyện vào nhau. Khi bột đã mịn, người thợ tiếp tục cho thêm gia vị với tỷ lệ thích hợp, sau đó tráng bánh. Lúc bánh vừa chín sẽ được đưa lên giàn đứng để phơi. Bánh được phơi trên giàn đứng khoảng 3 tiếng đủ nắng thì sẽ được đem vào cắt nhỏ thành từng miếng, kích thước khoảng 3x6 cm. Sau đó tiếp tục được đem ra phơi ngoài giàn trong thời gian 1 nắng (1 ngày đủ nắng) để bánh khô hẳn.
Có thể nói, bánh phồng tôm phải được phơi đủ nắng mới bảo quản được lâu. Khi chiên bánh phồng to, trông giòn và xốp với hương thơm lừng. Hiện nay, một số hộ dân đã tự sáng chế ra máy ép bánh để thay thế hình thức sản xuất thủ công trước đây, giúp tăng năng suất và tiết kiệm sức lao động. Bên cạnh đó, việc cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm và đảm bảo an toàn vệ sinh trong quá trình sản xuất nên bánh phồng tôm Ngọc Hiển từng bước khẳng định thương hiệu đối với người tiêu dùng, góp phần nâng cao vị thế và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Đặc biệt, hiện nay Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã chứng nhận “Bánh phồng tôm Mũi Cà Mau” là nhãn hiệu tập thể. Đây chính là điều kiện thuận lợi để bánh phồng tôm Ngọc Hiển phát triển, bay cao, vươn xa đến người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Theo chính sách phát triển tại địa phương, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã kêu gọi các chủ cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện Ngọc Hiển chú trọng nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm; thành lập tổ hợp tác để liên kết sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; mở rộng quy mô và nâng cao công suất chế biến nhằm khai thác tối đa thế mạnh, hiệu quả sản phẩm đặc trưng vùng rừng, vùng biển. Bên cạnh đó, địa phương chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá thương hiệu sản phẩm “Bánh phồng tôm Mũi Cà Mau” phát triển bền vững.
Bài và ảnh: NQ
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng
09:04 | 14/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề chuối khô Cà Mau
09:00 | 14/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

An Giang: Sức sống mới ở làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer
09:57 | 13/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hải Dương: Đưa bánh đa Lộ Cương vươn xa
09:49 | 13/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ An: Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái
09:45 | 13/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Làng nghề truyền thống đan đát Trung Chánh mang sắc thái, hình dáng đặc trưng riêng
08:52 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Lễ hội Đình Hậu: Sắc màu truyền thống và tinh hoa Cốm Làng Vòng
08:51 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Vĩnh Phúc: Phát triển và bảo tồn các làng nghề truyền thống: Thực trạng và giải pháp
08:50 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hải Phòng: Phát huy bản sắc, giá trị làng nghề
08:49 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề đan lát ở Vĩnh Long
13:43 | 07/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Điện Biên: Giữ lửa cho nghề rèn của người Mông
09:56 | 07/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cà Mau: Những người tâm huyết giữ nghề truyền thống lờ, lọp
09:55 | 07/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Đòn bẩy” để Hà Nội bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề
09:55 | 07/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm ngói Âm Dương ở Lũng Rì
10:00 | 06/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Trù phú làng nghề
14:36 | 05/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Làng nghề đan đát Phú Hiệp tạo ra sản phẩm mang bản sắc văn hóa
08:29 | 04/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bắc Ninh: Các cơ sở sản xuất giấy ở làng nghề Phong Khê dừng hoạt động
11:39 | 01/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thái Bình: Đưa nghề dệt đũi vươn xa
11:39 | 01/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng hương Cao Thôn
11:38 | 01/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đồng Tháp: Lai Vung bảo tồn, phát triển nghề truyền thống
11:24 | 28/02/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Nghệ nhân Thanh Đa đam mê hát dân ca, bài chòi
11:24 | 28/02/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng
09:04 Làng nghề, nghệ nhân

Chuỗi hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Hoa Ban 2025
09:01 Văn hóa - Xã hội

Làng nghề chuối khô Cà Mau
09:00 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Bình Định phải đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá
09:00 Tin tức

Lễ hội đền Hai Bà Trưng: Bảo tồn, gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc
08:59 Văn hóa - Xã hội









