Bình Dương: Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp gắn với du lịch địa phương
Sản phẩm từ làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp
Vào giữa thế kỷ XVIII, thời điểm những người thợ sơn mài miền Trung di cư về Nam lập nghiệp, họ đã mang theo “hành trang” là công việc tạo hình nghệ thuật truyền thống, phổ biến rộng rãi cho người dân xứ Nam Kỳ lục tỉnh. Từ đó, dần dần hình thành nhiều làng nghề sơn mài nổi tiếng, phân bố chủ yếu ở vùng Đồng Nai, Gia Định. Đặc biệt phải kể đến làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp. Đây là làng nghề hội tụ đầy đủ 3 loại hình sơn mài truyền thống (trang trí, ứng dụng, nghệ thuật), được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Thuở ban đầu, như bao làng nghề tự phát với quy mô manh mún, nhỏ lẻ, nghề làm sơn mài Tương Bình Hiệp chỉ thu hút một số bà con tham gia chế tác sơn son, sơn then và thếp vàng. Qua thời gian, tay nghề những người thợ ngày càng điêu luyện, công việc làm sơn mài cũng dần thu hút sự quan tâm, chú ý từ những hộ dân trên địa bàn. Vì thế, nghề làm sơn mài Tương Bình Hiệp nhanh chóng phát triển, trở nên nổi tiếng và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Từ đây, không ít nghệ nhân tài hoa đã bước ra từ cái nôi nuôi dưỡng của nghề, đem tài năng phục vụ ngành mỹ thuật nước nhà, đơn cử như nghệ nhân Ngô Từ Sâm, Thái Văn Ngôn, Trần Văn Nam, Trương Văn Cang,… càng không thiếu thầy thợ tâm huyết (Nguyễn Văn Yến, Nguyễn Văn Tuyền, Châu Văn Trí) đang đảm nhận công việc “truyền lửa” tại Trường Mỹ nghệ thực hành Thủ Dầu Một. Các sản phẩm sơn mài cũng trở nên đa dạng, phong phú hơn, đáp ứng nhu cầu thưởng thức ngày càng cao từ thị trường tiêu thụ.
Nghệ nhân ưu tú Lê Bá Linh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Sơn mài, Điêu khắc Bình Dương kể lại, ngày trước, đi đâu cũng thấy người dân Tương Bình Hiệp hăng say theo nghề. Danh tiếng làng nghề vang xa đến nổi không chỉ ghi dấu với người tiêu dùng khắp cả nước mà còn giúp nhiều gia đình thoát nghèo, vươn lên cải thiện đời sống.
Nghệ nhân đang chế tác tranh
Thế nhưng, tầm 10 năm trở lại đây, làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp lại đang đối mặt nhiều cam go, thách thức. Hiện nay, địa phương chỉ còn vài chục hộ dân, cơ sở hoạt động theo nghề. Người làm sơn mài ít dần khiến đầu ra sản phẩm ngày càng không đảm bảo. Trong đó, chỉ có 9 doanh nghiệp và 27 cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ. Nhận thấy xu hướng kích cầu tiêu thụ sản phẩm làng nghề gắn với hoạt động thu hút, quảng bá du lịch đang là mục tiêu nhiều địa phương chú trọng đẩy mạnh, từ năm 2020 đến nay, đề án bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài kết hợp du lịch đã được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt. Qua đó, với tổng kinh phí 219 tỷ đồng, chính quyền thành phố Thủ Dầu Một mong muốn tận dụng lợi thế tài nguyên thiên nhiên sẵn có, đẩy mạnh phát triển du lịch làng nghề Tương Bình Hiệp. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn bộc lộ nhiều hạn chế và đơn điệu về cách thức triển khai.
Cụ thể, theo Nghệ nhân Lê Bá Linh, mặc dù hoạt động lữ hành là hình thức kết nối hữu hiệu giúp thu hút khách hàng đến làng nghề, song việc bảo tồn phát triển du lịch cần hướng đi và chính sách thực hiện nhất quán. Địa phương vẫn chưa nhiều cơ sở đủ điều kiện cung cấp song song giữa sản xuất kinh doanh và du lịch khám phá. Trong đó, Công ty TNHH MTV Sơn mài Mỹ nghệ Tư Bốn đang là cơ sở tổ chức hiệu quả làng nghề kết hợp hoạt động du lịch ở địa phương.
Đồng tình với quan điểm trên, Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan (hiện công tác tại Bảo tàng tỉnh Bình Dương) nhận định, dự án phát triển du lịch làng nghề Tương Bình Hiệp là kế hoạch phát triển trọng tâm của tỉnh. Do đó, các đơn vị sản xuất kinh doanh, Hiệp hội sơn mài - điêu khắc cần xác định phương hướng phát triển cụ thể, tránh tình trạng triển khai thiếu quy hoạch, mạnh ai nấy làm. Nếu muốn tham gia hoạt động du lịch làng nghề, cơ sở cần thay đổi tư duy cũ. Bởi vì nếu chỉ tập trung một công đoạn sản xuất, kinh doanh hoặc phân phối nhất định,… cơ sở khó có thể tổ chức tốt hoạt động quảng bá du lịch, xây dựng câu chuyện xung quanh sản phẩm.
Trước tính cấp bách của việc bảo tồn và phát triển nghề làm sơn mài, ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương nhấn mạnh, thành phố Thủ Dầu Một cần triển khai kế hoạch phù hợp; công trình phải có sự đầu tư kỹ lương, tổng thể hài hòa; đồng thời nhanh chóng rút ngắn thời gian hoàn thiện dự án.
Bài và ảnh Huỳnh Kha
Tin liên quan
Tin mới hơn

Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ
09:33 | 04/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh
14:55 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề nuôi cá triệu đô
14:55 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về Ninh Thuận ghé thăm làng gốm cổ nhất Đông Nam Á
14:55 | 03/04/2025 Du lịch làng nghề

Lung linh sắc màu bánh truyền thống “Xứ Nẫu”
14:45 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Yên Thái - Bảo tồn và phục dựng nghề làm giấy dó
19:53 | 02/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống
11:34 | 02/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Túc - Làng nghề truyền thống đan lát cỏ tế ở Hà Nội
16:00 | 01/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Yên Bái đẩy mạnh phát triển làng nghề gắn với bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường
15:14 | 01/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng đá dưới chân Ngũ Hành Sơn
15:13 | 01/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đặng Hồng Khánh và hành trình hồi sinh chữ Nôm Dao
08:27 | 31/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Rèn Phúc Sen - Giữ gìn giá trị xây dựng thương hiệu
22:37 | 30/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Mãn nhãn với sản phẩm nghệ thuật làm từ vỏ ốc, sò biển
11:29 | 27/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội sẽ tổ chức Festival bảo tồn và phát triển làng nghề quốc tế
11:28 | 27/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng gốm Thanh Hà
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lâm Đồng: Bảo tồn và phát triển Làng nghề thổ cẩm K’Long
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chương trình OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề
10:01 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giỗ Tổ ngành tóc Việt Nam 2025: Tri ân tiền nhân, gắn kết cộng đồng
10:01 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc
18:10 | 20/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
09:35 Tin tức

Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ
09:33 Làng nghề, nghệ nhân

Sức sống ở làng nghề Yên Bái
09:31 Nghiên cứu trao đổi

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh
14:55 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề nuôi cá triệu đô
14:55 Làng nghề, nghệ nhân